Ngôi mộ kỳ lạ nhất thời Hán: Không hài cốt, không châu báu, thứ bên trong khiến học giả thốt lên: ‘Vàng bạc làm sao sánh nổi!’
Sau hàng nghìn năm thất lạc, chúng lại trở về!
Vào những năm 1980, một ngôi mộ tại Hồ Bắc đã phanh phui câu chuyện bị chôn vùi, lật tẩy nhận thức lịch sử của thế giới khiến các nhà khảo cổ phương Tây liên tục cho rằng điều đó là không thể.
Từ năm 1983, các nhà khảo cổ đã tìm ra ngôi mộ của người Hán ở núi Trương Gia, Giang Lăng, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngôi mộ này khá đặc biệt vì không có dấu vết của xác chết hay vàng ngọc và các di vật văn hóa khác, bên trong toàn là những tấm nan tre của người Hán.
Sau một thời gian phục chế, những chiếc nan tre này đã được xử lý và sắp xếp thành sách. Sau nửa năm giải mã, các chuyên gia về ký tự cổ đã nhận ra chúng chính là hai cuốn sách kỳ lạ đã thất lạc hàng nghìn năm. Hơn nữa, giá trị của hai cuốn sách này cũng không kém gì Kim Lũ Ngọc Y hay bộ quần áo lụa của Tân Truy phu nhân. Vàng bạc làm sao sánh nổi!
Một cuốn được gọi là “Dẫn Thư” và cuốn còn lại là “Toán Sổ Kinh”. Hai cuốn sách này không liên quan gì đến kinh điển của Nho giáo, chúng là hai công trình khoa học thời Tây Hán về y học và toán học.
Tại sao hai công trình khoa học này lại khiến giới học giả hải ngoại ngạc nhiên đến vậy?
Cuốn “Dẫn Thư” giải thích cặn kẽ các phương pháp hướng dẫn từng tư thế và cách điều trị bệnh, đồng thời phân tích nguyên nhân gây bệnh cho con người, ngoài ra còn mô tả phương pháp tập luyện với dụng cụ. vẫn hữu ích cho xã hội ngày nay.
“Dẫn Thư” có tổng cộng có 112 phiếu tre, 3235 ký tự, xét từ nội dung, ghi chép của các tài liệu lưu truyền và các ngôi mộ khai quật được, cuốn sách được viết vào thời Chiến Quốc.
Nội dung của nó có thể được chia thành ba phần. Đầu tiên là giải thích về việc giữ gìn sức khỏe bốn mùa. Thứ hai là giải thích về lý thuyết bảo toàn sức khỏe. Thứ ba là ghi lại kỹ thuật hướng dẫn và phương pháp sử dụng để chữa bệnh.
Video đang HOT
Hình minh họa. (Ảnh: Kknews).
Ngoài ra, cuốn sách còn ghi chép về kỹ thuật như phẫu thuật trật khớp hàm dưới và hô móm. Điều này cho thấy sự khởi đầu của y học loài người.
Trong đó, cuốn sách đặc biệt nhất khiến các chuyên gia quan tâm là “Toán Sổ Kinh”. Cuốn sách chuyên khảo về số học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là “Cửu chương toán thuật”, đây là thành tựu của toán học của Trung Quốc cổ đại trong bộ “Thập tự thư” và được cho là đi trước Châu Âu hàng thế kỷ.
Tuy nhiên, “Toán Sổ Kinh” được tìm thấy trên ở Hồ Bắc có sớm hơn “Cửu chương toán thuật” khoảng 200 năm.
Theo quan điểm của các nhà khảo cổ học, “Toán Sổ Kinh” có các kiến thức toán học, như: cộng, trừ, nhân, chia, tính đường kính,… Vì lý do này, ông Lý Học Cần, giáo sư Lịch sử tại Đại học Thanh Hoa khẳng định đây là “một khám phá lớn trong lịch sử toán học Trung Quốc”!
Các học giả phương Tây vẫn còn nhiều tranh cãi về lịch sử ra đời những cuốn sách này thậm chí gọi là bất khả thi. Mặc dù toán học và y học Trung Quốc tiếp tục phát triển sau thời Tây Hán, nhưng lại chậm hơn nhiều so với thời Xuân Thu, Chiến Quốc.
Tại sao vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nền văn minh đều có bước phát triển “đi tắt đón đầu” nhưng sau đó lại bước vào thời kỳ chậm chạp, đây thực sự là một hiện tượng lịch sử chưa thể lý giải.
Ngôi mộ 'hai hài cốt' được tìm thấy ở Cáp Nhĩ Tân: Chuyên gia pháp y khám nghiệm thì tìm thấy chi tiết 'đau lòng'
Có nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn trong ngôi mộ này.
Trung Quốc vào năm 1115, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả thống nhất bộ lạc Nữ Chân, xây dựng thành công vương triều Đại Kim. Tuy nhiên, chế độ chỉ tồn tại được 119 năm và đã bị đội quân Mông Cổ xóa sổ vào năm 1234. Thời gian tồn tại ngắn ngủi, triều đại không kịp để lại nhiều dấu ấn đến hiện tại ngoại trừ phong tục mai táng đơn giản được các nhà khảo cố học khám phá.
Cuộc khai quật thành công nhất từ trước đến nay về triều Đại Kim phải kế đến ngôi mộ đôi vợ chồng nằm ở phía đông bắc, ngoại ô vùng Cáp Nhĩ Tân.
Tộc Nữ Chân - triều Đại Kim. (Ảnh: Sohu).
Năm 1980, sau khi nghe được tin báo phát hiện một ngôi mộ cổ triều Kim, các chuyên gia đã nhanh chóng đến hiện trường tiến hành khai quật, các bí ẩn về vương triều dần dần được hé lộ.
Chủ nhân ngôi mộ là một cặp vợ chồng, mặc trên mình trang phục đặc trưng dân tộc Nữ Chân. Mặc dù ngôi mộ đã bị hư hỏng nhưng những hoa văn chạm khắc tinh xảo vẫn còn giữ được nét đặc trưng nổi bật. Đôi vợ chồng đeo rất nhiều đồ trang sức bằng vàng có giá trị lớn. Các chuyên gia cho rằng họ đều thuộc tầng lớp quý tộc ở triều đại này.
Hình ảnh khai quật ngôi mộ. (Ảnh: Sohu).
Người thân cụ ông cầm mũ cối đánh công an ở Hà Nội lên tiếng, mong được cảm thông: 'Ông cũng từng là một quân nhân rất nghiêm khắc'
Chi tiết đặc biệt khiến các nhà khảo cổ chú ý chính là chiếc khăn lụa vàng được phủ lên khuôn mặt nữ chủ mộ. Mặc dù lớp bên trong khăn đã mục nát nhưng chiếc khăn vẫn giữ được độ chắc chắn nhờ lớp tơ bao phủ bên ngoài.
Các chuyên gia cầm chiếc khăn lên trong sự ngỡ ngàng, tất cả đều không tin vào mắt mình. Họ tự hỏi rằng, tại sao loại tơ lụa này đã có tuổi thọ hơn 1000 năm nhưng vẫn giữ được độ kết dính đàn hồi đến vậy. Khám phá này như mở một trang sách mới, hé lộ nhiều chi tiết quan trọng về nghề thủ công dưới triều Đại Kim.
Đồ tùy táng hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn qua 1000 năm. (Ảnh: Sohu).
Đội khảo cổ tìm thấy tấm bia đá khắc dòng chữ "Thái Úy Nghi cùng Tam Ti Sự Tề quốc vương - 1162", từ đó mà danh tính chủ mổ được xác định. Đây chính là hoàng đế Đại Kim cùng người thiếp của ông.
Dưới suy đoán lịch sử, các chuyên gia cho rằng, nữ tử này chính là Triệu Kim Cô - công chúa triều đại Bắc Tống.
Sự kiện Tĩnh Khang. (Ảnh: Sohu).
Sau sự kiện Tĩnh Khang, hoàng đế thứ 8 triều đại Bắc Tống cùng cô con gái 7 tuổi của mình bị đưa về Đại Kim lưu đầy. Do không chịu được sự tra tấn, hoàng đế qua đời còn công chúa mới 7 tuổi bị ép trở thành thiếp quốc vương Kim. Điều này khiến các chuyên gia pháp y cảm thấy xót xa, đau lòng thay cho cô công chúa nhỏ.
Đội khảo cổ hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngôi mộ dưới triều Kim được tìm thấy hơn nữa. Chỉ khi làm được điều đó, sự thật mới hoàn toàn sáng tỏ.
Ngôi mộ bé gái 5 tuổi được khai quật ở Sơn Đông cùng chiếc áo cưới đính vàng, các chuyên gia hét lên sau khi danh phận cô bé được xác nhận! 3 thi thể trẻ nhỏ được chôn cất tại một ngôi mộ ở Sơn Đông, trong đó có 2 bé trai và 1 bé gái đang mặc chiếc áo cưới đính vàng. Năm 2003, trong quá trình mở rộng dinh thự Vương Hi Chi ở Lâm Nghi, Sơn Đông các công nhân đã bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ dưới nền...