Ngôi làng “phù thủy” bị nguyền rủa ở Tây Ban Nha
Một ngôi làng nhỏ ở Tây Ban Nha được cho là bị nguyền rủa bởi một phép thuật mạnh mà chỉ Đức Giáo Hoàng mới có thể gỡ bỏ.
Ngôi làng phù thủy bị nguyền rủa Trasmoz ở dãy nũi Moncayo, Tây Ban Nha
Những lâu đài, tòa nhà cổ kính, đảo hoang luôn đi kèm nhiều câu chuyện “ma ám” rùng rợn. Nhiều nơi trong số đó rất thu hút du khách và trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thậm chí còn là nơi ở của tổng thống. Loạt bài này sẽ đưa độc giả đến thăm những địa điểm vừa “ma quái” vừa hấp dẫn như vậy.
Để tìm hiểu thêm về câu chuyện kì bí này, phóng viên BBC đã đến làng Trasmoz, nằm ở dãy núi Moncayo tại Aragon, Tây Ban Nha. Làng Trasmoz có một lịch sử lâu đời nhiều thế kỉ về phù thủy.
Theo Lola Ruiz Diaz, một phù thủy địa phương thời hiện đại, “toàn bộ câu chuyện phù thủy của làng Trasmoz bắt đầu ở đây, tại lâu đài này”, cô nói với phóng viên BBC. “Vào thế kỷ 13, người dân sống tại lâu đài làm nghề rèn tiền giả. Để che giấu những tiếng nện búa, cạo kim loại, dân làng lan truyền một tin đồn đó là tiếng động của phù thủy và pháp sư thực hiện phép thuật vào ban đêm. Việc này thực sự có hiệu quả, làng Trasmoz từ đó mãi mãi gắn liền với phép thuật. “
Tòa lâu đài nơi dân làng rèn tiền giả giờ là một đống đổ nát
Ruiz giải thích, tại thời điểm đó, Trasmoz là một cộng đồng thịnh vượng với rất nhiều mỏ sắt và bạc, cũng như nguồn nước, gỗ dư dả. Ngôi làng có lãnh thổ riêng, nghĩa là không thuộc sự thống trị của Giáo Hội. Theo chiếu chỉ của hoàng gia, dân làng không phải trả lệ phí hay trả thuế cho tu viện Veruela gần đó. Chuyện này đã khiến Giáo Hội tức giận.
Khi những tin đồn về làng Trasmoz là nơi trú ẩn cho phù thủy bắt đầu lan rộng, trụ trì của Veruela chộp lấy cơ hội để trừng phạt dân làng. Họ yêu cầu các tổng giám mục khai trừ toàn bộ ngôi làng, nghĩa là họ không được phép xưng tội hoặc rửa tội tại nhà thờ Công giáo.
Video đang HOT
Cộng đồng những người giàu có của Trasmoz không hề ăn năn hối hận. Tranh chấp giữa làng Trasmoz với tu viện Veruela tiếp diễn trong nhiều năm, đạt đỉnh điểm khi tu viện bắt đầu lấy nước từ làng Trasmoz mà không trả tiền.
Ngôi làng phù thủy nằm trên dãy nũi Moncayo đầy tuyết của Tây Ban Nha
Đáp lại, Chúa tể của làng Trasmoz đã cầm vũ khí chống lại tu viện. Nhưng trước khi một cuộc chiến tranh có thể nổ ra, vấn đề này đã được đưa lên trình vua Ferdinand II, người đã quyết định rằng hành động của Trasmoz rất có lý.
Giáo Hội không bao giờ tha thứ cho sự thất bại này. Với sự cho phép của Giáo hoàng Julius II, Giáo hội đã nguyền rủa ngôi làng vào năm 1511 bằng lời nguyền mạnh mẽ nhất của Giáo Hội. Họ cáo buộc dân làng Trasmoz bị phù thủy làm cho mờ mắt. Từ đó, chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có thể gỡ bỏ lời nguyền. Không giáo hoàng nào làm điều đó cho đến tận bây giờ.
Giáo hội đã nguyền rủa ngôi làng vào năm 1511 bằng lời nguyền mạnh mẽ nhất của Giáo Hội
Những năm kế tiếp không hề dễ dàng với làng Trasmoz. Lâu đài bị đốt cháy trong năm 1520 và trở thành một đống đổ nát trong nhiều thế kỷ. Sau khi những người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 15, Trasmoz rơi vào suy thoái, từ khoảng 10.000 dân xuống còn chỉ 62. Một nửa trong số họ sống ở đây vĩnh viễn. Ngôi làng ngày nay không có cửa hàng, không có trường học và chỉ có một quán bar. Nhiều ngôi nhà đang trong tình trạng xuống cấp và đường phố vắng tanh.
Ngôi làng giờ là nơi ở của 62 người, trong khi trước đó là 10.000 người
Dừng chân tại một tác phẩm điêu khắc hình người phụ nữ, Ruiz nói với phóng viên BBC: “Đây là La Tia Casca, phù thủy cuối cùng bị giết tại làng Trasmoz năm 1860.” Cô nói thêm “Một dịch bệnh chết người đã bùng phát và không có lời giải thích hay cách chữa trị nào. Vì vậy, họ đổ lỗi cho La Tia Casca vì cô trở nên kỳ lạ và bí mật. Họ trói cô và ném xuống giếng, chính tại nơi bức tượng này được dựng lên.”
La Tia Casca có thể là phù thủy cuối cùng bị giết chết ở Trasmoz, nhưng những truyền thống phù thủy vẫn còn tồn tại ở ngôi làng Tây Ban Nha này. Tháng 6 hàng năm, trong lễ hội Feria de Brujeria, người ta tổ chức một khu chợ bán kem và thuốc làm từ các loại thảo mộc chữa bệnh và gây ảo giác mọc xung quanh núi Moncayo. Diễn viên sẽ diễn lại những cảnh tượng lịch sử, như việc trói và tra tấn các phù thủy. Một người may mắn nhất sẽ dành được danh hiệu “Phù thủy của năm”.
________________
Đón đọc bài tiếp theo vào chiều 4.5: Bệnh viện “ma ám” nổi tiếng nhất Singapore
Theo_Dân việt
Kỳ lạ ngôi làng có nghi lễ lăn trẻ sơ sinh qua phân bò
Dân làng tin rằng, bằng cách lăn qua phân bò, em bé sẽ gặp nhiều may mắn và không bị bệnh tật
Các bậc cha mẹ tại ngôi làng nhỏ Betul thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, luôn luôn thực hiện một "nghi lễ" quan trọng cho các em bé, cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là lăn qua phân bò. Dân làng tin rằng, việc phân bò dính đầy trên người bé trai, bé gái là cách giúp họ tránh khỏi mọi bệnh tật. Bên cạnh đó, sự "tinh khiết" của phân bò sẽ mang lại may mắn cho các bé.
Nghi lễ "lăn phân bò" được tiến hành một ngày sau lễ Diwali, còn được gọi là lễ hội ánh sáng - một đại lễ của Ấn Độ. Trong tuần diễn ra lễ hội Diwali, người dân đã tập hợp phân bò lại thành một đống lớn trong làng.
Một em bé khóc dữ dội khi bị cha lăn qua phân bò tại làng Betul.
Ngay sau khi kết thúc lễ hội, người dân sẽ làm lễ cầu nguyện các vị thần Hindu trước khi lăn các em bé, trong đó có cả trẻ sơ sinh, trong bể phân bò. Toàn bộ dân làng tụ tập quanh bể phân, chờ đến lượt mình "lăn" con cái. Việc lăn phân bò được tiến hành từ hoàng hôn đến bình minh, lần lượt từng đứa trẻ đến khi nào hết thì thôi. Nghi lễ đã kéo dài qua nhiều thế kỷ và người dân luôn tin tưởng con cái họ sẽ được bảo vệ đầy đủ nếu lăn trong phân bò.
Trong Ấn Độ giáo, con bò được coi là con vật linh thiêng và được tôn thờ. Nhiều nhà truyền giáo nói rằng, nước tiểu và phân bò có đặc tính chữa bệnh.
Người dân tin rằng, phân bò sẽ giúp các bé tránh bệnh tật và gặp nhiều may mắn.
Trẻ sơ sinh cũng được tham gia phần lăn phân bò này.
Một người đàn ông thậm chí còn lấy phân bò xoa lên trán, lên mặt con trai mình.
Lễ lăn phân bò được tổ ngay sau Đại lễ ánh sáng Diwali.
Theo Trí Thức Trẻ
Lạnh người vì hiện tượng siêu nhiên ở ngôi làng bí ẩn nhất nước Ý Một chiếc gương trang điểm trong phòng tắm bị cháy đến ba lần trong vòng 35 giờ, toàn bộ cà tím trồng trong làng bỗng nhiên có màu bảy sắc cầu vồng... Trong 10 năm qua, cư dân sống tại ngôi làng Sicily thuộc Caronia, Italia đã hết sức lo lắng, hoảng sợ khi phải đối mặt với hàng trăm vụ hỏa hoạn...