Ngôi nhà đắt nhất ở 15 quốc gia trông như thế nào?
Dưới đây là những căn biệt thự đắt đỏ nhất ở 15 quốc gia tại các châu lục. Chỉ cần ngắm chúng thôi là bạn đã bị “đánh gục” rồi.
Nam Phi. Ngôi biệt thự đắt đỏ này dành cho những người yêu thích siêu xe. Do đó nó rất rộng với nhà để xe có thể chứa 14 chiếc xe và sân bóng, sân vườn rộng rãi. Ngoài ra, cơ sở thiết bị hiện đại nào cũng có: Từ rạp chiếu phim, phòng tập, phòng khiêu vũ… Nó có giá 35 triệu đô.
Bahamas. 45 triệu đô cho một biệt thự nằm trên đảo Harbour. Biệt thự này có thể đi bộ đến 2 bãi biển xinh đẹp. Nó có 10 phòng ngủ và đầy đủ tất cả tiện nghi cho một biệt thự hạng sang. Nó được gọi là thiên đường nhiệt đới.
Philippin. Căn biệt thự cao cấp nguy nga này được bán với giá 29,6 triệu đo. Nó nằm ở khu phố cao cấp Makati và có 10 phòng ngủ. Kiến trúc hoàn toàn theo lối truyền thống hoàng gia.
Ma Rốc. Cung điện 24 phòng ngủ hết sức xa hoa này có giá cao ngất ngưởng 77,5 triệu đô. Biệt thự có kiến trúc đặc trưng của vùng này với hành lang chạm trổ, sàn nhà khảm đá công phu. Quả là một nơi quá xa hoa để hưởng lạc.
Hoa Kỳ. Biệt thự Playboy ở đất nước nổi tiếng này được rao bán với giá tận 200 triệu đô. Biệt thự nổi tiếng đã từng xuất hiện trong nhiều bộ phim này có 12 phòng ngủ rộng rãi và kiến trúc thì xa hoa chưa từng thấy.
Nga. Ngay ở ngoại ô Moscow, căn nhà này được bán với giá 80 triệu đô. Nó có phong cách hoàng gia với nội thất xa hoa, bể bơi trong nhà, hồ nước rộng ngoài trời và khu vườn rợp bóng cây xanh.
Video đang HOT
Ấn Độ. Biệt thự ở New Delhi được bán với giá 38 triệu đô với 5 phòng ngủ và một khu vườn tốt tươi.
Hy Lạp. Căn biệt thự tại thị trấn Legrena có giá 23 triệu đô. Biệt thự có 13 phòng ngủ, chỉ cần bước vài bước nữa là ra rặng đá khổng lồ ven biển.
Trung Quốc. Căn biệt thự phong cách truyền thống ở Bắc Kinh này có giá 91 triệu đô. Căn nhà có 5 phòng ngủ, có căn uống trà thưởng nguyệt và sân rộng.
Pháp. Bạn sẽ được sống trong giấc mơ với biệt thự Versailles có giá 103 triệu đô nằm bên bờ biển Cannes. Biệt thự này có 17 phòng ngủ, hồ bơi trong nhà và ngoài trời, sân quần vượt, đài phun nước khổng lồ.
Brazil. São Paolo là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi biệt thự 4 phòng ngủ này có giá đến 20 triệu đô. Nó rộng gần 20.000 m2.
Canada. Với 30,4 triệu đô, đây là một trong những biệt thự mộng mơ nhất của Vancouver. Nó có thể nhìn được toàn cảnh đại dương và được bao quanh bởi cây bá hương cổ thụ.
Barbados. Biệt thự 35 triệu đô có tên St James được thiết kế theo phong cách cổ điển. Nó ấn tượng với 8 phòng ngủ và có thiết kế sân vườn tuyệt đẹp.
Đức. Lâu đài lịch sử Frankfurt có giá 19,5 triệu đô. Nó đã được cải tạo một lần năm 1900 nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng. Tòa lâu đài có sàn gỗ và lát đá hoa cương. Tất cả công nghệ giải trí hiện đại như phòng xem phim hay bi-a đều có tại lâu đài cổ này.
Argentina. Biệt thự 11 phòng ngủ Tây Ban Nha này theo phong cách thuộc địa cũ có giá 10 triệu đô. Nó rộng hơn 1600m2 gồm có đầy đủ cơ sở thiết bị như sân tennis, hồ bơi và thậm chí cả sân golf 9 lỗ, chưa kể đến đất vườn.
Úc. Với 21 triệu đô, biệt thự tư nhân nằm bên bờ sông này thuộc vùng nông thôn Perth. Nó có 5 phòng ngủ và 1 tầng lầu riêng dành để giải trí.
Theo_Kiến Thức
Dân ở chung cư cũ: Đi không yên, ở không xong1
Qua báo cáo của Sở Xây dựng TP.Hà Nội về các chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn, UBND Thành phố đã đồng ý với phương án di chuyển các hộ dân trong các tòa nhà nguy hiểm để sửa chữa, xây dựng. Chủ trương này đã khiến cho rất nhiều cư dân sinh sống ở các tòa chung cư cũ có trong diện di dời tỏ ra lo lắng, bất an.
Sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà G6A Thành Công ngày càng xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
Vẫn "nan giải" bài toán di dời chung cư cũ
Bà Nguyễn Trúc Loan (cư dân tòa nhà G6A Thành Công) tỏ ra lo lắng trước chủ trương di dời tòa nhà này.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm của mình. Ông Tuy cho biết, hiện tại trên địa bàn dân cư số 12 chưa tổ chức họp dân để thông báo chủ trương di dời các nhà chung cư nguy hiểm mức độ D nên cũng chưa nắm rõ được tất cả ý kiến của bà con nhân dân trong địa bàn.
Theo quan điểm của vị trưởng ban công tác mặt trận này, với những chủ trương lớn của Thành phố thì người dân luôn ủng hộ. "Việc di dời các hộ dân nằm trong các đơn nguyên được thành phố thông báo nằm ở mức độ nguy hiểm D, đây là chủ trương của thành phố để đảm bảo an toàn cho dân, cái này tôi nghĩ là người dân phải chấp hành và ủng hộ", ông Tuy nói.
Người dân hoang mang, lo lắng
Tuy nhiên, cũng tâm trạng băn khoăn như các hộ dân đang sinh sống tại tòa nhà G6A, ông Tuy bày tỏ lo lắng: "Vấn đề sau khi di dời là giải quyết cho bà con đi tạm cư như thế nào? Tạm cư ở đâu và thời gian tạm cư là bao lâu? Sau đó lại tái định cư về nơi cũ hay thế nào thì phải có sự cam kết về thời gian rõ ràng".
Ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội trao đổi với PV.
Lý giải cho lo lắng của mình cũng như nhiều cư dân trong diện di dời, ông Tuy dân chứng một trường hợp cụ thể: "Ví dụ như nhà C1 Thành Công dỡ từ năm 2008, đến tận đầu 2016 mới khởi công xây dựng, thế thì hàng chục năm bà con đi tạm cư ở nơi khác làm sao người ta chịu đựng được, Con cháu học hành ổn định, điều kiện sống ổn định, nếu bây giờ đi tạm cư ở nơi xa mà không biết thời gian nào trở về tái định cư thì bà con rất hoang mang".
Theo ông Tuy, nhiều người đang sinh sống tại tòa nhà G6A có thể sẽ không muốn di dời. "Nói chung là đại đa số nhân dân người ta cũng muốn ăn ở yên ở đây. Người ta đã gắn bó ở đây bao nhiêu năm rồi, từ năm 1981, 1982 đến nay. Cái nhà lún nứt cách đây 30 năm đến giờ, mọi người ở đây quý mến, yêu thương nhau và cuộc sống rất bình thường, ổn định. Ở đây ai cũng muốn ở lại, con cháu đi học gần gũi, vị trí tòa nhà thì gần chợ, cũng là một điểm trung tâm, bà con cùng công tác ở ngân hàng trung ương quen biết nhau. Trong trường hợp phải di dời thì bà con nhân dân muốn nhà nước, chủ đầu tư phải có cam kết là tạm cư trong thời hạn nào đấy thôi ví dụ 3 năm, 2 năm hay 4 tháng, xây xong nhà thì phải tái định cư về đây chứ người dân không muốn tái định cư ở một chỗ khác xa hơn", ông Tuy tâm sự.
Được biết, tại tòa nhà G6A có 3 đơn nguyên thì đơn nguyên 1 và 2 thuộc vào mức độ nguy hiểm D và thuộc diện di dời. Tại hai đơn nguyên này có 49 hộ dân sinh sống ổn định từ khoảng 30 năm nay.
Trong công văn hỏa tốc gửi Sở Xây Dựng, Văn phòng UBND Thành phố, UBND quận Ba Đình ngày 16.2, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng về việc tổ chức di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú tại các Nhà chung cư nguy hiểm mức độ D. UBND.TP Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị khảo sát, lập phương án và xây dựng kế hoạch hỗ trợ, di chuyển giữa các hộ gia đình tại các nhà nguy hiểm. Cụ thể, theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tòa nhà G6A Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) và nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) thuộc vào mức độ nguy hiểm D (D là mức nguy hiểm nhất). Theo đó, những cư dân sống trong các tòa nhà này sẽ được di dời để UBND TP.Hà Nội tiến hành sửa chữa hoặc xây mới các tòa nhà trên. Hiện tại, trước thông tin này, những cư dân đang sinh sống trong các tòa nhà này tỏ ra khá hoang mang.
Theo_Dân việt
Công bố Trang mạng xã hội Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia chính thức công bố Trang mạng xã hội mang tên "Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia". Thông tin từ ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Sau hơn một năm thí điểm hoạt động và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp...