Ngôi nhà bừa bộn nào cũng gần như có 20 món đồ này
Luôn có một số món đồ mà bạn không nỡ bỏ đi, nhưng lại chính là tác nhân khiến nhà của bạn trở nên bừa bộn.
Xu hướng vứt bỏ đồ đạc đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng việc vứt bỏ những món đồ mua bằng tiền vẫn luôn khiến bạn có cảm giác lãng phí hoặc không muốn chia tay với chúng. Tuy nhiên, nếu cứ mãi để ở đó thì bạn chỉ khiến ngôi nhà của mình ngày càng trở nên bừa bộn hơn mà thôi.
Hãy cùng tham khảo bài viết này để biết bạn nên bỏ đi hoặc giữ lại thứ gì nhé!
1. Vật phẩm có chức năng lưu trữ
Những thứ này thường hay được mọi người cất giữ vì nghĩ rằng sau này sẽ “có ích”, bao gồm: Túi giấy, hộp rỗng, lọ rỗng và chai rỗng.
Những món đồ trên đều có chức năng lưu trữ nhưng liệu chúng có cần thiết với số lượng lớn như vậy hay không luôn là một câu hỏi bạn cần đặt ra cho bản thân khi giữ lại chúng. Hãy xem xét điều này một cách cẩn thận và loại bỏ nếu nó bị trùng lặp hoặc đã cũ, khả năng tái sử dụng thấp.
2. Số lượng lớn đồ chưa sử dụng
Chúng ta dễ mắc sai lầm khi nghĩ rằng chai, lon lớn rẻ hơn nên mua mà không đánh giá thói quen sử dụng của mình. Đó là lý do chúng ta thường không dùng hết trước thời hạn sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể có những yếu tố như thích cái mới, ghét cái cũ, thời trang theo mùa… và mua sản phẩm mới trước khi sản phẩm cũ chưa dùng hết.
Kết quả là chúng ta cứ tích trữ chúng từ ngày này qua tháng nọ, ngay cả khi chúng đã xuống cấp do ẩm ướt, mùi hôi và không muốn vứt đi. Trong số đó, những món đồ sau được tích trữ phổ biến nhất ở nhà, bao gồm: Gia vị, sản phẩm chăm sóc tóc (dưỡng tóc, dầu gội, dầu xả), sản phẩm tạo kiểu tóc, mỹ phẩm (son, kem nền, phấn má, phấn phủ)…
3. Những món đồ mới
Có nhiều lý do khiến chúng ta có xu hướng mua hàng bốc đồng, nhất là đối với những sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, thường rất khó để đánh giá xem những sản phẩm mới lạ này có thực sự phù hợp với bạn và gia đình hay không. Có nhiều người rơi vào trạng thái thấy rằng chúng không mang lại hiệu quả như mong đợi nên bỏ xó ngay tức thì. Kết quả là mọi thứ cứ chất thành từng đống mà không nỡ vứt đi.
Ví dụ: Các mặt hàng dùng thử khác nhau, thực phẩm chức năng, vỏ lon các loại, trà túi lọc…
4. Dụng cụ dùng một lần
Video đang HOT
Vì tiện lợi, vì lười dọn dẹp, vì nhu cầu tạm thời nên những dụng cụ dùng một lần thường được tích trữ ở nhà. Đôi đũa tre dùng một lần chính là một ví dụ tiêu biểu. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, đũa tre bảo quản kém cũng có thể bị mốc và kết quả không gì khác chính là phải vứt bỏ.
Nhìn chung, những món đồ thuộc thể loại này sẽ bao gồm: Đũa tre dùng một lần, bát đũa dùng 1 lần, găng tay dùng 1 lần…
3 thói quen xấu cần loại bỏ
Để cải thiện vấn đề vô tình tích trữ “rác” trong nhà, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt. Dưới đây chính là 3 bước bạn cần bắt đầu!
Bước 1: Hãy loại bỏ quan niệm mua càng nhiều thì càng rẻ
Một số chiến thuật khuyến mãi phổ biến nhất là giao hàng miễn phí, mua càng nhiều thì càng rẻ… Điều này dường như tạo ra lợi nhuận về chênh lệch giá và số lượng, rất có thể, sau này bạn sẽ phát hiện ra rằng mình không có nhu cầu sử dụng những món đồ đó, tạo ra cảm giác lãng phí vô cùng.
Vì vậy, chúng ta nên bỏ quan niệm mua càng nhiều thì càng rẻ! Ngay cả khi bạn đang cố gắng mua thêm để được hưởng khuyến mãi hay bất cứ thứ gì khác tương tự. Thay vào đó, bạn nên cố gắng chọn những thứ cần thiết hàng ngày có thời hạn sử dụng lâu hơn hoặc hữu ích trong đời sống bình thường.
Bước 2: Tránh mua hàng theo giá thành viên
Giá cả là yếu tố quan trọng khi quyết định mua hàng, đặc biệt khi gặp các chương trình khuyến mãi hàng năm, bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng mua sắm điên cuồng.
Ngoài ra, mua hàng theo hình thức này cũng là một trong những nguyên nhân chính khơi dậy ham muốn mua sắm.
Bước 3: Không mua điểm để đổi tiền mặt
Bạn đã bao giờ nghe nói đến các hoạt động như “tích điểm đổi tiền” và “tích điểm đổi quà” chưa? Đây cũng là một trong những chiêu bán hàng thường được người bán áp dụng.
Hãy cẩn thận nếu bạn đang làm điều này và kiểm kê kỹ nhu cầu hiện tại của bạn. Đừng mua bừa bãi chỉ vì thiếu một vài điểm, mua quá nhiều đồ không cần thiết sẽ khiến tủ bị đầy. Khi mua, hãy tập trung vào những thứ cần thiết hàng ngày mà bạn chắc chắn sẽ sử dụng.
Trong nhà đôi khi sẽ xảy ra tình trạng bừa bộn không phải vì bạn quá lười biếng hay kỹ năng cất giữ kém mà vì thực sự có quá nhiều đồ đạc. Vì vậy, ngoài việc tìm thời điểm để vứt bỏ đồ đạc hợp lý, bạn cũng nên bỏ thói quen xấu là mua đồ bừa bãi. Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn một căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau khi chứng kiến quá nhiều ngôi nhà bừa bộn, tôi mới phát hiện ra "vấn đề chung" ai cũng dễ mắc phải
Nếu không thay đổi những thói quen dưới đây thì bạn sẽ không thể giữ cho căn nhà của mình trở nên sạch sẽ và ngăn nắp được.
Dọn dẹp nhà cửa vốn là 1 công việc thường nhật mà bất cứ ai cũng cần làm hàng ngày. Song, phải làm như thế nào để việc nhà bớt trở thành gánh nặng và căn nhà luôn gọn gàng thì không phải ai cũng biết.
1. Giữ lại các thùng bìa carton
Hiện nay, nhiều gia đình đều đã quen với việc mua sắm trực tuyến. Từ các loại nhu yếu phẩm hàng ngày đến quần áo hay giày dép,... tất cả mọi thứ đều được mua trực tuyến nên thỉnh thoảng sẽ có những thùng giấy chuyển phát nhanh. Ngay qua ngày, những chiếc thùng carton này chất đầy 1 góc và khiến khu vực đó trở nên vô cùng lộn xộn, bừa bộn.
Việc cất trữ theo tư duy đợi tới lúc cần không sau. Nhưng việc để thùng carton ngoài ban công suốt hai tháng không chỉ chiếm diện tích, khiến ban công trở nên bừa bộn, bẩn thỉu, quan trọng nhất là nó sẽ ẩn náu các loại gián và côn trùng, đặc biệt là vào mùa mưa ẩm ướt sẽ có mùi mốc khó chịu.
Vậy nên, tốt hơn, bạn hãy bán các thùng bìa carton này đi. Bằng cách này, bạn vừa có thêm chút tiền mà góp nhặt vào cũng có thể mua được vài món đồ dùng sinh hoạt, lại giúp nhà cửa gọn gàng hơn.
2. Gom đủ loại túi nilon và nhét vào bất cứ góc nào ở trong nhà
Tính tới thời điểm hiện tại, các loại túi nhựa, túi nilon vẫn là những thứ quen thuộc và cần thiết trong cuộc sống của nhiều người. Họ đi chợ, đi siêu thị và mua đủ các loại đồ ăn như rau củ, trái cây,... và dùng túi nilon để đựng chúng.
Sau khi mang đồ về nhà, nhiều người gom lại các loại túi và tái sử dụng. Tuy nhiên, thay vì cất gọn gàng vào 1 chỗ để tiện lấy ra sử dụng cho lần tiếp theo thì họ nhét dưới gầm bàn cà phê, bên trong tủ tivi, bên trong tủ, và trong các khe hở bất kì.
Hãy tưởng tượng rằng có hàng đống túi nhựa đầy màu sắc ở mọi ngóc ngách trong nhà bạn. Ngôi nhà như vậy có thể trông bừa bộn không?
Để giữ cho những chiếc tủ và khoảng trống này được sạch sẽ, hãy lau chúng mỗi tuần một lần và vứt bỏ những chiếc túi không có khả năng dùng tới. Số túi nhựa tốt còn lại hãy đóng gói và xếp vào hộp bảo quản.
3. Giữ lại các loại hộp
Những chiếc hộp không muốn vứt đi thường không chỉ là hộp giấy mà còn có đủ loại hộp đựng, hộp quà, thậm chí cả túi đựng đồ ăn đẹp mắt. Dẫu vậy, có nhiều người chọn để dành nhưng tiếc là rất lâu sau đó vẫn chưa biết dùng nó vào dịp nào.
Những hộp đóng gói này có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, gây ra cảm giác sẽ thật đáng tiếc nếu vứt chúng đi. Tuy nhiên, chúng thực sự chiếm không gian bởi không thể nhét vừa trong tủ. Hãy thật tỉnh táo trong việc dọn dẹp nhé!
4. Tích trữ lại tất cả những bộ đồ dù đã cũ rích hoặc không có khả năng dùng tới
Dám cá là có rất nhiều người có thói quen này. Đa số đều cảm thấy vô cùng tiếc nuối khi phải vứt bỏ hoặc cho đi những món đồ từng là của mình. Tuy nhiên, hãy thử 1 lần nhìn kĩ lại vào chiếc tủ đầy ắp những chiếc áo chiếc quần cũ rích, thậm chí sờn rách để đưa ra quyết định cho riêng mình.
Sẽ tốt hơn rất nhiều khi nhà bạn có một phòng thay đồ rộng cùng 1 chiếc tủ đựng đồ thông thoáng, dễ nhìn và dễ tìm khi lựa đồ.
5. Không vứt bỏ những bộ đồ ăn dùng 1 lần
Sau 1 lần mua đồ ăn sẵn mang về, bạn sẽ có rất nhiều đũa thìa, bát đĩa, cốc, khăn giấy, tăm,... Nó rất có ích khi bạn ở ngoài nhưng lại trở nên vô dụng trong căn nhà của bạn. Chưa kể, với những người không thích sử dụng đồ dùng 1 lần thì nó càng trở nên vô ích hơn.
Tốt hơn, bạn nên cân nhắc vứt bỏ hoặc chọn không lấy ngay trong những lần mua tiếp theo (trường hợp không cần dùng) để tránh bị dư thừa, tồn đọng, gây bừa bộn cho căn nhà.
6. Thích mua sắm trực tuyến các loại đồ dùng giá rẻ nhưng vô dụng
Đây có lẽ là sở thích và thói quen của những người xem các video ngắn và xem các chương trình phát sóng trực tiếp. Những món đồ này tuy có giá trị nhỏ, lại hay có chương trình khuyến mãi, nhưng chúng không có tác dụng gì khác ngoài việc chiếm không gian.
Theo quan điểm của nhiều người, những thói quen kể trên có thể giúp họ tiết kiệm ít tiền, nhưng tác dụng của nó trong việc giữ nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp là không có, thậm chí có thể trở thành "gánh nặng". Vậy nên, nếu muốn cải thiện, việc bạn cần làm chắc chắn chỉ có thể là vứt bỏ, dọn dẹp dần những thứ đó.
Từ bừa bộn đến không có gì: Ngôi nhà của cô gái Hàn Quốc này đã trải qua những thay đổi "chấn động" Ngôi nhà của cô ấy đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tiếp xúc với cuộc sống tối giản. Không có sự gia tăng rõ rệt về đồ đạc nhưng cô ấy có thể cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Nhiều người theo chủ nghĩa tối giản cũng từng trải qua tình huống khó xử lộn xộn này nên họ chọn cách...