Ngôi nhà 3 tầng ở Cần Thơ sở hữu ‘2 lớp vỏ’ lạ mắt
Flexible Faade House là một ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh với những đường nét kiến trúc độc đáo.
Flexible Faade House xây dựng trên khu đất 105 m2 tại TP Cần Thơ. Công trình đặc biệt bởi kiến trúc sư Trần Công Danh ( SPACE Architecture) thiết kế thêm một lớp vỏ thứ hai phía mặt tiền, đó là một hệ lam nhôm vân gỗ lõi thép.
Lớp vỏ thứ hai này nằm ở yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật. Hệ lam gỗ uốn lượn mềm mại giúp cho mặt tiền ngôi nhà tạo được sự ấn tượng và thu hút từ xa.
Hệ lam gỗ vừa phù hợp với tính chất kinh doanh đồng thời vẫn thể hiện được sự kín đáo riêng tư của loại hình nhà ở.
Ngôi nhà nằm trên một con đường hẹp chỉ khoảng 6 m chiều rộng và các ngôi nhà phố đối diện có tầm nhìn rất gần, do đó yêu cầu về tính riêng tư tương đối cao.
Hệ lam gỗ được thiết kế để mọi thanh lam đều có thể xoay quanh một trục 360 độ, điều này giúp cho chủ nhà có thể sử dụng một cách rất linh hoạt các chức năng của hệ lam gỗ.
Mặt trước ngôi nhà xoay về hướng Đông Bắc nên nắng Đông chiếu trực tiếp vào phòng gây chói mắt, người sử dụng có thể điều chỉnh mức độ xuyên sáng của hệ lam này một cách rất chủ động.
Hệ cửa kính lùa bên trong và điều chỉnh hệ lam gỗ xoay mở để gió mát tự nhiên vào bên trong nhà. Ngoài ra, hệ lam cũng có khả năng giảm bớt tiếng ồn và hạn chế bụi bặm từ đường phố.
Phía sau hệ lam gỗ là phòng ngủ chính, nên khi cần có thể xoay đóng kín hệ lam gỗ này lại, tạo nên một không gian hoàn toàn riêng tư.
Theo kiến trúc sư, tầng trệt ngôi nhà đang để trống và được thiết kế dự kiến cho một phòng khám tư nhân trong tương lai, vì vậy toàn bộ không gian sống của gia chủ sẽ diễn ra chủ yếu ở các tầng một.
Do gia chủ chỉ sử dụng duy nhất lầu một cho mọi nhu cầu sinh hoạt nên kiến trúc sư phải thiết kế tối giản và tối ưu hóa diện tích để tạo ra được các không gian đa năng.
Khu vực sảnh thang bộ được sử dụng cho không gian bếp. Tất cả hệ thống tủ kệ được thiết kế âm tường, tận dụng tối đa chiều dài ngôi nhà và được tích hợp đầy đủ các chức năng như tủ treo, kệ đồ khô, tủ lạnh…
Video đang HOT
Tận dụng sảnh thang bộ cho không gian bếp tích hợp.
Hệ tủ treo tận dụng tối đa chiều cao trần.
Cạnh bên không gian bếp là phòng khách kết hợp sinh hoạt chung, với bộ sofa thấp có thể sử dụng cho tiếp khách, thư giãn giải trí hoặc ăn uống nhẹ.
Phòng đa năng tiếp khách và sinh hoạt chung.
Hệ kệ treo thay cho lan can và tay vịn cầu thang vừa có chức năng giữ an toàn vừa sử dụng như một vách ngăn trang trí và trưng bày các vật dụng sưu tầm của gia chủ.
Khu vực giếng trời cũng được trang trí tạo điểm nhấn bằng bức tường gạch 3D ghép có tác dụng tiêu âm giảm tiếng ồn (tiếng nói, tiếng mưa rơi…) theo phương đứng.
Phòng ngủ được thiết kế đơn giản và gần gũi, hệ lam xoay linh hoạt tạo sự riêng tư khi cần thiết.
Khu vực sân vườn trên sân thượng dùng để trồng rau sạch với dàn lam gỗ và cây xanh tán lớn che nắng tạo bóng mát để, đồng thời hấp thụ nhiệt không làm nóng cho phòng ngủ ở tầng dưới.
Kiến trúc sư Trần Công Danh cho biết, Flexible Faade House là một ví dụ về kiến trúc nhà ở kết hợp kinh doanh rất điển hình ở đô thị Việt Nam hiện nay.
Kiến trúc sư Danh đưa ra một số lưu ý trong thiết kế loại nhà ở kết hợp này.
Thứ nhất, thiết kế nên phân chia không gian động tĩnh theo phương đứng vì khu vực kinh doanh có thể gây ồn ào do đó cần bố trí tách biệt ở tầng trệt. Theo đó, khu vực sống và sinh hoạt sẽ thường ở trên các tầng cao vì cần có sự an toàn, riêng tư và yên tĩnh.
Đối với nhà có chiều ngang rộng có thể bố trí lối đi và tiếp cận riêng cho khu vực ở.
Thứ hai, mặt tiền công trình cần có thiết kế cân bằng hợp lý để vừa tạo ra cảm giác gần gũi, kín đáo của thể loại nhà ở nhưng cũng phải có những cá tính riêng.
Bệnh nhân COVID-19 uống thuốc nuốt luôn cả vỏ
Bà N.T.T., 53 tuổi, ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ được tuyến trước chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau rát vùng cổ họng, nuốt đau.
Đáng lưu ý, khi được xét nghiệm sàng lọc, bà T. dương tính với SARS-CoV-2.
Theo lời kể của gia đình, trước khi nhập viện khoảng 4 giờ, bà T. có uống thuốc, vô ý quên bóc vỏ.
Sau khi uống thuốc, bà T. đau rát vùng cổ họng nhiều, đến bệnh viện chuyên khoa khám, được xét nghiệm sàng lọc có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Do vượt khả năng chuyên môn tuyến dưới, nên bệnh nhân được chuyển tuyến đến BVĐK Trung ương Cần Thơ điều trị.
Thầy thuốc của bệnh viện thực hiện chụp X- Quang cổ thẳng nghiêng ghi nhận dị vật thực quản.
Hình ảnh vỏ thuốc được nhìn rõ qua thiết bị nội soi
Bệnh nhân có chỉ định nội soi tiêu hóa lấy dị vật. Ê kíp do BS. Nguyễn Bảo Phước - Khoa Nội soi thực hiện.
Qua quan sát trên màn hình nội soi, phát hiện viên thuốc còn nguyên trong bao, chiếm gần như toàn bộ chu vi lòng thực quản.
Kích thước dị vật lớn hơn so với đường kính ống soi gắp. Vỉ thuốc có cạnh 2 bên sắc nhọn, nếu cố gắng gắp dị vật ra sẽ nguy cơ gây xước, rách thậm chí là thủng thực quản hoặc đứt dây thanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Thầy thuốc đã dùng dụng cụ chuyên biệt gắp vỏ tránh tối đa việc làm cho tổn thương nặng hơn ở đường tiêu hóa trong lúc đưa dị vật ra ngoài.
Bà T. hiện đã tỉnh, tiếp xúc tốt, giảm đau cổ nhiều, không sốt, ăn uống được qua đường miệng, đang được theo dõi và điều tri tại Khoa điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo BSCK II Bồ Kim Phương, Trưởng Khoa Tiêu hóa BVĐK Trung ương Cần Thơ: dị vật thực quản là cấp cứu rất thường gặp, đặc biệt trong những dịp lễ Tết, do mọi người có tâm lý ăn uống nhanh để di chuyển.
Bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi và trẻ lớn. Nếu phát hiện sớm xử trí kịp thời, ít gặp nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn xử trí rất phức tạp, có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân bị mắc dị vật ở thực quản là thói quen ăn uống. Ăn khối thịt to, ăn những loại thịt có lẫn xương, không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, đùa giỡn, thói quen ngậm tăm xỉa răng sau khi ăn...
Thông thường sau khi nuốt dị vật, người bệnh có thể có các biểu hiện như nuốt khó, nuốt đau, vướng, không ăn uống được, có cảm giác vướng ở cổ, ngực, đau sau xương ức (có thể lan ra sau lưng hay lên vai).
Các biểu hiện nói trên khác nhau tùy theo hình dạng, kích thước dị vật, độ tuổi bệnh nhân, thời gian nuốt dị vật, vị trí dị vật bị vướng lại.
Sau một thời gian, người bệnh có thể bị sốt cao, chảy nước bọt, hơi thở hôi, khó thở, ho khạc ra máu, ho đàm mủ, viêm tấy vùng cổ, nôn ra máu.
Với trường hợp bệnh nhân đến khám muộn (1-2 ngày sau khi nuốt dị vật) có thể xảy ra những biến chứng như loét thực quản, xuất huyết tiêu hóa)... Nghiêm trọng hơn, những biến chứng nói trên có nguy cơ dẫn tới viêm thực quản lan tỏa, viêm quanh thực quản cổ, áp xe vùng cổ, thủng thực quản, viêm trung thất, áp xe trung thất, viêm mủ màng phổi, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, dị vật đâm thủng mạch máu lớn trong lồng ngực hoặc viêm lan tỏa làm hoại tử các mạch máu lớn dẫn đến xuất huyết nặng.
Để phòng ngừa dị vật thực quản, mọi người nên giữ các thói quen tốt như ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi ăn; cẩn thận với các loại thịt cá chưa được lọc bỏ xương hoặc trái cây có hạt lớn, sắc nhọn; cắt nhỏ thịt.
Đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn, chú ý chọn thực phẩm mềm cho người già và trẻ em; chú ý bỏ vỏ bao thuốc khi uống, nhất là vỏ có cạnh sắc nhọn, dùng chỉ nha khoa thay tăm.
Trước khi uống thuốc, cần kiểm tra kỹ các loại thuốc, liều dùng, đường dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt chú ý đối với các loại thuốc cắt lẻ đã được bóc vỏ hay chưa, tránh tình trạng bị hóc dị vật như người bệnh kể trên.
Đối với những người bệnh lớn tuổi, người bệnh sa sút trí tuệ, mắt kém, cần có sự hỗ trợ từ người nhà hoặc nhân viên y tế...
Cuối cùng, người dân khi nghi có hóc dị vật, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để xử trí càng sớm càng tốt, không nên tự ý chữa mẹo hoặc cố móc họng, cố ăn hay cố nuốt sẽ làm tình trạng phù nề, nhiễm trùng ...càng nặng hơn dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
33 tỉnh, thành là vùng xanh; tra cứu thông tin cấp độ dịch COVID-19 để về quê ăn Tết ở đâu? Thống kê cấp độ dịch của các địa phương theo Nghị quyết 128 của Chính phủ cho thấy có 33 tỉnh, thành thuộc vùng xanh (Cấp độ dịch 1); 24 tỉnh, thành thuộc vùng vàng (Cấp độ dịch 2); 7 tỉnh là vùng cam (Cấp độ dịch 3), không có tỉnh vùng đỏ. Cập nhật cấp độ dịch của Bộ Y tế đến...