Ngôi làng nói ngôn ngữ riêng giữa lòng châu Âu
Nhiều cộng đồng nhỏ bé ở châu Âu vẫn giữ bản sắc và ngôn ngữ riêng của mình, dù nằm trong một khu vực có cấp độ hội nhập đứng hàng đầu thế giới.
Tại châu Âu, tiếng Nga và tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, một vài ngôi làng tại đây vẫn giữ phương ngữ và bản sắc riêng của họ, bất chấp sự hội nhập sâu rộng của Liên minh châu Âu đã giúp việc đi lại, giao lưu và tiếp biến văn hóa trở nên vô cùng dễ dàng.
Sự độc đáo giúp những ngôi làng này trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, khi du khách được tiếp xúc với những ngôn ngữ, phong tục lạ lẫm ngay tại châu Âu, cùng những nét văn hóa đã được lưu giữ trong quá trình lịch sử lâu đời.
Mazirbe, Latvia
Làng Mazirbe, Latvia. Nguồn: Instagram
Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu; quốc gia này là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Latvia là Riga, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với rất nhiều những công trình lịch sử và văn hóa.
Làng Mazirbe là một trong số 12 ngôi làng dọc theo bờ biển Baltic của Latvia còn sử dụng tiếng Livonia. Đây là một loại ngôn ngữ thuộc nhóm Finno-Ugric. Người được coi là thông thạo nhất tiếng Livonia đã qua đời vào năm 2013 ở tuổi 103, đến nay chỉ còn khoảng 250 người sử dụng phương ngữ này. 147 người trong đó sống tại Mazirbe, nơi được coi là thủ phủ văn hóa Livonia.
Video đang HOT
Basse-ville, Thụy Sĩ
Basse-ville, Fribourg, Thụy Sĩ. Nguồn: Instagram
Không hoàn toàn là tiếng Pháp, không hoàn toàn là tiếng Đức, ngôn ngữ Bolze thực sự là một sự pha trộn mà chỉ những công dân của Basse-ville ở Fribourg (Thụy Sĩ) mới hiểu và nói được. Để sử dụng thành thạo tiếng Bolze, bạn cần phải biết cả hai ngôn ngữ trên.
Bolze là một biểu tượng văn hóa, một phần quan trọng trong lịch sử của Fribourg. Không chỉ là một ngôn ngữ đơn thuần, tiếng Bolze đã được sử dụng từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp và phản ánh trong chính trị, văn hóa và những lễ hội độc đáo của địa phương.
Wilamowice, Ba Lan
Các hoạt động văn hóa được tổ chức để gìn giữ ngôn ngữ Wymysorys. Nguồn: etnoprojekt.pl
Tiếng Wymysorys còn được gọi là tiếng Vilamovian. Ngôn ngữ thuộc nhóm West-German này xuất hiện vào thế kỷ 12 và được sử dụng ở thành phố Wilamowice (Ba Lan) cho đến Thế chiến thứ hai. Thời hậu chiến, nhiều người không dạy con cháu của họ nói ngôn ngữ này và còn không dùng nó hằng ngày.
Hiện nay, đây được xem là một ngôn ngữ bị đe dọa, khi chỉ còn chưa đến 100 người sử dụng và đa số là những người cao tuổi. Một nhà hoạt động trẻ tuổi ở địa phương là Tymoteusz Król đang chiến đấu để giữ lại ngôn ngữ và văn hóa Wymysorys, thông qua các lớp học, nhà hát và các dự án du lịch.
Camborne, Vương quốc Anh
South Wheal Frances – một di tích nổi tiếng tại Camborne, Anh. Nguồn: Instagram
Tiếng Cornish tưởng như đã bị tuyệt diệt vào năm 1777, sau cái chết của Dolly Pentreath, người bản ngữ cuối cùng nói tiếng Cornish. Rất may ngôn ngữ này đã hồi sinh, sau khi được một số ngôi trường tại Camborne ưu tiên giảng dạy lại.
Vào năm 2011, khoảng 500 người đã tuyên bố tiếng Cornish là ngôn ngữ chính của họ. Một trường mầm non ở Camborne dạy tiếng Cornish cho trẻ em, còn mọi người có thể lắng nghe trên đài phát thanh BBC Radio Cornwall hoặc tìm đọc trên các tờ báo địa phương.
Khung cảnh tại Salento, Italy. Nguồn: Canva
Ở Italy hiện nay vẫn còn hai cộng đồng nhỏ nói tiếng Hy Lạp, ở vùng Calabria và Salento (tỉnh Lecce). Người dân ở đây gọi ngôn ngữ của họ là greko hoặc griko.
Ngày nay, có khoảng 20.000 người sử dụng ngôn ngữ này, chủ yếu là người cao tuổi. Trên giấy tờ là những công dân Italy, nhưng người nói tiếng Griko luôn nhận thức sâu sắc về nguồn gốc Hy Lạp của họ. Dù có thể sử dụng tốt giữa tiếng Italy, tiếng Romanzo hay tiếng địa phương, những người dân ở đây đặc biệt coi trọng và bảo vệ tiếng Griko, coi ngôn ngữ này là bản sắc và khiến họ trở nên khác biệt./.
"Làng trong phố" - Điểm đến du lịch thời Covid-19 ở Singapore
Giữa lòng đất nước Singapore nhỏ bé có một ngôi làng thuần nông, đang trở thành một điểm thu hút khách du lịch nội địa trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Nằm nép mình giữa các tòa nhà cao tầng ở thủ đô Singapore là ngôi làng Kampong Lorong Buangkok - một ngôi làng thuần nông duy nhất còn tồn tại ở Singapore. Người dân ở đây vẫn còn làm nông nghiệp và sống trong những ngôi nhà 1 tầng lợp ngói, bao xunh quanh là cây cối vườn tược. Chạy men theo các ngôi nhà là những con đường đất đỏ.
Đến với ngôi làng này, ngoài ngắm phong cảnh, du khách còn có cơ hội học tập và sống theo cách tối giản của người dân nơi đây. Với giá thuê thấp, chỉ 5 đô la Singapore cho 1 tháng (tương đương gần 100 nghìn đồng), đây được xem là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.
Anh Jenn Lee - một du khách nói: "Thật là tuyệt vời khi có cơ hội trải nghiệm một cuộc sống thuần thiên nhiên giữa lòng đô thị. Nó mang lại cho tôi một cảm giác thư giãn và thoải mái".
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, du lịch nội địa, nhất là những điểm đến "thân thiện với thiên nhiên" có xu hướng "lên ngôi". Anh Kyanta Yap - một hướng dẫn viên du lịch cho biết, các chuyến du lịch tới ngôi làng này giờ kín chỗ kể từ tháng 9 vừa qua: "Là đại lý du lịch chúng tôi luôn phải làm mới mình, tìm kiếm các điểm đến mới lạ, phục vụ khách hàng. Ngày càng có nhiều người tìm đến với làng Kampong Lorong Buangkok trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều người Singapore có xu hướng đi du lịch ngay trong nước."
Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Singapore. Chính vì vậy, những ngôi làng như thế này càng ngày càng trở lên hiếm hoi, trở thành địa điểm ưa chuộng với con người trong thế giới hiện đại./.
Muốn thưởng thức không khí Giáng sinh như giữa lòng châu Âu? Hãy sang ngay xóm đạo quận 8! Là một trong những khu xóm đạo nổi tiếng ở TP.HCM, dọc con đường Phạm Thế Hiển (phường 6, quận 8) ngập tràn không khí Giáng sinh. Những ngày cuối năm, không khí Giáng sinh lại ngập tràn khắp các trung tâm thương mại, quán xá các tuyến đường lớn và đặc biệt là những khu xóm đạo nổi tiếng của TP.HCM. Dù...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu

Khám phá Khu di tích Địa đạo Củ Chi - nơi trải qua bao thăng trầm lịch sử

Phong Nha-Kẻ Bàng là 'thủ phủ' du lịch mạo hiểm

Top trải nghiệm không thể bỏ lỡ ở Cát Bà về đêm

Trải nghiệm vịnh di sản: Tự hào Việt Nam giữa lòng kỳ quan

Đánh thức 'viên kim cương xanh' du lịch Quảng Bình

Du lịch Việt Sun tặng quà độc quyền tour Phượng Hoàng Cổ Trấn

Quảng Bình - điểm đến của du khách trong nước và quốc tế

Vườn quốc gia Tam Đảo - Thiên đường xanh giữa mây ngàn

Vì sao Vịnh Hạ Long là lựa chọn hàng đầu cho kỳ nghỉ lễ 30/4

Bí quyết giúp Cẩm Xuyên tăng mạnh doanh thu du lịch từ đầu mùa

Sắc xuân rực rỡ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Vụ ồn ào đấu tố Chị đẹp: Lộ chuyện 1 sao nữ sai trang phục khiến ekip ngừng ghi hình, người trong cuộc nói gì?
Sao việt
23:44:51 16/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng
Pháp luật
22:01:24 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
Thế giới
22:01:05 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025