‘Ngôi làng lục giác’ ở Hà Giang nhìn từ trên cao
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160km, làng văn hóa H’mông thuộc thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là điểm đến mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc H’mông.
Bao quanh làng là những dãy núi đá tai mèo, thung lũng xanh và dòng sông Nho Quế uốn lượn. Nhìn từ trên cao, kiến trúc ngôi làng hiện lên độc đáo với những dãy nhà xếp theo hình lục giác. Ảnh: Bảo Ân
Làng Pả Vi mang đến không gian yên bình, tách biệt khỏi nhịp sống đô thị. Ảnh: Bảo Ân
Theo Trung tâm Thông tin du lịch thuộc Cục Du lịch Quốc gia, làng Pả Vi có diện tích hơn 46.000 m, gồm ba khu vực chính với gần 30 hộ gia đình sinh sống và làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Bảo Ân
Video đang HOT
Các ngôi nhà được xây dựng theo lối truyền thống của người Mông, liền kề nhau, phát triển dịch vụ lưu trú, homestay phục vụ du khách. Sân chơi hình lục giác là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống. Ảnh: Bảo Ân
Đến với làng H’mông Pả Vi, du khách sẽ được trải nghiệm không gian đậm bản sắc với những nếp nhà trình tường, hàng rào đá, vách đất, bắp ngô phơi quanh nhà, trang phục rực rỡ và nền ẩm thực truyền thống. Ảnh: Bảo Ân
Mùa Xuân, làng H’mông Pả Vi được tô thắm bởi sắc mai anh đào bung nở. Ảnh: Bảo Ân
Một góc làng H’mông Pả Vi nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Ân
Mô hình làng văn hoá du lịch cộng đồng dân tộc H’mông tạo nên bước tiến mới cho ngành du lịch địa phương, đồng thời, mang lại môi trường sống và lao động sản xuất tốt cho người dân, bảo tồn văn hoá dân tộc bản địa. Ảnh: Bảo Ân
Đồng Tháp - Điểm đến thú vị trong năm mới
Về Đồng Tháp, du khách được trải nghiệm các sản phẩm du lịch đa dạng, sống trong không gian yên ả của miền quê và thưởng thức những sản phẩm du lịch mới, trong đó có du lịch tâm linh.
Hình ảnh đẹp của quê hương cùng sự hiếu khách của người dân đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm các tour du lịch, trong đó có gần 40 ngàn lượt khách quốc tế.
Du khách đến tham quan tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười)
NÉT THÚ VỊ CỦA DU LỊCH TÂM LINH
Hướng về những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống, nhiều người dân trong, ngoài tỉnh đã chọn đến với các điểm du lịch tâm linh tại Đồng Tháp. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười) có quần thể kiến trúc rộng lớn, Khu di tích đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm và thắp hương, dâng phẩm vật cầu cho mọi việc thuận lợi, bình an trong năm mới. Từ những tín ngưỡng dân gian đó, những ngày tiết trời sang Xuân, hàng ngàn lượt người dân tìm về Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp không chỉ trong dịp lễ tưởng niệm 158 năm Ngày mất của Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều mà lượng người đến tham quan đông đến khi bước sang năm mới.
Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp, cho biết: "Ban Quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp phối hợp UBND huyện Tháp Mười tổ chức nhiều hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm. Hiện tại, chúng tôi bố trí nhiều cụm tiểu cảnh, khôi phục giống khoai lang Gò Tháp nổi tiếng để bảo tồn giống cây đặc sản từ xưa của địa phương, phục vụ ẩm thực cho người dân. Cùng với đó, Chợ quê Gò Tháp thu hút hàng nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm".
Trong tiết trời se lạnh, du khách dạo bước trong khuôn viên Khu di tích, dâng hương tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc. Chị Nguyễn Thị Loan ngụ xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, gần Tết, cả gia đình tôi đến viếng 2 vị anh hùng dân tộc và cầu mong sự bình an, hạnh phúc. Mỗi năm, khung cảnh nơi đây được trang trí đẹp hơn, các gian hàng phong phú hơn, nên ai cũng tranh thủ chụp ảnh lưu lại kỷ niệm dịp Tết".
Vượt hơn 100km từ TP Hồ Chí Minh đến Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp, chị Nguyễn Thị Phương Châu ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, cho biết: "Chỉ mất khoảng 2 giờ 30 phút là chúng tôi đến Gò Tháp. Năm nay, có các tiểu cảnh dọc theo lối vào, hoa sen nở trên hồ, rừng tràm xanh ngát... khung cảnh rất đẹp. Tôi thắp hương Miếu bà Chúa xứ, Chùa Tháp Linh, sau đó, đi mua sắm đồ dùng Tết rồi đi Chợ quê Gò Tháp".
Dịp Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm
ĐẶC SẮC HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT, TRẢI NGHIỆM MỚI
Cùng với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ngành đã phối hợp triển khai các giải pháp kích cầu du lịch, chú trọng phát triển du lịch tâm linh tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai, thực hiện Đề án Phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chú trọng khai thác các tour tuyến, sản phẩm du lịch mới, phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, liên kết các khu, điểm du lịch để thu hút du khách.
Tại TP Cao Lãnh, dịp Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường (Phường 1) và dịp lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Phường 4) thu hút hàng ngàn lượt người dân từ mọi nơi về thắp hương, dâng phẩm vật, mong mọi điều bình an, may mắn trong cuộc sống. Tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc ngoài không gian để người dân dâng phẩm vật, cúng viếng, trong khuôn viên tái hiện đậm nét hình ảnh làng quê với mái lá đơn sơ, dòng kênh nhỏ, vó bắt cá và cây cầu khỉ vắt vẻo bắc ngang; xa xa là cổng ngỏ với hàng cau, vườn trầu; ngắm ao sen, nhà sàn; cây sộp, cây khế hàng trăm năm tuổ.i. Mọi thứ đều tạo dấu ấn đậm nét trong hành trình về với Đồng Tháp. Khi đến viếng Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường, du khách không chỉ trải nghiệm không gian cổ kính, tham quan chợ Cao Lãnh mà còn thưởng thức ẩm thực tại chợ đêm Đèn Dầu, nghe câu hò Đồng Tháp vang vọng bên bờ kênh để càng thêm yêu mến vùng đất này.
Khi sang cồn Tân Thuận Đông, du khách tham quan vườn táo, mua sắm các sản vật địa phương, trải nghiệm du lịch cộng đồng và thưởng thức ẩm thực. Ông Nguyễn Văn Nửa - chủ Điểm du lịch Vườn táo tại xã Tân Thuận Đông, chia sẻ: "Lúc trước, tôi trồng xoài, từ khi tham quan vườn táo ở Bình Thuận về, tôi quyết định trồng táo da xanh và kinh doanh du lịch. Trồng táo kết hợp du lịch có hiệu quả hơn trồng xoài. Chuẩn bị đón khách vào dịp Tết, tôi trồng hoa, làm tiểu cảnh, chòi lá theo lối đi, lót gạch vỉa hè để du khách check in, làm mới thực đơn gồm nhiều món ăn phục vụ du khách đến tham quan như: gà nấu táo, nước ép táo...".
Năm 2024, du lịch tỉnh đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, ước cả năm 2024, tổng thu du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng (đạt hơn 100%), tăng 5,26% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2025, du lịch Đồng Tháp phấn đấu thu hút 5 triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó có 60.000 khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch đạt 2.200 tỷ đồng. Tập trung xây dựng và phát triển hoàn thiện các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với lợi thế địa phương, phù hợp với từng thị trường khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Hoàn chỉnh và đưa vào khai thác các mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng theo Chương trình phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Du khách trải nghiệm bơi xuồng trong Điểm tham quan vườn cây ăn trái Năm Tiệm (ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò)
Đồng thời tiếp tục phát triển hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng từng khu di tích, điểm du lịch trọng điểm; củng cố, nâng cấp chất lượng các Chương trình du lịch trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, "Một ngày làm nông dân ở Xẻo Quít", "Mỗi ngày một nghề tại TP Sa Đéc". Chương trình du lịch đi trong màu xanh của vườn trái cây đặc sản như: Quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành. Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, Tiề.n Giang tiếp tục hoàn thiện Chương trình du lịch "Hành trình ba địa phương một điểm đến" nhằm gia tăng tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch; tham gia các hoạt động, sự kiện Năm du lịch Quốc gia, sự kiện của vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Phát huy định vị sản phẩm đặc trưng của các Khu di tích, điểm du lịch, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, xây dựng sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
Du lịch sinh thái hướng phát triển bền vững của đô thị cổ Hội An Trải nghiệm làm nông dân hoặc bơi thuyền thúng, vẽ mặt nạ... là những hoạt động tại các điểm du lịch sinh thái của thành phố Hội An, sau khi du khách tham quan đô thị cổ Hội An - nơi được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới. Nghị quyết 31 của Tỉnh ủy Quảng Nam về xây dựng và...