Ngôi làng nằm dưới lòng đất, mùa hè không cần điều hòa
Nằm sâu trong lòng đất và có sân dạng giếng trời, những ngôi nhà hang “yaodong” ở cao nguyên Hoàng Thổ (Trung Quốc) vừa ấm vào mùa đông, vừa mát vào mùa hè.
Từ hơn 4.000 năm trước, tại cao nguyên Hoàng Thổ (Trung Quốc), người dân đã sinh sống trong những ngôi nhà dạng hang có tên yaodong. Một số được đào vào vách núi đồi, số khác được đào sâu xuống dưới theo chiều thẳng đứng, tạo thành sân kiểu giếng trời, trước khi đào sang ngang để tạo ra các gian phòng. Ảnh: Shutterstock.
Đây là kiểu nhà hang hiếm gặp trên thế giới và được Trung Quốc công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Các gia đình thường mất khoảng 2-3 năm đào sâu xuống lòng đất (khoảng 6-7 m) và xây dựng một căn nhà. Những căn nhà này có thể tồn tại tới hàng trăm năm. Ảnh: Shutterstock.
Làng Remma và Miaoshang ở Thiện Huyện, Tam Môn Hiệp có các yaodong đã hơn 200 năm tuổi và là nơi sinh sống của 6 thế hệ. Đặc biệt, một khu nhà lớn còn có đường thông với nhau, được tạo theo hình trận đồ bát quái. Ảnh: Telegraph.
Thông thường, các bậc thầy phong thủy sẽ được mời đến để phác thảo trước kích cỡ và hình dạng của sân giữa, cũng như nơi bố trí các phòng, khu vực mở thông với không khí. Kiến trúc yaodong được ưu tiên cân bằng các yếu tố âm dương. Ảnh: Shutterstock.
Nhà yaodong tại Thiện Huyện được xem là sự hòa hợp tuyệt vời giữa con người và môi trường tự nhiên, đem lại không gian sống lý tưởng, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, với chi phí xây dựng thấp. Ảnh: Travelstory.
Video đang HOT
Mỗi khu nhà có nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng khách và phòng ngủ riêng, thậm chí còn có khu chăn nuôi và nhà kho riêng. Ảnh: Architectureontheroad.
Lối vào nhà thường là đường hầm dài khoảng 10 m. Ảnh: Chinadaily.
Thông thường, mỗi sân có một loại lò đặc biệt với 7 bếp riêng biệt. Củi được đốt cháy ở một bên lò và hơi nóng tỏa ra 7 bếp với nhiệt lượng khác nhau. Ảnh: Easychinatour.
Nhờ đó, đầu bếp có thể làm nhiều món cùng lúc, từ xào, rán, hấp đến hầm… Ảnh: Easychinatour.
Ngày nay, người dân địa phương giàu có hơn và cải tạo nhà của mình cho thoải mái, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà bị bỏ hoang và đã đổ nát, khi những người trẻ tuổi rời làng để tìm kiếm công việc và điều kiện sống tốt hơn. Ảnh: Architectureontheroad.
Để bảo vệ di sản văn hóa này, chính quyền địa phương đã cải tạo các căn nhà bỏ hoang, biến chúng thành điểm tham quan hút khách. Ảnh: NYPost.
Nhà nhỏ đẹp mộc mạc trong hẻm
Đơn giản, không cầu kỳ, ngôi nhà có vẻ đẹp mộc mạc vẫn gây chú ý dù nằm trong hẻm.
Nằm ở một con hẻm nhỏ trong đô thị, ngôi nhà có quy mô và diện tích khiêm tốn (50m2) là tổ ấm của gia đình 4 thành viên. Bên ngoài, công trình gây ấn tượng bởi vẻ đẹp mộc mạc giản dị cùng sắc trắng chủ đạo và bồn cây trên mái cổng.
Với mức đầu tư không lớn, công trình được xây quy mô vừa phải. Công trình có cấu trúc lệch tầng với 2 tầng phía trước và 3 tầng phía sau. Tầng 1 là không gian phòng khách và bếp - ăn cùng một phòng ngủ của bố mẹ.
Phòng khách được ngăn cách với cầu thang bằng một hệ thống lam gỗ tạo nên cảm giác nhẹ nhàng mà vẫn thông thoáng.
Khu bếp nằm giữa nhà, tận dụng dưới gầm cầu thang. Những vật liệu cũ như gạch bông, gạch trần không trát tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi. Đường nét kiến trúc và nội thất mang dáng vẻ khỏe khoắn, hiện đại.
Bàn ăn là điểm kết nối không gian phòng khách và phòng bếp.
Cầu thang nằm giữa nhà cũng là một giếng trời tạo nên không gian rộng mở. Nơi đây nắng gió luôn chan hòa. Điểm nhấn là bức tường gạch trần xây rất công phu.
Cầu thang và sàn sử dụng đá granito có vẻ đẹp riêng phù hợp với phong cách chung và tiết kiệm chi phí.
Giếng trời cũng là nơi luôn có sắc xanh cây lá.
Phòng ngủ của bố mẹ ở tầng 1 để tiện cho việc sinh hoạt và đi lại. Không gian mở ra một giếng trời khác phía sau nhà - có tác dụng thông gió và chiếu sáng. Nơi đây cũng có những mảng xanh nho nhỏ.
Một phòng ngủ của con ở tầng 2 phía trước. Nội thất rất đơn giản nhưng cá tính. Hệ lam ở mặt tiền góp phần chắn nắng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng./.
Mẹo phong thủy giúp thân tâm bình an trong mùa dịch bệnh Theo các chuyên gia phong thủy, sự mất cân bằng âm dương trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để giúp ngôi nhà có đầy sinh khí, sức khỏe dồi dào? Lối vào nhà và cửa chính Đây là yếu tố hàng đầu mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Chính vì thế, trước tiên cần phải quan...