Ngôi mộ ở Hải Phòng không phải của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thẩm định hiện vật được đào lên từ ngôi mộ ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Bộ Văn hóa khẳng định chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngày 1/3, ông Tô Kim Pha, người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng cho biết, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn trả lời về ngôi mộ nghi của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được gia đình bà Bùi Thị Hiền đào tại khu vườn nhà xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo.
Bộ Văn hóa khẳng định thông tin có được trong quá trình phát hiện cũng như việc tổ chức bảo vệ, nghiên cứu hiện vật (gồm quách gỗ nhỏ đã bị cạy phá dài hơn một mét, một thẻ tre dài 265 cm, rộng 9,76 mm) cho thấy chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật là Trạng trình.
Trước đó khoảng tháng 4/2014, gia đinh ba Bui Thi Hiên đao tai khu vươn nha ở xã Cộng Hiền đươc môt sô ngôi mô, bốc lên một chiếc quách gỗ dài 1,26 m, rộng 0,33 m, cao 0,3 m, bên ngoài sơn đỏ, bên trong được cho là chứa hài cốt của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Gần một tháng sau, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã tìm về lấy mẫu gỗ của chiếc quách gửi đến Trung tâm hat nhân TP HCM phân tich niên đai theo phương phap phong xa cac bon, cho kêt qua niên đai gô la năm 1700 ( /- 75 năm).
Video đang HOT
Bộ Văn hóa có công văn gửi UBND TP Hải Phòng khẳng định chưa đủ cơ sở khoa học kết luận nguồn gốc, chủ nhân của chiếc quách này là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tháng 5/2014, Bảo tàng Hải Phòng đã cư đoan công tac về nghiên cứu thực địa, nhưng hiện trường không còn hiện vật, tất cả đã được mang về Hà Nội. Bà Hiền khi đó thông tin với nhà chức trách rất mập mờ và tung tin đó là mộ cụ Trạng trình. Người đàn bà này tự nhận được cụ Trạng hiện linh báo ứng, cho lộc và có khả năng của nhà ngoại cảm…
Sau nhiêu lân lam viêc, đến ngày 7/12/2016, Bảo tàng Hải Phòng mới tiếp nhận được hiện vật là các tấm quách gỗ đã mục. Ông Nguyên Văn Phương, Giam đôc Bao tang Hai Phong khẳng định, không có tài liệu, vật chứng hay cơ sở khoa học nào chứng minh đó là mộ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. The tre tim đươc trong tấm quach gô co thât, tuy nhiên trên the không co chư.
Thẩm định các hiện vật được cho là mộ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội đồng thẩm định (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cũng kết luận: Không tìm thấy dấu vết chữ Hán, chữ Nôm trên bề mặt mẫu vật.
Giang Chinh
Theo VNE
Hội khảo cổ nghiên cứu ngôi mộ nghi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Gỗ làm quách trong ngôi mộ cổ ở Hải Phòng có niên đại khoảng 1.700 năm với cách đóng, chất liệu sơn thuộc thời nhà Mạc, trên quách là tấm thẻ tre có ghi chữ "Mạc triều trạng nguyên".
Ngày 18/1, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người, tổ chức hội thảo về ngôi mộ cổ nghi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trước đó, người dân huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tìm thấy chiếc quách gỗ sơn màu đỏ, ở độ sâu 2 m trong vườn một gia đình. Sau đó người dân chuyển hài cốt trong quách sang tiểu sành mới, an tang tại nghĩa trang xã. Quách gỗ được giữ lại, chuyển lên Hà Nội cho các nhà khoa học nghiên cứu.
Các chuyên gia tiến hành cạo lớp sơn trong tấm ván địa của quách nghi đựng thi hài Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và phát hiện chiếc thẻ tre. Ảnh: PGS.TS Nguyễn Lân Cường.
Trong năm 2016, tấm quách được Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người và Hội khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng. Các chuyên gia lấy một đoạn thành quách gửi đến Trung tâm hạt nhân (TP HCM) để phân tích, kết quả cho thấy gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Theo TS khảo cổ học Lê Đình Phụng, quy cách đóng, chất liệu sơn của quách thuộc thời nhà Mạc; gỗ dùng làm quách là loại quý, dân thường thời phong kiến không thể có được.
Chia sẻ tại hội thảo nêu trên, ông Nguyễn Lân Cường cho biết, trong quá trình nghiên cứu tấm quách đã tìm thấy một thẻ tre có ghi chữ. Nhà thư pháp Hán Nôm Lê Thiên Lý, nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng - một -người Hoa sống tại Hải Phòng cùng đọc thẻ, phát hiện ra chữ "Mạc triều Trạng nguyên", "Cù Xuyên" (đạo hiệu của thân sinh Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm).
"Để kết luận chính xác về ngôi mộ này thì phải nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, những thông tin ban đầu cho thấy khả năng lớn đây là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm", thiếu tướng, PGS.TS Ngô Tiến Quý (Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), nói.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.
Lâu nay nhiều người đã đưa ra giả thuyết và trực tiếp đi tìm kiếm, nhưng chưa ai chắc chắn bất cứ địa điểm nào về mộ phần của ông.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ở Hải Phòng? Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng là những gì các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, song người dân địa phương còn nhiều nghi vấn. Hội thảo thu hút đông đảo giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, sử học, nhà ngoại cảm. Cuộc hội...