Ngôi làng trai gái tỏ tình bằng thơ
Đọc bài thơ chân tình của chàng trai bại liệt, cô Tới ứa nước mắt rồi quyết định gắn bó cuộc đời với người đàn ông không may mắn. Bao năm qua, nhiều nam thanh nữ tú ở làng Hoàng Dương (Hà Nội) tìm được hạnh phúc nhờ thơ ca.
Chuyện tình của ông Cao Đức Thi với vợ Nguyễn Thị Tới nhờ bài thơ được người làng truyền tụng mãi đến nay. Ông Thi vốn là người đàn ông đẹp trai, tài hoa nổi tiếng trong làng. Sau một trận ốm, phần thân dưới của ông gần như liệt. Chàng trai khi ấy cảm mến người con gái Nguyễn Thị Tới ở xã Phương Tú cách nhà 12 km. Ông tặng một bông hoa kèm bài thơ: “Anh tặng em bông hoa/ Em cài lên mái tóc/ Đẹp như một bài ca/ Như vầng dương đang mọc/ Hoa đẹp tựa bức tranh. Tượng trưng tình trong trắng/ Yêu em trong thầm lặng…”.
Đọc bài thơ, bà Tới ứa nước mắt rồi quyết định gắn bó cả cuộc đời với người đàn ông không may mắn. Mặc gia đình can ngăn, bà nhất quyết lấy ông bằng được. Đến giờ, sau hơn 30 năm chung sống, bà Tới bảo khi xưa đã không chọn nhầm người, bởi dù 3 đứa con đã lớn và cuộc sống đôi khi vất vả, ông Thi vẫn lãng mạn, thi thoảng làm tặng bà những bài thơ.
Làng Hoàng Dương nằm ven đê sông Đáy có tên nôm là làng Chùa. Ngay trên cổng vào ngôi làng ở xã Sơn Công (Ứng Hòa, Hà Nội) khắc bốn chữ “Vọng tự nhập xuất”, nghĩa là trông chữ để vào làng. Làng có nghề truyền thống làm nong, nia, tăm hương… bằng tre, nứa và nông nghiệp. Nhưng làng còn nổi tiếng hơn nhờ tài làm thơ của người dân, người dân cả xã Sơn Công vẫn gọi làng Chùa là làng thơ.
“Người làng Chùa lấy đức làm gốc và lấy thơ để truyền đức. Thơ ngân lên trong mỗi ngôi nhà, vang lên từng nơi ngõ xóm”, cụ Nguyễn Gia Tế, (85 tuổi) được mệnh danh là Trạng thơ của làng, cho hay.
Cổng vào làng Hoàng Dương (làng Chùa). Ảnh: Hoàng Phương.
Các cụ cao niên trong làng cũng không biết rõ người làng Chùa bắt đầu làm thơ từ khi nào. Từ yêu lao động sản xuất, họ mang nghề nghiệp vào thơ ca: “Chẳng biết tự bao giờ/ Làng tôi đã có nghề/ Đan nong, nia, rổ, xảo/ Đan cót, mẹt, dần, sàng/ Bằng tre, nứa, mây, giang”.
Ngoài ông Thi, trai làng Chùa đi hỏi vợ gần xa cũng hay làm thơ tặng các cô gái để tỏ tấm chân tình. Người nơi đây tự hào kén được dâu hiền rể thảo, yêu quê chồng, quê vợ như chính quê hương mình. Có vợ nhà thơ nổi tiếng trong làng, làm lãnh đạo lớn, Tết về vẫn tự tay gói bánh chưng cho các cháu hay gánh nước lau dọn cửa nhà.
Trong đám cưới, thay vì hát hò, nhảy múa linh đình như nhiều vùng quê khác thì trai gái làng lên đọc thơ chúc mừng cho hạnh phúc đôi trẻ. Cô dâu chú rể coi đó là món quà tinh thần cả làng tặng.
Qua nhiều thế hệ, mỗi người dân đều là thi sĩ làng, từ trí thức đến nông dân, từ đứa trẻ học lớp Bốn đến các cụ già ngoài 90 tuổi đều yêu thơ, có thể xuất khẩu thành thơ.
Video đang HOT
Đôi vợ chồng Cao Đức Thi, Nguyễn Thị Tới nên duyên nhờ thơ.Ảnh: Hoàng Phương
Nói đến tình cảm vợ chồng nồng thắm, người dân làng Chùa tấm tắc khen vợ chồng ông Nguyễn Gia Lục, bà Nguyễn Thị Nguyệt. Hai ông bà ngoài 70 tuổi nhưng tình cảm chẳng kém gì vợ chồng son. Nhân đi thăm con dâu, bà mua tặng ông chiếc áo và xuất khẩu thành thơ: “Tặng ông một tấm áo dài/ Mênh mông biển cả tình đời hai ta/ Tuổi xuân nay đã đi qua/ Bảy mốt trở lại tuổi hoa một thời…”.
Vừa là người vợ tình cảm, bà Nguyệt cũng nổi tiếng là người hòa giải khéo léo. Trong làng có đôi vợ chồng trẻ hay cãi nhau, cô vợ xinh đẹp không chịu nổi bèn đâm đơn ra tòa đòi ly dị. Bà Nguyệt cùng tổ hòa giải của thôn xóm đến khuyên can, phân tích cho cô nghe lời thiệt hơn, còn làm tặng người vợ một bài thơ, khuyên nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng đầu gối tay ấp và 3 đứa con nhỏ. Cuối cùng, người vợ nghe lời rút đơn, vợ chồng giờ yên ổn làm ăn không còn cãi nhau nữa.
Không những dùng thơ để bày tỏ tình yêu, hòa giải mâu thuẫn vợ chồng, người làng Chùa còn dùng thơ để nhắc nhở về cách ứng xử trong cộng đồng làng. Cụ Tế kể, trước đây, mỗi tháng một lần, các cụ trong làng còn triệu tập dân ra đình để răn dạy cách cư xử giữa cha con, vợ chồng, làng xóm với nhau. Giờ lệ đó không còn, thay vào đó là mỗi tối thứ 5 hàng tuần, hệ thống loa truyền thanh đặt ở giữa làng sẽ thông báo tình hình bằng thơ.
Có một người đàn bà đi móc cua, tự tiện cầm lẹm (dụng cụ móc cua) làm vỡ bờ khiến ruộng không giữ được nước. Loa truyền thanh của làng có luôn bài thơ:”Con cua đáng giá bao đồng/ Đang tay cầm lẹm chị thông ngang bờ/ Lợi chung sao chị hững hờ/ Nước trơ ruộng cạn, lúa xơ xác đồng”.
Nhắc trên loa cho cả làng nghe thấy nhưng người làm thơ cũng không nói cụ thể tên ai. Ai có tật thì người đó sẽ phải giật mình bởi làm điều không hay đều không qua được mắt dân làng. “Đó là cách người làng tôi nhắc nhở nhau, không phải chỉ biết sống cho riêng bản thân mình mà còn phải biết vì cộng đồng, vì tập thể chung”, cụ Tế giải thích.
Người làng Chùa với nghề truyền thống đan nong, nia, làm tăm hương. Ảnh: Hoàng Phương.
Chính vì nếp làng từ xưa đã vậy, nên người nơi đây tự hào gần 300 hộ dân với khoảng 1.600 nhân khẩu không hề có người nghiện hút, không có tệ nạn xã hội. Thỉnh thoảng, có nhóm tổ chức chơi tá lả, ngay ngày hôm sau đã được lên loa của làng “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm/ Muốn no thì phải chăm làm/ Đừng mê đánh bạc, đừng ham đánh đề”.
Không những làm thơ, người già còn khéo léo dùng đặc điểm của nghề truyền thống, đưa vào trong câu đối “Gìn giữ kỷ cương xưa. Nhắc khéo khi đan đừng để lỗi/ Làm theo nề nếp cũ. Dặn dò khi vót uốn cho tròn” để bảo ban con cháu vừa giữ lấy lệ làng, vừa phải cẩn thận, tránh khuyết điểm khi đi ra ngoài xã hội làm việc.
Thơ của người làng, dù dở dù hay cũng không bao giờ mang ra chê bai nhau để tránh mất đoàn kết xóm làng. Những bài thơ hay cũng không gửi báo cộng tác lấy nhuận bút mà coi như món ăn tinh thần. Khi làm thơ, họ cũng không cần ghi chép vào giấy mà tự nhớ trong đầu.Những cái đầu chứa đầy thơ là những tập bản thảo đáng tin cậy nhất.
Cụ Tế bảo, người làng Chùa làm thơ giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Nhiều cụ già không biết chữ, mắt không còn nhìn thấy nhưng đọc thơ vanh vách. Hay cánh thanh niên trẻ tuổi, sinh viên, học sinh, thậm chí là thiếu nhi cũng tham gia làm thơ. Những bài thơ của dân làng được sưu tầm, tập hợp lại và in trong ba tập thơ của Hội nhà văn Việt Nam, bao gồm Đất ngàn năm, Giọng nói người làng Chùa và Từ những ngôi nhà.
Lão Trạng thơ Nguyễn Gia Tế cười khà khà, rồi để minh chứng cho lời nói, cụ giở tập thơ Từ những ngôi nhà và ngâm nga bài thơ của cô học trò lớp 4 Đỗ Thùy Linh:
Quê em bát ngát đồng xanh
Có con sông Đáy chảy quanh xóm làng
Chiều chiều dưới ánh nắng vàng
Chúng em trên cánh đồng làng thả trâu.
Hoàng Phương
Theo VNE
Chân dung nghi phạm sát hại chủ nhà nghỉ Hồng Anh
Công an tỉnh Hưng Yên đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tuyến (23 tuổi, xã Minh Đức, huyên Ứng Hòa, Hà Nội), nghi phạm sát hại dã man chủ nhà nghỉ Hồng Anh.
Ngày 21/9, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hưng Yên cho biết đã có đủ căn cứ thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Văn Tuyến (23 tuổi), ở thôn Thần, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Văn Tuyến là khách quen của nhà nghỉ Hồng Anh (ở thôn Trai Túc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Nhà nghỉ Hồng Anh - nơi xảy ra vụ án mạng.
Nghi phạm Nguyễn Văn Tuyến
Ngày 10/9, vợ chồng chủ nhà nghỉ là ông Nguyễn Văn Thú (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Chung (58 tuổi) đã định không cho Tuyến thuê trọ vì còn nợ tiền phòng.
Khoảng 2h ngày 12/9, Tuyến dùng dao khống chế, yêu cầu bà Chung phải đưa 20 triệu đồng và 1 xe máy. Khi chủ nhà nói không có đủ tiền, đối tượng đã bắt bà Chung uống một lượng lớn thuốc an thần, đâm 1 nhát vào mạn sườn nạn nhân.
Nghe tiếng động, ông Nguyễn Văn Thú chạy đến thì bị Tuyến dùng dao tấn công. Nạn nhân chết ngay tại chỗ do bị khoảng 20 nhát đâm trên người. Trước khi bỏ trốn, nghi phạm đã xuống khu vực gác xép phía dưới lục soát lấy gần 9 triệu đồng.
* Trước đó, ngày 30/3, Công an huyện Thạch Thất - Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan này đã vừa bắt Ngô Đăng Thức (17 tuổi) và Nguyễn Văn Huỳnh (19 tuổi), cùng trú tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai - Hà Nội về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Tại cơ quan điều tra, Thức khai nhận, Thức cùng bạn là Nguyễn Văn Huỳnh bỏ nhà đi bụi. Trước khi đi, Thức đã lấy 1,5 chỉ vàng của gia đình để tiêu xài và thuê xe taxi đi từ nhà đến nhà nghỉ Quốc Triệu 2 (ở xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất).
Khi thuê phòng, Thức và Huỳnh đã mua 2 con dao nhọn cầm vào thì bị bà Nguyễn Thị Kim Thoa là chủ nhà nghỉ phát hiện và yêu cầu nộp lại 2 con dao.
Ngày 29/3, sau khi ăn cơm trưa tại nhà nghỉ chúng yêu cầu bà Thoa trả lại 2 con dao và bàn nhau giết bà Thoa để lấy tiền của Nhà nghỉ.
Đến 16 giờ cùng ngày, lợi dụng khi bà Thoa đang cắt cỏ ngoài vườn (cách nhà nghỉ khoảng 80m), Thức dùng dao chém vào cổ bà Thoa, còn Huỳnh lao vào bịt miệng và đâm tiếp một nhát làm bà Thoa chết ngay tại chỗ.
Sau khi gây án, Thức và Huỳnh lấy 2 điện thoại trên người bà Thoa và chùm chìa khoá của nhà nghỉ rồi trở về phòng thì gặp một người quen của bà Thoa đến hỏi bà Thoa. Chúng nói bà Thoa đi vắng nhưng người đó cứ đi vào và nhìn thấy bà Thoa chết ngoài vườn nên đã hô hoán lên. Thức và Huỳnh vội bỏ chạy.
Nhân dân địa phương và Công an xã Hoà Lạc đã vây bắt được Ngô Đăng Thức. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, Công an huyện đã bắt được đối tượng còn lại là Nguyễn Văn Huỳnh.
TheoĐất Việt
Xác định được hung thủ giết chủ nhà nghỉ Hồng Anh Kẻ giết ông chủ nhà nghỉ, cướp tài sản là vị khách quen. Lần đầu tiên từ khi xảy ra, những tình tiết về vụ án đã được hé lộ. Chiều nay (20-9), Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hưng Yên, đã có đủ căn cứ thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Văn Tuyến (SN 1990), ở thôn Thần,...