Ngôi mộ cổ vô tình được cậu bé chăn cừu phát hiện, chuyên gia hào hứng khai quật nhưng không tìm thấy gì: Hóa ra lý do là đây!
Vào năm 1953, ngôi mộ cổ được cậu bé tìm thấy trong một cái hang ở địa phận thuộc tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc.
Lối vào bên trong lăng mộ của hoàng đế Nam Đường. (Ảnh: Kknews).
Bị sự tò mò kích thích, cậu bé chui vào ngôi mộ cổ và nhìn thấy bên trong có vô số di vật. Cậu bèn nhặt lấy một vài món nho nhỏ đem về làm đồ chơi.
Tình cờ vào ngày nọ, một nhân viên thuộc Cục Di tích văn hóa tỉnh đã nhìn thấy những món cổ vật này. Dưới sự chỉ dẫn của cậu bé, người nhân viên nọ đã tìm ra lăng mộ.
Ngôi mộ cổ đã bị lấy hết các thứ bên trong, thậm chí những bức tranh trên tường cũng bị phá hoại. (Ảnh: Sohu).
Video đang HOT
Một nhóm khảo cổ được cử tới, ai ai cũng hừng hực khí thế tiến hành cuộc khai quật nhưng kết quả lại không như ý. Dù lăng mộ rất lớn, có nhiều gian phòng nhưng bên trong hầu như không có đồ tùy táng gì ngoài một vài mảnh gốm và những bức tranh tường đã bị xói mòn. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, may mắn thay văn bia bằng đá không bị lấy mất.
Từ những chữ viết bên trên, họ phát hiện ra đây không phải lăng mộ bình thường mà là lăng mộ của một vị hoàng đế. Chủ nhân của ngôi mộ cổ trống không chính là Lý Biện – Nam Đường Cao Đế, người thành lập ra nước Nam Đường. Nam Đường là một trong những nước thành công nhất trong Thập quốc của thời Ngũ đại Thập quốc (907-960).
Trong những năm tháng cuối đời, Lý Biện bị ám ảnh bởi việc trường sinh bất lão. Ông bắt đầu tìm kiếm đủ loại tiên đan để ăn nhưng không lâu sau đó bị trúng độc mà qua đời.
Giờ đây, lăng mộ của hoàng đế Lý Biện đã trở thành một di tích văn hóa nổi tiếng. (Ảnh: Sohu).
Điều này khiến các nhà khảo cổ vô cùng ngạc nhiên bởi khi còn sống Lý Biện đã xây dựng Nam Đường rất hùng mạnh, không lý gì, lăng mộ của ông lại đơn sơ như vậy. Ngay khi tưởng không có phát hiện mới gì, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một dòng chữ viết trên một phiến đá, có vẻ như tuổi đời của chúng khá lớn.
Vui mừng khôn xiết, họ đã cho rằng đây là một di vật văn hóa quý giá.
Thế nhưng, sau khi xác định cẩn thận nét chữ, họ mới hiểu ra lý do vì sao lăng mộ lại trống không. Hóa ra dòng chữ được viết là “Yến Triệu đã đến đây 1 lần”. Rõ ràng, đây chính là bút tích của một kẻ trộm mộ.
Đây cũng là câu trả lời cho các chuyên gia về việc vì sao toàn bộ đồ tùy táng trong ngôi mộ cổ đã biến mất. Hơn nữa, những kẻ trộm mộ này còn đáng ghét hơn khi lấy đi những đồ vật có giá trị, với những thứ không thể lấy đi, bao gồm cả quan tài và xương cốt của chủ nhân lăng mộ còn bị chúng phá hủy.
Phát hiện ngôi mộ cổ trong hang đất, chuyên gia tức tốc tìm đến nhưng 4 chữ trong mộ khiến họ phẫn nộ
Kết quả khai quật lần này đã làm các chuyên gia vô cùng phẫn nộ.
Khảo cổ là một ngành nghề vô cùng phát triển ở Trung Quốc. Đối với nhiều người mà nói, được làm công việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một điều đáng tự hào. Song, không phải lúc nào các chuyên gia khảo cổ cũng có thể bình tĩnh an tâm với các địa điểm được xác định có giá trị lịch sử, bởi lẽ, đôi khi chỉ cần chậm một bước, tất cả những hy vọng đều không còn nữa.
Chúng ta đều biết rằng, trộm mộ là một trong những công việc xuất hiện trước khi ngành khảo cổ học chuyên nghiệp ra đời. Việc trộm mộ từ lâu đã rất phổ biến ở Trung Quốc, do tập tục tùy táng và những tư tưởng về cuộc đời ở thế giới bên kia.
Những tên trộm mộ dù có thể không có hiểu biết sâu rộng về khoa học, nhưng tay nghề của chúng thì không hề kém cỏi, có không ít trường hợp các chuyên gia cũng chỉ đành ngậm ngùi than thở vì lỡ đến sau những tên trộm này.
Ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người ta đã từng phát hiện một ngôi mộ cổ. Một em bé đang chơi đùa phát hiện ra một cái hang, liền chạy vào xem, rồi cầm ra mấy mảnh vỡ. Theo như phán đoán của người dân, đây rất có thể là ngôi mộ của một nhà quý tộc. Vậy là tung tích về ngôi mộ của vị hoàng đế đã được phát hiện.
Nghe được tin này, các chuyên gia khảo cổ lập tức tìm đến. Nhìn từ bên ngoài, họ cho rằng ngôi mộ này có lẽ chưa từng bị động tới, nên chắc chắn là sẽ đào được vô số bảo vật quý hiếm.
Qua đánh giá sơ bộ, các chuyên gia biết được đây là ngôi mộ của hoàng đế Nam Đường Lý Biện (còn có tên khác là Lý Thăng).
Năm 937, ông xưng đế, đến năm 939 thì đặt tên triều đại là Nam Đường, là một trong 10 nước thời Ngũ Đại Thập Quốc. Nước Nam Đường dưới triều đại Lý Biện có lãnh thổ tương đối rộng, nội bộ có nhiều cải cách về chính trị, nhân dân được hưởng cảnh hòa bình.
Tuy nhiên, sự việc sau đó khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên. Họ đào mãi mà không phát hiện thấy gì cả, theo lý mà nói thì mộ của hoàng đế khai quốc không thể không chôn theo đồ tùy táng, vậy tại sao lại không thấy gì cả?
Các chuyên gia cẩn thận xem xét kỹ lưỡng bên trong mộ, phát hiện có một hòn đá, bên trên khắc bốn chữ "Ta đã tới đây".
Đến đây, các chuyên gia mới vỡ lẽ, hóa ra ngôi mộ đã bị đào trộm từ lâu rồi. Những tên trộm này không những dùng đất lấp lên cửa mộ, lại còn khắc chữ để cười đùa chuyên gia. Quả thực là khiến các chuyên gia tức giận không nói thành lời.
Khai quật mộ cổ 'vương giả' 1.000 năm tuổi: Cảnh tượng bên trong khiến chuyên gia sửng sốt Người xưa rất chú trọng đến hậu sự. Vì vậy, chỉ cần là con nhà giàu có thì sau khi chết, mộ phần cũng phải được chuẩn bị xa hoa. Ngoài hoàng đế, chỉ cần là người trong gia đình vương giả, hầu hết đồ tùy táng đều là vàng bạc đá quý, sau khi được phát hiện đều có giá trị kinh...