Ngôi làng lạnh nhất thế giới, nhiệt độ chạm âm 71 độ C
Oymyakon nằm ở vùng Siberia, Nga, được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông là âm 51 độ C, cá biệt có lúc giảm tới âm 71 độ C.
Xa lộ Kolyma, nối Oymyakon với Yakutsk (Siberia, Nga) được gọi là “ Con đường xương”, bởi nơi đây chứa đựng nhiều hài cốt những người lao động cưỡng bức đã chết khi xây dựng năm xưa. Nhiệt độ lúc này được đo vào khoảng âm 50 độ C.
Trạm đổ xăng được đặt trên đường băng giá, nằm giữa Oymyakon và Yakutsk. Khi dừng xe lại đổ xăng, cần trục bánh xe sẽ đóng băng ngay. Các tài xế xe tải địa phương đã quen việc dùng súng phun lửa để thổi tan băng đóng quanh trục bánh xe.
Trong ảnh là một nhà vệ sinh công cộng đặt trên đường đến Oymyakon, bao quanh là băng tuyết phủ kín nền trời. Nếu phải dùng nhà vệ sinh này, tốt nhất bạn hãy cố gắng giải quyết thật nhanh.
Buổi sáng mình minh ở Oymyakon, ngôi làng được mệnh danh lạnh nhất thế giới. Nữ nhiếp ảnh gia Amos Chapple, người New Zealand, đã quyết định tới đây để ghi lại cuộc sống của 500 cư dân phi thường tại Oymyakon. Cô cho biết, phải rã đông máy ảnh khá lâu mới có thể chụp được một bức ảnh.
Trong ảnh là một cần cẩu đang xúc than mang tới nhà máy sưởi ấm ở Oymyakon. Do nằm cùng vĩ độ với Bắc Cực, Oymyakon chỉ có 4 giờ ánh sáng, còn lại là bóng đêm đông bao phủ.
Video đang HOT
Trong ảnh là một tấm biển ghi lại kỷ lục nhiệt độ ở Oymyakon, âm 71,2 độ C vào năm 1924. Tấm biển được dịch là “Oymyakon – cực lạnh” có từ thời xưa.
Cửa hàng duy nhất ở Oymyakon tọa lạc ở nơi có nhiệt độ trung bình âm 45 độ C. Cửa hàng bán một số loại nhu yếu phẩm, cũng như thức uống giữ ấm cơ thể.
Alexander Platonov, một giáo viên đã nghỉ hưu, đang mở cổng bước ra ngoài con đường băng tuyết. Nhiếp ảnh gia Amos Chapple cho biết người dân nơi đây thân thiện nhưng không có nhiều thời gian để dành cho cô khi ở ngoài trời. Thường Chapple chỉ có 2 giây để chụp ảnh trước khi họ nhanh chóng rời đi.
Ảnh chụp Nikolai Petrovich, một người nông dân đang đưa đàn bò của mình ra uống tại giải nước nóng ngoài rìa Oymyakon. Tên của ngôi làng này được dịch có nghĩa là “Nước không đóng băng”.
Một người dân đang khoe con chó nhỏ của mình, thuộc giống Siberia Laika. Đây là giống chó chịu lạnh rất giỏi. Chúng có thể sống cả đời ở ngoài băng tuyết mà không cần vào nhà.
Ảnh chụp một tài xế đang dừng xe vào mua đồ trong cửa hàng duy nhất ở Oymyakon. Phía bên ngoài cửa hàng, người dân đặt một thùng để đốt rác thải đã sử dụng.
Thời tiết lúc này được xem là dễ chịu nhất ở Oymyakon, với ánh nắng mùa xuân dịu nhẹ. Đàn bò sau khi uống nước được đưa trở lại chuồng (trong hình) để giữ ấm.
Theo MSN
10 vùng đất biệt lập nơi tận cùng Trái Đất hiếm người đặt chân tới
Dù con người đã khám phá nhiều nơi trên thế giới, 10 điểm đến này vẫn còn là vùng đất biệt lập, hiếm ai ghé tới và được mệnh danh nơi "tận cùng" của Trái Đất.
Đảo Palmerston, New Zealand: Cách trung tâm New Zealand hơn 3.200 km về phía tây bắc, đảo Palmerston, điểm đến với khung cảnh cát trắng tuyệt đẹp là nơi sinh sống của 62 người. Trong đó, 59 cư dân là hậu duệ trực tiếp của William Marsters, một người đàn ông sinh sống ở đây. Tiền tệ không được dùng để trao đổi hàng hóa, chỉ dùng khi mua vật tư từ thế giới bên ngoài.
Làng Supai, Mỹ: Mặc dù Grand Canyon là một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ, làng Supai, nơi sinh sống của bộ lạc Havasupai gần đó, lại rất ít được ghé thăm. Supai là một ngôi làng hẻo lánh nằm ở nhánh phía tây nam của hẻm núi. Để tới đây, khách du lịch phải đi bộ, cưỡi ngựa gần 13 km hoặc bay bằng trực thăng. Bốn thác nước tuyệt đẹp ở đây là nguồn nước của 208 cư dân trong làng.
Oymyakon, Nga: Oymyakon, Nga, là địa điểm lạnh nhất hành tinh với nhiệt độ trung bình âm 58 độ C. Để đến đây, bạn phải di chuyển quãng đường hơn 900 km trên chuyến bay từ Moscow đến Takutsk hoặc Magadan. Mọi thứ ở đây đều đóng băng. Bữa ăn của khoảng 500 cư dân địa phương điển hình bao gồm cá đông lạnh, thịt tuần lộc và đá viên máu ngựa với mì ống.
Đảo Pitcairn, Anh: Pitcairn nằm ở lãnh thổ hải ngoại của Anh, là vùng đất cuối cùng của đất nước này ở Thái Bình Dương. Vùng đất này được cho là nơi có dân số thấp nhất thế giới với 48 người sinh sống. Diện tích của hòn đảo tương đương công viên trung tâm ở New York, Mỹ.
Siwa Oasis, Ai Cập: Cách Cairo, thủ đô của Ai Cập 5 giờ đi xe buýt, Siwa Oasis là địa điểm không thường xuyên được du khách ghé thăm. Sự cô lập khu vực ở giữa sa mạc phía tây đã giúp ngôn ngữ và nét văn hóa bản địa đặc trưng được bảo tồn rất tốt. Tới đây, bạn sẽ có cơ hội được bơi ở Cleopatra, một suối nước khoáng sang trọng cũng như thưởng thức olive và quả chà là.
Đảo Socotra, Yemen: Dù có 40.000 cư dân, đảo Socotra thuộc quốc gia Yemen, Tây Á, mới chỉ xây dựng một con đường đầu tiên vào năm 2011. Đây cũng là nơi sinh sống của 800 loài thực vật quý hiếm, một số có hình dạng kỳ lạ đến nỗi trông giống như đến từ hành tinh khác. 1/3 trong số đó không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất.
Tristan da Cuhna, Anh: Tristan da Cuhna, hòn đảo xa đất liền nhất thế giới là nơi sinh sống của khoảng 258 người. Vùng đất này có các cửa hàng, trường học, nhà thờ và một bệnh viện. Tuy nhiên, nơi đây chưa có lưới điện, cư dân chủ yếu dùng máy phát điện. Để tham quan, bạn phải lên kế hoạch cẩn thận, đi thuyền gần 2.900 km từ Cape Town, Nam Phi. Thuyền chỉ ghé thăm hòn đảo này 9 lần mỗi năm.
Barrow (Utqiagvik), Mỹ: Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng con người đã sống ở thành phố lạnh lẽo Barrow từ năm 500 sau Công nguyên. Tuy nhiên, thay vì Barrow, người dân bản địa gọi thành phố là Utqiagvik. Nơi đây có 4.429 cư dân. Họ sưởi ấm nhà bằng khí đốt tự nhiên. Dịch vụ tại đây khá đầy đủ với nước, điện thoại, thư, đài, Internet, nhà hàng, khách sạn...
La Rinconada, Peru: Nằm trên dãy núi Andes, La Rinconada là nơi cư trú cao nhất của con người trên thế giới. Tới đây, du khách thường gặp các triệu chứng của bệnh độ cao, bao gồm đau đầu, buồn nôn và khó thở. Khoảng 50.000 cư dân phần lớn sống dưới mức nghèo khổ. Cơ sở hạ tầng không đủ tiện nghi, cơ sở hạ tầng hoặc hệ thống ống nước.
Changtang, Tây Tạng, Trung Quốc: Mặc dù không cao như La Rinconada, Changtang ở Tây Tạng, Trung Quốc, được gọi là mái nhà của thế giới với độ cao từ khoảng 1.200-2.700 m. Vùng cao nguyên này là nơi sinh sống của người dân du mục Changpa và các động vật hoang dã như báo tuyết, bò Tây Tạng.
Theo zing
Bí kíp người Nga giúp ô tô chạy tốt khi nhiệt độ tụt xuống âm 50 độ C Ô tô của Nga vẫn chạy ổn dù không khí ngoài trời ở nhiều vùng nước này lạnh tới âm 30 độ C hoặc thậm chí âm 50 độ C. Bí quyết của người Nga là gì? Ở nhiều vùng của nước Nga như Yakutsk, Norilsk, hay Vorkuta, mùa đông khắc nghiệt là chuyện đương nhiên và người dân ở đây cùng xe...