Ngôi mộ nằm giữa ngã ba đường TP.HCM nhưng không ai dám dời đi
Ngôi mộ có tuổi đời ngoài trăm năm nằm trơ trọi giữa ngã ba hẻm. Dân địa phương không biết tên tuổi người quá cố nhưng luôn tôn kính và quyết không cho di dời mộ bia khỏi vị trí cũ.
Trời mưa xối xả. Nước mưa cuốn theo cát, rác thải trôi về miệng cống rồi bị kẹt lại bởi tấm bia mộ bằng đá hoa cương nằm ngay ngã ba hẻm thuộc phường 16, Quận 11, TP.HCM.
Thấy vậy, một người dân sinh sống trong hẻm nhanh chóng đến khơi dòng, gỡ hết rác thải khỏi tấm bia mộ, cắm lại những chân nhang ngã đổ. Đây là ngôi mộ đặc biệt ở TP.HCM khi nằm ngay miệng cống thoát nước thải và trơ trọi giữa ngã ba đường.
Người dân sinh sống xung quanh cho biết, ngôi mộ đã nằm ở vị trí này từ rất lâu, tuổi đời phải hơn 100 năm. Bà Nguyễn Thị Giàu (64 tuổi, phường 16) cho biết, từ khi sinh ra, bà đã thấy ngôi mộ này trước nhà.
Ngôi mộ cổ nằm trơ trọi giữa ngã ba đường hẻm.
Những năm tuổi thơ, bà thường cùng chúng bạn đến ngồi nghỉ bên những tảng đá xanh quanh mộ. “Chúng tôi chơi trốn tìm bên những ngôi mộ. Thậm chí, có đứa lớn gan còn leo lên, ngồi trên bia mộ. Sau này lớn lên, có hiểu biết, chúng tôi mới không leo trèo lên mộ nữa”, bà Giàu nói.
Cùng nhận định, ông Phan Minh Tâm, Phó Ban điều hành khu phố 3 (phường 16) nói, mộ có từ trước khi miền Nam giải phóng. Trước đây, mộ khá cao so với mặt đất, bia mộ bằng đá được dựng ngay ngắn, cao khoảng 1,5m.
Sau này, theo thời gian, mộ dần bị mưa gió san phẳng. “Đến khi địa phương tiến hành đào đường, đặt ống cống thoát nước, mộ được cải táng, đem đi nơi khác. Hiện, vị trí ngôi mộ chỉ còn lại tấm bia bằng đá. Tuy vậy, do nâng đường, tấm bia cũng bị chôn vùi 1 nửa”, ông Tâm chia sẻ.
Ông Tâm chỉ vị trí bia mộ rơi xuống trong quá trình đào cống thoát nước.
Mộ bia được làm bằng đá hoa cương cứng chắc. Mặt trước, bia có khắc nhiều chữ Hán. Phần trên, bia được khắc nổi hoa văn trang trí tinh xảo. Mặc dù đã có sự tác động của thời gian, những Hán tự được khắc trên bia mộ vẫn có thể nhìn thấy rõ.
Hàng ngang bên trên bia khắc 2 chữ Đại Nam. Đây là Quốc hiệu của nước ta từ năm 1806-8/1945. Cột bên phải theo hướng nhìn người đọc khắc: Mậu Tuất niên (tạm dịch là năm Mậu Tuất). Cột giữa khắc: Bá phụ húy… (tạm dịch: Bia mộ của người bác ruột tên…)
Phía dưới cột chữ này có thể còn thêm tên của người đã khuất. Tuy nhiên, đoạn này đã bị chôn lấp bởi hương án đơn sơ do người dân địa phương tự xây bằng bê tông. Thế nên, đến bây giờ, hầu như không ai biết tên tuổi của chủ nhân ngôi mộ.
Video đang HOT
Ngôi mộ đã được cải táng, chỉ còn lại bia mộ được dựng đúng vị trí cũ.
Không dám di dời
Dựa vào Quốc hiệu Đại Nam và dòng chữ Mậu Tuất niên, có thể suy đoán, ngôi mộ có từ năm 1898. Đến nay, mộ đã hơn 120 năm tuổi. Cho đến khi được người dân phát hiện, bảo quản, ngôi mộ vẫn nằm trơ trọi giữa ngã ba hẻm.
Ông Tâm cho biết: “Trước đây, khi làm đường, đặt ống cống thoát nước, cơ quan chức năng có họp bàn người dân để lấy ý kiến việc di dời bia mộ. Tuy nhiên, người dân sinh sống xung quanh mộ không đồng ý”.
Trong khi đó, bà Giàu lại cho rằng, mộ cổ rất thiêng. Thời điểm cơ quan chức năng đào đường làm cống đã nhổ bia mộ lên. Lúc nhổ lên, bia mộ còn rơi xuống hố ga ống cống.
Bia mộ được làm bằng đá cứng chắc, mặt trước có trang trí hoa văn, khắc chữ Hán.
Tuy nhiên sau đó, người trực tiếp lấy bia mộ tự nhiên đau bệnh. Thêm vào việc người dân mong muốn bia mộ được trả về chỗ cũ nên chính quyền địa phương chấp nhận, không di dời mộ bia nữa.
Từ đó đến nay, mộ bia được cắm sát mép miệng ống cống, nằm ở ngã ba đường hẻm. Để người dân không va phải bia mộ khi di chuyển trong hẻm vào ban đêm, chính quyền địa phương cho lắp đèn chiếu sáng ngay bên trên bia mộ.
Bà Sáu kể: “Người dân ở đây có niềm tin tâm linh vào ngôi mộ cổ này. Trước đây, bà con truyền tai nhau câu chuyện, chủ nhà ở gần mộ muốn bán căn nhà để sang nước ngoài định cư. Chẳng hiểu thế nào, họ rao bán mãi mà không được”.
Ngoài ra, khu vực này còn có một số ngôi mộ có vị trí hết sức đặc biệt khác.
“Sau đó, họ đem nhang đèn, hoa quả ra chỗ mộ bia van vái, cầu xin. Ít lâu sau, họ bán được căn nhà một cách dễ dàng. Bán xong nhà, họ còn cúng tạ lễ nữa. Hiện nay, dù mộ đã được cải táng, chỉ còn lại tấm bia bằng đá nhưng chúng tôi vẫn nhang khói, cúng kiếng hàng ngày”, bà nói thêm.
Ngoài ngôi mộ nằm giữa ngã 3 trên, đoạn hẻm này còn có một số ngôi mộ khác ở những vị trí hết sức đặc biệt. Có ngôi mộ nằm sát tường nhà, có ngôi bia mộ trở thành một phần của tường nhà người dân, có mộ phần gần như không còn dấu vết chỉ còn lại một lỗ nhỏ để cắm chân nhang.
Tuy vậy, người dân địa phương rất chú trọng việc bảo quản, chăm sóc các mộ phần này. Đặc biệt, ngôi mộ độc đáo nằm giữa đường được người dân nhang khói hàng ngày. Vì không có thân nhân đến chăm sóc, người dân tự động sử dụng vữa, xi măng, gạch ống làm chỗ thắp hương cho người quá cố.
Người dân địa phương cho biết, họ có niềm tin tâm linh vào ngôi mộ cổ.
Ông Tâm nói: “Trong năm, vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, người dân xung quanh mộ đều đem hoa quả, đồ mặn đến cúng cho người đã khuất. Hàng ngày, mọi người tự động thay phiên nhau nhang khói cho các ngôi mộ”.
“Người dân ở đây đã quá quen với sự hiện diện của các ngôi mộ, đặc biệt là ngôi mộ nằm giữa ngã ba đường. Thế nên họ không thấy phiền, không thấy ngôi mộ nằm giữa đường gây cản trở, khó khăn trong việc lưu thông”, ông nói thêm.
Ngôi chùa có tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá hoa cương cao nhất Việt Nam
Chùa Đèn Cầy là tên thường gọi của Viên Giác Thiền Tự, chùa tọa lạc ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Cổng chùa Đèn Cầy.
Ghé thăm chùa, du khách sẽ phải choáng ngợp trước những công trình kiến trúc trang nghiêm, bề thế của ngôi chùa độc đáo này như: Lâm viên Đại Bi Chú với 84 tôn tượng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong cảnh giới Đại Bi Chú trang nghiêm và thanh tịnh, công trình khắc kinh trên đá nguyên khối nặng hàng trăm tấn.... và độc đáo nhất là bức tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát (Tứ diện Ngũ phương) bằng đá trắng nguyên khối (có chiều cao 19m, nặng 480 tấn) đã được Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận.
Toàn cảnh Chùa Đèn Cầy nhìn từ trên cao
Đặc biệt hơn về người đã khai sáng Viên Giác Thiền Tự hay còn gọi là Chùa Đèn Cầy là Sa môn Thích Giác Hiếu - Trụ trì ngôi chùa nổi tiếng này. Thầy vào chùa năm 9 tuổi, đến năm 19 tuổi xuất gia, năm 25 tuổi thọ giới tỳ kheo.
Khởi tu từ Tổ đình Giác Nguyên (TP HCM) nhưng sau đó thầy nối bước thượng Bổn sư Thích Minh Nghĩa tu tập tại Tu viện Toàn Giác, gần thắng cảnh Giang Điền. Khi "duyên tròn quả đủ", thầy đã bắt tay vào khai khẩn đất đai gần khu vực Thiền viện Toàn Giác để thành lập một thiền thất nhỏ và đặt tên là Thiền thất Viên Giác (hiện tại là Viên Giác Thiền Tự) vào năm 1996.
Lúc khởi đầu, đây là một thiền thất nhỏ trên mảnh đất 1,8 ha. Mãi 12 năm sau, Viên Giác Thiền tự mới được công nhận là cơ sở thờ tự Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 2010 mới quy hoạch tổng thể lại, đến nay khuôn viên của Thiền tự đã lên đến 6 ha.
Phật Quán Thế Âm Bồ Tát (Tứ diện Ngũ phương) bằng đá trắng nguyên khối (có chiều cao 19m, nặng 480 tấn) đã được Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận.
Lâm viên Đại Bi Chú với 84 tôn tượng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong cảnh giới Đại Bi Chú trang nghiêm và thanh tịnh
Ngay từ khi hình thành Viên Giác Thiền Tự, đều đặn mỗi tháng cứ đến chiều 18 rạng sáng 19 âm lịch và các ngày lễ lớn như; lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát... Ngoài việc thuyết giảng, thực hiện các nghi lễ của Phật giáo thì thầy còn tổ chức lễ rước đèn hoa đăng, và số lượng đèn hoa đăng mỗi lần được thắp lên rất nhiều. Và từ đó các phật tử đến đây đã "tự" đặt thêm tên cho chùa là "Chùa Đèn Cầy" mà ít khi gọi là Viên Giác Thiền Tự.
Lễ rước đèn hoa đăng luôn thu hút đông đảo mọi người tới tham dự.
Công trình khắc kinh lên những khối đá nặng hàng trăm tấn...
Ngoài ra, có một công trình mà ít nơi nào có là - công trình khắc kinh trên 3 khối đá, mỗi khối nặng trên 400 tấn và 1 khối đá nặng hơn 180 tấn được khắc Kinh Phổ Môn; và bao bọc xung quanh toàn bộ khuôn viên chùa được lót đá sạch sẽ có nhiều tảng đá nhỏ được khắc lên đó những câu kinh Phật; để các phật tử, du khách chiêm nghiệm.
Không gian thanh bình bao chùm Viên Giác Thiền Tự.
Chùa Đèn Cầy không chỉ là một công trình văn hóa tâm linh độc đáo, còn là nơi để mọi du khách ghé thăm được sống cùng với thiên nhiên, nguồn cội và như được thắp sáng lên "ngọn nến lòng" để khai thông tuệ giác, hướng về những giá trị của sự an lạc và hạnh phúc trong mỗi con người.
Vẻ đẹp hoang sơ của Mũi Yến Cách Bàu Trắng khoảng 2 km về hướng biển vượt qua đường cát, đá mới đến được Mũi Yến, nơi có mũi đất đá nhô ra ngoài tạo nên một khung cảnh rất hoang sơ, hùng vĩ. Mũi Yến, thuộc Khu du lịch Bàu Trắng, một địa điểm còn rất mới ở Bình Thuận mà ngay cả dân địa phương hay các phượt...