Ngôi nhà 60m2 với vô vàn ô cửa sắc màu ở Sài Gòn, bên trong chuẩn “vibe” vintage quá mê
Một căn nhà phảng phất tinh thần của kiến trúc Việt Nam thập niên 60-70.
Ngôi nhà nhỏ xinh với diện tích 60m2 nằm trong một dãy nhà liên kế cũ, bên cạnh một khu chung cư ở Sài Gòn và cùng được xây dựng vào năm 1965. Chủ của công trình độc đáo này – anh Nguyễn Tâm, là một người làm trong lĩnh vực du lịch. Chính vì vậy anh thuê căn nhà này và muốn cải tạo lại thành một không gian giao lưu văn hóa. Tại đây mọi người có thể gặp gỡ, trao đổi và cùng nấu những món ăn truyền thống Việt Nam, đặc biệt là các món chay.
Ngôi nhà với vô vàn ô cửa sổ đầy màu sắc
Trong khoảng thời gian lên ý tưởng cùng kiến trúc sư, anh Tâm cho biết trước khi có ý định làm dự án này, bản thân đã góp nhặt được rất nhiều những món đồ cũ không còn sử dụng của bạn bè. Từ bàn, ghế, tủ, những cánh cửa lá sách cho đến từng cái chụp đèn. Với chi phí đầu tư khá hạn chế, anh muốn tận dụng và khai thác hết mức có thể những món đồ cũ này và những thứ sẵn có trong công trình hiện hữu, kết hợp với những phần cải tạo mới thổi hồn vào một không gian mới mẻ hơn mà vẫn đồng nhất về ngôn ngữ và tinh thần chung của cả ngôi nhà.
Mặt trước của căn nhà trước và sau khi được ‘F5′
Những cánh cửa lá sách cũ được tùy hứng ghép lại chính là điểm nhấn thu hút nhất của căn nhà. Đây là loại cửa đã được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam trước đây, nay được sắp xếp lại tạo thành một hệ mặt dựng mới với nhiều mảng màu sắc khác nhau, bao bọc bên ngoài hệ mặt dựng cũ và chạy dài lên đến tận đỉnh mái tạo thành một điểm nhấn cực chất mà vẫn hòa hợp với vẻ cổ kính của cả khu phố. Một vài khung cửa trên mái được mở toang lên trời tạo khoảng không cho những cây cối phía dưới vươn lên đón nắng. Hình ảnh này tượng trưng cho sự phát triển, khát vọng vươn tới tương lai và những điều tốt đẹp từ nền tảng của quá khứ.
Những cánh cửa lá sách nhiều màu sắc được ghép nối hoàn hảo
Sân thượng với phần mái được ghép từ vô vàn cánh cửa lá sách, đón toàn bộ ánh nắng mặt trời
Trong tầng 1, một hệ tủ bếp dài được thiết kế uốn lượn chạy xuyên suốt cho đến cuối nhà. Phía trước là một căn bếp lớn nơi mà mọi người có thể cùng nhau nấu ăn, trò chuyện và cùng thưởng thức những món ăn ngon tại khu vực bàn ăn phía sau. Xen kẽ giữa hai không gian này là khoảng vườn trồng cây xanh và cầu thang cũ dẫn lên tầng 2.
Phần bếp dài được thiết kế uốn lượn, ngay phía sau là không gian ăn uống
Không gian phòng ăn phía trong của căn nhà trước và sau khi được ‘F5′
Một cầu thang sắt mới được lắp dựng bên hông khoảng thông tầng để đi lên tầng trên, nơi vốn dĩ trước đây là mái và không được sử dụng
Khoảng cầu thang ngập tràn ánh sáng dẫn lên không gian tầng 2
Trên không gian tầng 2, phía trước có một phòng ngủ và một nơi để ngồi thư giãn hoặc làm việc. Một cầu thang sắt mới được lắp dựng bên hông khoảng thông tầng để đi lên tầng trên, nơi vốn dĩ trước đây là mái và không được sử dụng. Phòng ngủ được thiết kế thêm từ chính những tấm tôn cũ có sẵn. Căn phòng này nằm ngay bên dưới lớp mái được ghép bằng những cánh cửa và cách một khoảng vừa phải để tránh hấp thụ nhiệt vào không gian bên trong. Vật liệu của những mảng tường và sàn được giữ lại nguyên vẹn như nó vốn có, kết hợp với chất thô mộc của bề mặt xi măng, những khung cửa lá sách và những tấm phên tre trên trần tạo ra một không gian mới mà cũ, phảng phất tinh thần của kiến trúc Việt Nam thập niên 60-70.
Không gian phòng ngủ đơn giản nhưng vô cùng cổ điển với những cánh cửa màu sắc
Phòng đọc sách cực chill với view nhìn ra khu dân cư đông đúc
Hai nhà vệ sinh nhỏ cũng được làm thêm tại mỗi tầng
Căn nhà chính là một không gian mới dành cho những con người mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, trên cơ sở sắp xếp lại những cái đã cũ theo một cách mới, để cái cũ và mới cùng tồn tại và tương trợ lẫn nhau. Và theo thời gian, cùng với những con người sống ở đây sẽ thổi một sức sống mới và một linh hồn mới cho ngôi nhà này.
Khoảng sân trồng cây – nơi thú vị để ngồi uống trà và ngắm bầu trời thấp thoáng qua những khe cửa vào buổi tối
Khung cảnh căn nhà trước và sau khi cải tạo khi nhìn từ khu phố cổ kính
Ảnh: Quang Trần
Thầy giáo Sài Gòn trồng rau, nuôi cá trên sân thượng 10m2, vốn 20 triệu giờ ăn không hết
Sinh ra từ nông thôn nên hiện tại dù đang sống ở thành phố lớn, thầy giáo Nguyễn Đức Thắng vẫn hàng ngày thích thú với công việc trồng rau, nuôi cá trên khoảng sân thượng của gia đình.
Video: Bể cá của anh Thắng được nuôi trên sân thượng.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thắng vốn sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Sau này khi học xong chuyên nghiệp anh chọn TP. HCM làm nơi làm việc, hiện tại anh đang công tác tại một trường Cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng bởi được sinh ra ở vùng quê nên anh rất thích gia đình nhỏ của mình có cơ hội được sống gần gũi với thiên nhiên. Từ ý nghĩ đó, anh Thắng đã tận dụng khoảng sân thượng 10m2 làm không gian xanh, nơi vui chơi giải trí.
Anh Thắng bên thành quả thu hoạch vườn sân thượng.
Đây còn là nơi để 2 vợ chồng anh thư giãn, giải trí sau ngày dài làm việc.
Anh bảo: "Tôi đọc báo thấy một số người trồng rau cây và nuôi cá, gà trên sân thượng tôi rất thích, vốn là người ở quê lên Sài Gòn lập nghiệp nên rất nhớ nghề nông, vậy là tôi tìm hiểu và học cách trồng rau nuôi cá trên sân thượng".
Diện tích sân thượng của gia đình anh Thắng không quá lớn nhưng được phân khu khá rõ ràng. Một khu trồng rau và một khu đặt bể nuôi cá phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Không chỉ trồng rau, anh Thắng còn nuôi được rất nhiều cá trên sân thượng 10m2.
Được biết, toàn bộ ý tưởng thiết kế đều do anh Thắng tự nghĩ ra sao cho phù hợp với không gian sân thượng cũng như nhu cầu của gia đình. Theo anh, mô hình nuôi cá lấy nước tưới rau khá hiệu quả. Rau không bón phân, phun thuốc mà hấp thu chất dinh dưỡng từ chất thải, bài tiết của cá, anh chỉ cho cá ăn là được.
Để không tốn nhiều công sức anh Thắng đã sử dụng máy bơm tự động hẹn giờ bơm nước từ bể cá lên tưới rau. Anh nói: "Làm được như vậy nhàn hơn rất nhiều, hàng ngày tôi chỉ việc cho cá ăn và bắt sâu cho rau thôi, không cần phải chăm nhiều".
Bên cạnh đó anh còn trồng thêm một số cây ăn trái nhỏ và cây cảnh bon sai làm đẹp cho khu vườn.
Với khu vực ít bị nắng và gió tác động anh Thắng sử dụng để trồng rau ngắn ngày và các loại rau dây leo như bầu, bí, mướp... mỗi loại ưa độ sáng, đất, nước khác nhau. Anh đều lựa để đặt vị trí trồng và chăm sóc phù hợp. Bên cạnh đó anh còn trồng thêm một số cây ăn trái nhỏ và cây cảnh bon sai làm đẹp cho khu vườn.
Bồn nuôi cá được làm bằng nhựa dày bởi thế anh không lo vấn đề thấm trần hay bị ngấm nước ra ngoài, tất cả dụng cụ phục vụ khu vườn sân thượng anh đều hướng tới tiêu chí đảm bảo gọn nhẹ, chống thấm và sạch sẽ.
Mỗi ngày, anh Thắng đều tranh thủ khoảng 30 phút buổi sáng và 30 phút buổi chiều để lên chăm sóc khu vườn sân thượng. Dù bận rộn nhưng anh vẫn luôn tự tay làm mọi việc.
Làm công tác giáo dục ở trường song anh luôn coi sân thượng là một thử thách, tập thêm sự sáng tạo cho mình và những người thân xung quanh.
Thành quả tốt tươi.
Với chi phí ban đầu bỏ ra gần 20 triệu đồng, giờ đây gia đình Thắng không chỉ có cho mình nguồn thực phẩm sạch mà những người hàng xóm xung quanh cũng được hưởng lây từ thành quả này. Anh nói: "Rau ăn không hết tôi mang biếu hàng xóm. Rau và cá đều sạch nên ăn rất an tâm".
Giờ đây, dù bận rộn đến đâu nhưng cả gia đình anh đều thích thú với công việc sinh hoạt chung như nấu bữa cơm gia đình, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc rau trên sân thượng.
Từ Sài Gòn nhiệt đới đến kiến trúc nhiệt đới Sài Gòn Nếu như "kiến trúc Đông Dương" xuất hiện ở nhiều đô thị trên cả nước thì kiến trúc nhiệt đới giai đoạn 1954-1975 chủ yếu xuất hiện ở Sài Gòn. Là đô thị duy nhất có điều kiện tiếp cận với kinh tế, khoa học kỹ thuật nước ngoài, kiến trúc ở đây đã có điều kiện phát triển và để lại những...