Ngôi nhà của “miền ký ức” được xây dựng từ lòng hiếu thảo của con trai dành cho bố mẹ ở Long Biên, Hà Nội
Ngôi nhà phố được xây dựng trên diện tích đất 75m, nơi có thể bố trí đầy đủ các không gian chức năng cùng khoảng lùi hợp lý để mọi góc nhỏ đều trở nên tinh tế, bình yên.
Nhà phố là loại hình nhà ở rất đặc biệt và phổ biến ở Việt Nam. Kiểu nhà này đa phần có dạng hình chữ nhật, chiều ngang nhỏ hơn chiều dài rất nhiều. Thông thường nhà phố hiện nay được xây dựng tối đa hóa diện tích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của chủ nhà, dẫn đến hình thái kiến trúc và nội thất ít được quan tâm hơn so với công năng sử dụng.
Với mong muốn lưu giữ lại những kỷ vật từ thời cha ông để lại, đi kèm nét hoài cổ nhưng vẫn đảm bảo được công năng sử dụng phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình hiện nay, kiến trúc sư Đặng Hữu Hải đã quyết định thiết kế căn nhà theo phong cách kiến trúc Indochina (phong cách kiến trúc Đông Dương).
Dù đã đi vào sử dụng ổn định được hơn 2 năm nhưng căn nhà đã mang lại cho vợ chồng anh cùng bố mẹ không gian sống nhẹ nhàng, thân thiện và gần gũi với môi trường.
Căn nhà tọa lạc trên phố Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
Ngôi nhà với 4 tầng được xây dựng trên mảnh đất 75m2. Không gian có khoảng lùi cần thiết trước khi bước vào nhà.
Anh Hữu Hải chia sẻ: “Mình sinh ra và lớn lên trong gia đình yêu nghệ thuật, yêu nét đẹp của kiến trúc xưa nên cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và quan điểm thẩm mỹ. Ngôi nhà trước đây đôi khi quá trình vận hành có nhiều cái bất hợp lý. Từ đó, dựa trên công năng yêu cầu của bố mẹ, mình đã tạo nên căn nhà mới phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ”.
Trong quá trình lên ý tưởng thiết kế, anh Hải cũng gặp nhiều khó khăn do bố mẹ có quan điểm cũ, đồng thời bố mẹ không hình dung được căn nhà sau hoàn thiện sẽ như thế nào. Ông bà lại càng lo lắng hơn trong quá trình thi công, mọi thứ chưa được sắp xếp quy củ. Nhưng khi hoàn thiện xong, sống ở đây, trải nghiệm những gì anh đã đi từ ý tưởng đến hiện thực, cảm nhận hết giá trị ngôi nhà mang lại, bố mẹ anh mới thực sự cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Căn nhà được kiến trúc sư Hữu Hải thiết kế theo phong cách Đông Dương.
Không gian chính với hầu hết nội thất được sưu tầm từ xưa.
Không gian thông thoáng nhờ tầng nào cũng có ban công rộng rãi.
Video đang HOT
Họa tiết gạch bông tạo vẻ đẹp nghệ thuật và chiều sâu cho không gian.
Căn phòng xinh yêu với nét đẹp nghệ thuật từ gỗ.
Vì xây nhà như món quà dành tặng bố mẹ nên anh Hải chỉ nghĩ đến những giải pháp thiết kế sao cho phù hợp nhất, tập trung rất nhiều vào công năng cũng như cách phân chia không gian để ngôi nhà phố không bị bí bách, không khí vẫn được lưu thông.
Với đồ nội thất, anh Hải cũng tận dụng tất cả “bộ sưu tập” từ thời ông để lại. Đồ trang trí cũng vậy, có những bức tranh treo trong nhà còn nhiều hơn tuổi của anh. Ông của anh thường sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của những họa sĩ đời đầu của trường Mỹ thuật Đông Dương (Mỹ thuật Yết Kiêu).
Từng góc nhỏ yên bình, tĩnh tại của căn nhà phố.
Những điểm nhấn nghệ thuật rất riêng làm nên nét duyên cho nhà phố.
Bố mẹ của anh Hữu Hải đều rất yêu thích không gian rất mới nhưng cũng rất đỗi thân quen này.
Anh Đặng Hữu Hải chia sẻ thêm : “Mình quyết định thay vì xây phủ toàn bộ diện tích đất, công trình được bố trí lùi lại, chừa một khoảng sân nhỏ, một khoảng thở cũng là một khoảng không cần thiết để ngôi nhà khoe được diện mạo. Mỗi tầng đều để lại những không gian ban công.
Tuy nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng, như một khoảng đệm không khí, che nắng và giảm bớt lượng nhiệt tác động vào bên trong ngôi nhà. Gam màu trắng chủ đạo, những đường phào chỉ duyên dáng, những lan can sắt uốn… Các chi tiết của hiện đại và cổ điển được lồng ghép, đan xen vào nhau”.
Không gian nấu nướng và ăn uống được anh lựa chọn đồ gia dụng phù hợp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Không gian đủ tiện nghi, thoải mái, rộng rãi.
Góc ăn uống dược bố trí ngay cạnh khu vực bếp nấu để tiện lợi hơn cho những bữa tối sum vầy.
Ngôi nhà được hoàn thiện chính là món quà của vợ chồng anh dành cho bố mẹ, là một chốn yên bình, để lại sau cánh cổng tất cả những ồn ào và xô bồ của phố thị, chỉ còn lại những thanh lịch, hoài cổ gợi nhắc nhức ký ức xưa cũ êm đềm.
Nguồn ảnh: NVCC
Chuyện chưa kể về nhà thờ hơn 100 tuổi nằm trên mỏm núi hình con rùa
Nhà thờ cổ ở thôn Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Ngay trước cửa nhà thờ có đôi nghê đá quay mặt ra ngoài.
Nhà thờ Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Anh Lượng - Bí thư chi bộ thôn Đồng Chiêm cho hay, xưa kia khu đất xây dựng nhà thờ vốn là ngọn núi đá. Người xây dựng nhà thờ này là người Pháp. Ông sang Việt Nam truyền giáo.
Từ nhà thờ ta có thể phóng tầm mắt nhìn thấy trọn vẹn những nóc nhà trong làng. Bao bọc quanh khuôn viên nhà thờ là những ngọn núi đá.
Đến nay nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn, chưa có dấu hiệu xuống cấp.
Cổng chính vào nhà thờ. Anh Lượng thông tin thêm, lối lên nhà thờ ngày xưa chỉ có các tảng đá xếp chồng lên nhau. Cách đây vài năm, giáo dân trong vùng đã đóng góp sửa sang và tạo bậc thang lên xuống như bây giờ.
Nếu nhìn từ xa, nhà thờ như nằm trên lưng một con rùa khổng lổ, đang nhô lên khỏi mặt nước.
"Tôi nghe các cụ trong thôn kể, nhà thờ được xây bằng nguyên vật liệu tự nhiên, gạch kết dính với nhau bằng hỗn hợp mật mía và các phụ gia khác", anh Lượng nói.
Nhà thờ được xây theo lối kiến trúc Pháp nhưng một số chi tiết hoa văn mang hơi hướng kiến trúc Đông Dương.
Trước nhà thờ có đôi nghê đá nằm trên lối đi vào. Thông thường nghê đá hay xuất hiện tại các đình, chùa của Việt Nam. Tuy nhiên, không hiểu sao ở đây lại có đôi nghê đá này. "Đến nay đôi nghê đá nằm ở trước nhà thờ vẫn còn là bí ẩn", vị bí thư chi bộ thôn Đồng Chiêm nói.
Chia sẻ với PV, linh mục Nguyễn Văn Khích - người phụ trách nhà thờ cho biết: "Đôi nghê đá này có tuổi đời cùng với nhà thờ. Tôi mới về đây hơn 1 năm nên cũng chưa lý giải được. Theo tôi hiểu, đôi nghê đá với văn hóa truyền thống Việt Nam là biểu tượng tâm linh. Tuy nhiên, khi nằm ở đây, 2 bức tượng chỉ mang ý nghĩa trang trí. Như nhà thờ này là kiến trúc châu Âu nhưng các họa tiết trang trí vẫn mang phong cách Việt Nam. Vì thế, cũng không có gì khó hiểu".
Ông Giáp - một người cao tuổi trong thôn Đồng Chiêm cho biết thêm, đôi nghê đá có từ thời nhà thờ mới xây dựng. Ngày nhỏ, ông lên nhà thờ chơi đã thấy đôi nghê này. Xưa kia, nghê đá đặt trước cửa khu làm việc của cha xứ. Sau này người dân mới di chuyển ra bậc thềm.
Ông Nguyễn Mạnh Ngự - PCT UBND xã An Phú cho biết: "Nhà thờ thôn Đồng Chiêm có lịch sử lâu đời, nằm trong quần thể các địa điểm thăm quan của xã An Phú. Những năm gần đây chúng tôi đang đẩy mạnh việc phát triển du lịch cho xã qua các hoạt động làng sen, du lịch cộng đồng, tham quan du lịch... Với cảnh quan đẹp, nhiều đôi bạn trẻ đã đến nhà thờ chụp ảnh cưới".
Căn hộ hoài cổ theo kiến trúc Đông Dương của vợ chồng 9X Với mong muốn thoát ra khỏi không gian hiện đại của nơi làm việc ở những tòa nhà cao tầng, cặp vợ chồng đã thiết kế căn hộ theo hơi hướng cổ điển. Cặp vợ chồng 9X nhưng lại mang trong mình tâm hồn của kẻ ôm mộng xưa cũ, thích những gì hoài cổ, hoài niệm và đậm chất Việt, thế nên,...