Ngôi làng nổi tiếng với những lời tiên tri chuẩn xác, chứa đầy tàn tích cổ xưa
Ngôi làng này đã bị bỏ hoang từ rất lâu và có nhiều du khách ưa mạo hiểm tìm tới để khám phá những tàn tích còn sót lại.
Làng cổ ở Perthshire, Scotland này thuộc sở hữu của bà Lady of Lawers hiện đang được bán với giá $ 173,000, bị bỏ hoang từ năm 1926. Nó có diện tích hơn 13.000m2, có một bãi biển riêng, một khu rừng nhỏ, quyền đánh bắt cá trên hồ Loch Tay và nhiều tàn tích còn sót lại từ thế kỷ 17.
Ben Lawers là ngọn núi cao nhất ở đây, mang tới một khung cảnh tuyệt đẹp đậm nét Scotland. Khi băng qua những lối đi bịt kín, một số du khách sẽ cố gắng không làm phiền tới những con bò đang ăn cỏ. Sau đó, họ tìm đến một cụm di tích cổ có từ thế kỷ 17.
Trong một cuộc điều tra dân số vào năm 1841, chỉ có 17 người được báo cáo là sống ở ngôi làng này. Đến năm 1891, chỉ còn lại 7 người và nơi này bị bỏ hoang hoàn toàn kể từ năm 1926.
Để đến được khu di tích đắt giá nhất trong làng, bạn cần vượt qua một nhiệm vụ khó khăn chính là những cây tầm ma mọc um tùm, châm chích vào da thịt rất đau.
Lady of Lawers là người cư ngụ cuối cùng của ngôi làng, bà được biết đến với những lời tiên tri như sự phá hủy của một nhà thờ trong làng hay sự ra đời của tuyến đường sắt. Sau đó, nhà thờ trong làng đã bị hư hại bởi một trận giông bão, hay như lời tiên đoán về “một con tàu được lái có khói bốc ra” từ rất lâu trước khi chế tạo tàu hơi nước.
Video đang HOT
Người ta nhớ đến Lady of Lawers vì “những lời tiên tri dường như đã trở thành sự thật, và những điều bà ấy nói đã trở thành sự thật cho đến ngày nay”. Những dự đoán tương lai của bà được nhiều người biết đến từ những thế kỷ trước.
Vì bị bỏ hoang khá lâu nên xung quanh ngôi làng này cũng rộ lên những tin đồn ma ám, đặc biệt nó có liên quan tới Lady of Lawers. Truyền thuyết kể rằng, hồn ma của Lady of Lawers vẫn lang thang trong ngôi làng.
Khi bước vào ngôi làng bị bỏ hoang này, bạn sẽ thấy cây cối mọc um tùm khắp nơi, những tàn tích cổ xưa và bãi biển riêng khiến nơi này trở thành địa điểm hoàn hảo cho những ai yêu thích sự hoang vắng, tĩnh lặng.
Hồ là nơi lý tưởng để câu cá, chèo thuyền và bơi lội. Chưa kể, nó được bao quanh bởi rừng cây khiến khu vực trở nên vô cùng riêng tư. Bạn thử tưởng tượng rằng, do vị trí hẻo lánh mà ngôi lành này quanh năm yên tĩnh, trở thành nơi hoàn hảo cho những người hướng nội, người yêu thích lịch sử hoặc người chỉ tìm kiếm cơ hội để trốn thoát cuộc sống hiện tại một thời gian.
Khám phá ba ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam
Ba ngôi làng cổ nổi tiếng này lần lượt nằm ở ba miền Bắc - Trung - Nam, là ba ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam. Đó là những làng nào?
1. Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, là ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Ngôi làng cổ nổi tiếng này vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi... cùng gần 1.000 ngôi nhà kiểu truyền thống, nhiều ngôi được xây dựng từ thế kỷ 17-19.
Công trình kiến trúc nổi bật của làng Đường Lâm là đình Mông Phụ. Đình được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Công trình quan trọng khác của làng là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), có từ năm 1621.
Đặc trưng của kiến trúc Đường Lâm là sử dụng đá ong - một sản vật của vùng đất Sơn Tây - làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Một nét độc đáo khác là hệ thống đường gạch cổ chạy khắp thôn xóm. Những điều này làm không gian kiến trúc của làng mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.
Đặc sản nổi tiếng của làng cổ Đường Lâm là tương. Tương ở đây có chất lượng không hề thua kém các làng làm tương lâu đời khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra làng còn có món kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam... ngon nức tiếng xa gần.
2. Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Tên gọi làng Phước Tích thể hiện mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa đậm nét truyền thống Huế, thể hiện rõ nét qua hệ thống kiến trúc cổ.
Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong số đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại hình công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt.
Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có nhiều công trình thờ tự mang đậm nét văn hóa tâm linh của cư dân làng cổ Việt Nam, tiêu biểu là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã 1.000 tuổi.
Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc. Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm "om ngự", một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn.
3. Nằm cạnh dòng sông Tiền, cách Chợ nổi Cái Bè hơn 1 km, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là làng cổ thứ ba được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, tại ngôi làng này, nhiều ngôi nhà đã được xây cất bằng các loại gỗ quý, có mái lợp ngói, cao và rộng, lối kiến trúc kết hợp phương Đông lẫn phương Tây, với dáng vẻ đa dạng.
Dù trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, rất nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ảnh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời.
Ngoài nhà ở, làng cổ Đông Hòa Hiệp còn có các nhà thờ họ, đình chùa. Đây là nơi lưu giữ nét đẹp tâm linh ngôi làng cùng nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ xuất chúng của các nghệ nhân Việt một thế kỷ trước.
Các công trình cổ kính của làng Đồng Hiệp Hòa nằm ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái xum xuê, thoáng mát, cạnh những dòng sông, kênh rạch hiền hòa, tạo nên cảnh quan đặc trưng đầy hấp dẫn của một ngôi làng cổ ở vùng đất phương Nam.
Điểm danh những nhà thờ nổi tiếng ở Sài Gòn ngắm cảnh đẹp và sống ảo 'cháy máy' Bên cạnh những di tích lịch sử, khu du lịch, công viên thì những nhà thờ nổi tiếng ở Sài Gòn cũng là điểm đến thu hút du khách. Vậy Tp.HCM có những nhà thờ nào đẹp, kiến trúc độc đáo và check-in sống ảo chất nhất? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau nhé. Những nhà thờ nổi tiếng ở...