Ngôi làng phấp phỏng chờ “thần chết” ung thư gọi tên
Người ta đã quên bẵng kho thuốc trừ sâu cho đến ngày liên tiếp các hộ dân sống quanh khu vực chết vì ung thư. Trong nỗi phấp phỏng “thần chết” sẽ gọi tên mình, họ chỉ biết chờ đợi các cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và cách xử lý.
“1 tháng gần đây có tới 3 người chết”
Chúng tôi tìm về xóm 10, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) khi thông tin về kho thuốc trừ sâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết của hàng loạt người dân trong xóm. Càng hoang mang hơn khi mới đây nhất, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, cả xóm đã đưa tiễn 3 người đàn ông về nơi yên nghỉ cuối cùng với cùng một chứng bệnh: ung thư.
Ông Trần Bá Huệ – xóm trưởng xóm 10 cho biết: Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân trong xóm đau ốm bệnh tật nhiều lắm. Từ khi nhiều người được xác định là chết vì ung thư thì dân thực sự hoang mang. Hầu hết các hộ có người chết vì ung thư đều nằm xung quanh khu vực kho thuốc trừ sâu của HTX dịch vụ nông nghiệp trước đây. Trong 2 năm trở lại đây, xóm 10 có 7 người chết vì ung thư, riêng hơn 1 tháng gần đây thì có tới 3 người chết.
Hầu hết các nạn nhân chết vì ung thư gan hoặc ung thư phổi. Phần lớn các nạn nhân đều đang ở độ tuổi sung sức lao động, do vậy sự ra đi của họ khiến đời sống gia đình hết sức khó khăn. Nhà ông xóm trưởng cách vị trí kho thuốc cũ khoảng 100m theo đường chim bay, nước giếng sau khi bơm lên có mùi hắc, đun sôi có màu nâu đục. “Người ta bảo dân xóm 10 uống thuốc sâu mà sống. Cứ thấy chết liên tiếp thế này ai cũng sợ nhưng không biết làm thế nào cả”, ông xóm trưởng cho biết.
Khu vực nền kho thuốc trừ sâu cũ
Theo ông Trần Xuân Tý – một người dân trong xóm, thì vào những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Tổ dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật thuộc HTX dịch vụ nông nghiệp Nghi Thịnh dựng một nhà kho tại khu vực xóm 10. Đây là kho chứa nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ bao gồm cả thuốc nước và thuốc bột, trong đó có thuốc 666 – một loại thuốc cực độc, hiện đã bị cấm sử dụng.
Đến năm 1985, HTX giải thể, kho thuốc bị giải tán, một phần thuốc được chuyển đi nơi khác, số còn lại được chôn xuống ngay dưới nền kho. Hiện tại, khu vực nền kho cũ đã được cấp cho một hộ dân sử dụng. Sau hơn 20 năm kể từ ngày thuốc bị chôn xuống lòng đất, có mặt tại đây chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi hắc khó chịu bốc lên. Những chiếc chum sành vỡ nát, theo ông xóm trưởng, trước đây, thuốc trừ sâu, trừ cỏ được đựng trong những chum sành này. Tại khu vực nền kho cũ, người ta đã trồng chuối nhưng cây chỉ èo uột, ít khi thấy trổ buồng.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Lợi, nhà ngay sát kho thuốc cũ cho biết: “Vào những ngày trời đổi gió, nóng bức, mùi thuốc sâu vẫn bốc lên nồng nặc. Ngửi vào thấy tức ngực, buồn nôn, khó chịu lắm. Sợ thuốc sâu ngấm vào nước nhưng nếu không dùng nước giếng thì chúng tôi cũng không biết dùng nước gì cả”.
Những chiếc chum sành đựng thuốc cực độc như 666 vỡ nát nằm lăn lóc
Nước nhiễm độc, vẫn phải dùng
Trước những hoang mang lo lắng của người dân, cuối năm 2011, đoàn cán bộ Viện Hóa học – vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự – Bộ Quốc phòng và cán bộ Trung tâm y tế huyện Nghi Lộc đã lấy mẫu nước tại 6 điểm quanh khu vực kho thuốc cũ. Trong đợt 1, trong 6 mẫu nước lấy đi kiểm tra thì 3 mẫu có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là Delta BHC (đồng phân 666) cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trong đợt 2, có 1/6 mẫu chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là 666 vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong kết quả phân tích đợt 3 với 3 mẫu nước thì có 2 mẫu có thuốc bảo vệ thực vật là Delta BHC vượt ngưỡng cho phép.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nước sinh hoạt của các hộ dân xóm 10 đã được cơ quan chức năng kết luận. Tuy nhiên, đây có phải là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng người dân mắc và tử vong vì các căn bệnh ung thư hay không thì cần phải kiểm tra, nghiên cứu thêm.
Chị Lê Thị Lợi: “Biết là nước nhiễm độc nhưng nếu không dùng nước giếng thì chúng tôi không có nguồn nước nào khác để sử dụng”
Trong khi chờ các cơ quan chức năng kiểm tra thì các hộ dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm độc để ăn uống và sinh hoạt. Mới đây, đơn vị cung cấp nước sạch đã đến khảo sát địa hình và có phương án xây dựng đường ống cung cấp nước sạch cho các hộ dân nhưng đến bao giờ dân mới có nước sạch dùng thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Người dân ở đây đang mong chờ các cơ quan liên quan sớm có biện pháp điều tra nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư cũng như có biện pháp xử lý nguồn hóa chất tồn dư trong đất.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bi kịch của người phụ nữ bị con trai đánh chết
Ngày 10/12, Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hoàng Khắc Thắng (39 tuổi, ngụ tại xã Nghi Vạn, Nghi Lộc) về hành vi "giết người".
Trước đó, khoảng 20h ngày 2/12, Hoàng Khắc Thắng đi làm về nhưng chưa thấy mẹ nấu cơm tối nên nói hỗn và lớn tiếng với bà Nguyễn Thị Đấu (68 tuổi, mẹ Thắng). Lúc này, bà Đấu đang bị ốm, nằm ở giường không bước dậy được nên sau khi to tiếng, Thắng lao lên giường mẹ rồi đấm đá khiến bà nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Đến ngày, 4/12, do bị thương nặng và tuổi cao sức yếu nên bà đã không qua khỏi cơn nguy kịch.
Đối tượng Hoàng Khắc Thắng tại cơ quan điều tra.
Bà Đấu vốn là người huyện Anh Sơn, sau khi được phân công về Trạm giống xã Nghi Văn công tác, bà lấy ông Hoàng Khắc Cẩn làm chồng. Hai vợ chồng có với nhau 2 mặt con. Tuy nhiên, do cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, không thể sống chung, ông Cẩn đã bỏ đi với người phụ nữ khác, còn bà Đấu ở vậy nuôi 2 con.
Căn nhà nơi bà Đấu bị nghịch tử đánh đến chết.
Người con đầu Hoàng Khắc Thắng sau khi lập gia đình sinh được 2 đứa con nhưng lại không chịu làm ăn mà suốt ngày chìm trong men rượu. Mỗi lần như thế, Thắng thường thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ con. Thậm chí, 2 đứa con đã nhiều lần chứng kiến cha mình chốt cửa phòng và đánh mẹ không tiếc tay. Sau 10 năm không chịu nổi tính vũ phu của Thắng, chị Thúy (vợ Thắng) đã đưa 2 đứa con lên Lai Châu làm thuê.
Di ảnh bà Đấu.
Cũng từ khi vợ bỏ đi, những trận đòn lại giáng xuống người mẹ già yếu, khốn khổ. Bị Thắng đánh đập thường xuyên, hàng xóm thương tình động viên bà viết đơn báo cáo chính quyền, nhờ chính quyền dạy dỗ Thắng. Vậy nhưng, vừa sợ, vừa thương con, bà Đấu không nỡ. Chỉ đến khi bà đủ quyết tâm viết đơn tố cáo hành vi bạo hành của đứa con thì đã quá muộn.
Hôm bị đánh, bà Đấu chỉ biết đưa hai tay lên ôm lấy đầu và kêu cứu hàng xóm. Mọi người nghe tiếng kêu liền chạy sang, đập cửa nhưng Thắng nhất định không mở. Khi bị dọa sẽ báo công an, Thắng mới dừng tay đánh mẹ. Do vết thương quá nặng, sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện, sáng ngày 4/12, bà Nguyễn Thị Đấu đã tử vong.
Sáng cùng ngày, Công an huyện Nghi Lộc đã quyết định bắt khẩn cấp Hoàng Khắc Thắng để điều tra hành vi giết người.
Ngày 10/12, Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hoàng Khắc Thắng về hành vi "giết người".
VTheo Khám phá
Chuyện cầm thú của gã con giết mẹ vì không nấu cơm Chiều 10/12, môt cán bộ điều tra công an huyện Nghi Lộc - Nghệ An cho biết: Sau 9 ngày bị bắt, Hoàng Khắc Thắng (39 tuổi, ngụ xóm 25, xã Nghi Văn) vẫn bình thường. Thắng tỏ ra khá bình tĩnh và có đôi lúc ân hận về những việc mình đã làm. Vụ việc Hoàng Khắc Thắng ra tay đánh đập...