“Ngồi mát ăn bát vàng, chơi game đợi donate khủng” liệu có phải nhận định chính xác về nghề streamer?
Nghề streamer đang ngày càng nở rộ, ai cũng nghĩ đây là công việc nhàn hạ. Sau đây là 3 áp lực mà các streamer phải đối mặt mỗi ngày.
Streamer là nghề đang nổi lên mạnh mẽ tại Việt Nam. Nếu như dạo trước người ta còn chẳng mặn mà với việc xem stream thì nay, nó đã trở thành hình thức giải trí thú vị khó bỏ.
Đã có rất nhiều những con người “trỗi dậy” từ ngành nghề mới nổi này như ViruSs, Độ Mixi, Bomman… Đặc điểm chung của những con người này là việc họ chơi game để kiếm tiền, rất nhiều tiền. Chính vì vậy mà streamer dần trở thành “điểm đến” mà rất nhiều người tìm hiểu và có mong muốn theo đuổi.
Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có những mặt trái của nó. Nếu như với bác sĩ thì là áp lực lên tính mạng, sức khỏe người khác, designer là deadline dồn dập, lập trình viên là sức khoẻ thì với streamer, họ cũng phải chịu những áp lực lớn ẩn giấu sau những nụ cười niềm nở.
Chưa được xã hội thực sự công nhận
Mặc dù streamer đang dần được đón nhận nồng nhiệt bởi giới trẻ nhưng đối với các bậc phụ huynh, đây cũng chưa phải là nghề nghiệp “ổn định”.
Đúng là các streamer hiện tại có thu nhập rất tốt. Người ta hay lấy hình ảnh của Độ Mixi, ViruSs, PewPew, Xemesis ra như những ví dụ về việc làm streamer giàu như thế nào. Nhất là vừa qua, cộng đồng đã được chiêm ngưỡng biệt phủ, phòng stream mới và bộ sưu tập mô hình siêu khủng của “Tộc trưởng”. Đó là niềm mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, con số những người làm được như vậy lại không nhiều, hay thậm chí có thể coi là hiếm.
“ Các bạn cứ nhìn vào những cái người đang ở trên đỉnh mà nói thôi. Chứ còn những người ở dưới đáy thì làm sao, cái nghề này nó không đơn giản như các bạn nghĩ đâu. Rất nhiều bạn streamer trẻ còn không có đủ tiền phí sinh hoạt kia kìa“, Độ Mixi từng nói trên stream.
Giờ giấc sinh hoạt, làm việc của các streamer cũng vô cùng thất thường. Vì đặc thù là ngành giải trí tương tác với khán giả nên bắt buộc các streamer phải “làm việc lúc mọi người được chơi và nghỉ ngơi lúc mọi người đi làm”. Không hiếm thấy hình ảnh các streamer cày đêm ngủ ngày, làm việc từ 8h tối cho tới rạng sáng.
Độ Mixi xuất hiện trong bản tin của VTV. Chính từ đây, Tộc Trưởng đã phải hạn chế dần thói quen nói tục trên stream
Không chỉ vậy, streamer nhiều người nổi tiếng vì “chửi như hát hay”. Vậy nên, trong con mắt của nhiều người thì streamer là người khiến cho giới trẻ nói chuyện ngày càng thiếu kiềm chế.
Có lẽ chính vì những lý do đó mà nhiều gia đình thực sự không mấy an tâm khi để con em theo đuổi nghề này.
Tưởng tự do nhưng mà liệu có đúng?
Nhiều người muốn làm streamer vì nghĩ rằng chỉ cần đơn thuần bật cái máy lên, chơi game, đợi donate hoặc quảng cáo là xong. Không áp lực, không cần thời gian biểu, không phải lo lắng doanh số như làm văn phòng hay là các ngành nghề khác. Nói nôm na, đó là “ thích thì làm, không thích thì nghỉ“.
Nhưng không, các streamer vẫn có những quy tắc phải tuân theo. Việc giờ giấc stream không theo một trình tự nào khiến cho người xem rất khó theo dõi, thậm chí là chán nản. Hơn nữa nếu ký hợp đồng với một nền tảng stream cụ thể thì sẽ bắt buộc phải “chạy KPI”, ngồi một chỗ trước màn hình máy tính một thời gian dài. Họ cũng phải stream đủ số buổi đã đăng ký, không được tự ý quảng cáo nhãn hàng không được phép, phải đạt lượng view thế kia… quanh đi quẩn lại thì cũng không khác dân văn phòng là bao.
Video đang HOT
Vô cùng nhiều các nền tảng stream, công ty streamer – điều này là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các streamer
Phần lớn mọi người đều tìm đến nghề streamer vì sở thích về game. Thế nhưng, lúc đi vào công việc nghiêm túc thực sự thì cái sự đam mê đó cũng dần hao mòn. Không ai thích ăn mãi một món cả, streamer lẫn người xem đều vậy. Cứ có game nào hot mới ra thì chắc chắn người làm nội dung cũng phải tiên phong mà thử nghiệm. Nhiều khi đó chỉ là chơi theo trend để view tốt hơn chứ không xuất phát từ sở thích.
Vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng sinh ra một áp lực vô hình. Thậm chí, nó còn ép các streamer lựa chọn “công nghiệp hoá” hay giữ lấy chất riêng. “Công nghiệp hoá” ở đây được hiểu là việc stream theo khuôn mẫu, chỉ định của bên phía công ty chủ quản.
Vì vậy, các buổi stream sẽ không còn được tính sáng tạo bay bổng hay thoải mái như thời còn là một streamer “tự do”. Đổi lại, đa phần sự ổn định đó sẽ khiến cho các streamer đó có thu nhập khá hơn so với việc tự thân làm hết mọi thứ.
MV Stream Đến Bao Giờ của Độ Mixi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực
Hơn nữa, vì việc stream diễn ra liên tục đều đều mỗi ngày nên rất dễ rơi vào việc bị bí ý tưởng, nhạt dần và đều. Nếu Độ Mixi không có các chuyên mục bên lề như vlog, nói chuyện tâm sự mà vẫn chỉ chơi duy nhất CS:GO, PewPew nếu chỉ tiếp tục stream Dota 2 và bỏ qua những nội dung khác, ViruSs không làm nhạc, tham gia kinh doanh thì chắc chắn họ không thể nào có được vị trí đáng mơ ước của nhiều người như bây giờ.
Đời tư bị để ý quá nhiều, một sai lầm có thể dẫn tới hậu quả khôn lường
Chính vì việc là một người nổi tiếng với các khán giả trẻ nên các streamer cũng dần phải chịu luôn gánh nặng về quyền riêng tư. Vì đặc thù là ngành giải trí tương tác trực tiếp nên khả năng mắc sai sót trên stream là rất lớn. Đó có thể là lộ địa chỉ nhà, thông tin cá nhân, tin nhắn.
Chuyện họ yêu ai, đi cùng ai, làm gì, phát ngôn ra sao, mặc cái gì… luôn được để ý triệt để bởi các khán giả. Nếu streamer đó đủ nổi tiếng thì chỉ cần có một hành động “không vừa mắt” cộng đồng mạng, họ sẽ phải nhận một “quả bom truyền thông” vô cùng lớn. Điều đó đặc biệt đúng với các streamer có lượng fan hâm mộ lớn.
ViruSs trong video giải thích ngay sau sự việc của anh và Ngân Sát Thủ đã đi quá giới hạn chịu đựng
Chuyện chia tay giữa cặp đôi đình đám một thời là ViruSs và Ngân Sát Thủ đã khiến cho chính những người trong cuộc gặp không ít phiền toái. Sau bài post từ phía nàng Ngân Sát Thủ với nội dung giải thích về lý do đường ai nấy đi của hai người, rất nhiều phiền toái đã xảy ra.
Nhiều người đã đào bới từng câu nói, nghĩ ra đủ thứ thuyết âm mưu về chuyện tình giữa 2 streamer này. Để rồi kết cục là ViruSs vướng phải cuộc khủng hoảng truyền thông rất lớn.
Mina Young – tâm điểm của drama cách đây không lâu
Hay sự kiện gần đây nhất là Mina Young đã bị chính ông bầu Cao Lê Tuấn Tú buộc ngừng hoạt động. Nguyên nhân là vì Mina Young mặc áo của fan tặng cặp đôi Noway – Cara lên sóng stream, gây ra ảnh hưởng không hề tốt đối với công ty.
Sau đó, chính “Ba Tú” cũng phải đau lòng mà chia sẻ rằng: “ Chính mình là người dẫn Mina vào nghề này, mình thương Mina còn không hết. Nhưng làm ảnh hưởng đến người khác thì khó mà tha thứ được“.
Nghề streamer đang ngày một nở rộ, phát triển mạnh mẽ. Lượng khán giả cũng ngày một đông đảo, đa dạng hơn. Các streamer thì ngày càng phải chịu nhiều áp lực hơn. Qua đó mới thấy rằng không phải cứ “ngồi một chỗ chơi game ra tiền” là sướng. Họ – những streamer cũng phải khổ trăm đường với những áp lực vô hình!
Nhận tiền donate từ người xem, Streamer hay Youtuber có phải nộp thuế không?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Hiện nay trên thị trường mạng xã hội có một khái niệm khá mới lạ và nó mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây. Thuật ngữ này được xuất hiện lần đầu khi Streamer nở rộ ra và được coi là một nghề, những người này khi thực livestream và thu hút các Donate từ người xem. Vậy thực sự Donate Stream là gì? Tiền kiếm từ donate khi stream game có phải đóng thuế hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Những streamer nổi tiếng như Độ Mixi kiếm được rất nhiều tiền từ Donate (Hình ảnh chỉ mang tính minh họa).
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2014;
- Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung 2016;
- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC
- Thông tư số 25/2018/TT-BTC
1. Donate stream là gì?
Donate có khái niệm chính là một hình thức quyên góp tài chính cho những tổ chức, một tập thể hay cá nhân nào đó. Thực ra điều này cũng như là việc kêu gọi ủng hộ từ thiện nhưng nó được thực hiện trên các trang mạng xã hội và online trực tuyến. Nhưng theo một phương diện nào đó thì đây là hình thức tặng cho của một người nào đó cho các streamer.
2. Vậy kiếm tiền từ done khi stream game có phải nộp thuế không?
Căn cứ theo Khoản 1 và 2, Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân:
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Như vậy, những streamer đều thuộc đối tượng nộp thuế theo Điều 2, Khoản 1 và 2 đã quy định.
Căn cứ theo Khoản 1 và 2, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
Như vậy, kiếm tiền từ donate khi stream là khoản thu nhập thuộc Điều 3 luật thuế thu nhập cá nhân nên vẩn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Vậy, streamer khi tiếm tiền từ donate cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam.
Lưu ý: kiếm tiền từ donate không phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân về trúng thưởng, quà tặng tuy việc kiếm tiền từ donate cũng là một dạng tặng cho giữa người với người khác vì:
Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ quà tặng phải nộp thuế TNCN gồm:
- Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định;
- Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: Vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân...
- Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai... Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; thuyền, kể cả du thuyền...
Vì kiếm tiền từ donate không nằm trong các thu nhập tại Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC nên không phải nộp thuế từ khoản này.
(Tham khảo nội dung tại Chuyên trang Luật Sư X)
Livestream cùng "bạn trai" trên sóng, nữ streamer xinh đẹp liên tục thực hiện các hành động gợi cảm theo yêu cầu của fan để "mơi" tiền donate Cô nàng nữ streamer xinh đẹp sẵn sàng làm tất cả mọi hành động ngay sau khi được fan donate. Đối với các streamer, bên cạnh thu nhập từ nền tảng phát sóng thì tiền donate của người xem cũng luôn là một trong những yếu tố rất quan trọng bất chấp thường thì chúng sẽ bị cắt phần trăm hoa hồng với...