Ngôi làng kỳ lạ, nơi người dân gọi nhau bằng tiếng huýt sáo
Người dân ở làng Kongthong không gọi nhau bằng những cái tên thông thường mà bằng tiếng huýt sáo. Mặc dù tên giai điệu của người dân trong làng đều không có lời, nhưng các cư dân ở đây vẫn không bao giờ gọi nhầm.
Kongthong là ngôi làng hẻo lánh, nằm giáp biên giới Bangladesh của Ấn Độ, thuộc tiểu bang Meghalaya. Làng Kongthong có 130 hộ với dân số khoảng 700 người. Người dân ở đây đều là người Khasi, có truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ là người làm chủ gia đình, con gái út có quyền thừa kế và trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cha già. Công việc chủ yếu của họ là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngoài cái tên Kongthong, ngôi làng này còn được nhắc đến với biệt danh là “Làng huýt sáo”. Sở dĩ ngôi làng được gọi với cái tên “Làng huýt sáo” là vì mỗi lần muốn gọi ai, người ở đây lại huýt sáo tên giai điệu của người đó.
Ảnh: Atlasobscura
Theo Atlasobscura, trong nhiều thế kỷ qua, dân làng ở Kongthong đã sử dụng giai điệu làm tên của họ. Sau khi sinh con khoảng 1 tuần, các bà mẹ nhất định phải sáng tạo ra giai điệu mới mẻ để đặt tên cho đứa bé. Họ thường mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót…
Giai điệu được đặt tên có hai phiên bản, một bài dài và một bài ngắn. Bản dài trong khoảng 10 đến 20 giây, sử dụng để gọi ai đó khi đi trong rừng, lên núi, thung lũng… Tất cả người dân ở làng Kongthong đều có giai điệu khác nhau, không ai trùng với ai.
Video đang HOT
Người dân ở Kongthong cho biết, họ cũng không biết truyền thống gọi tên bằng cách huýt sáo này có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng mọi người trong làng đã gọi nhau theo cách này từ hàng trăm năm nay. Làng Kongthong gọi truyền thống đặt tên khác biệt của mình là Jingrwai lawbei, có nghĩa “bài hát được truyền từ người mẹ đầu tiên của gia tộc”.
Ảnh: Atlasobscura
Người dân địa phương tin rằng, việc sử dụng các giai điệu để gọi nhau khi đi săn trong rừng sẽ ngăn chặn các linh hồn ma quỷ vì chúng không thể phân biệt được đâu là tiếng gọi của người, đâu là tiếng gọi của động vật.
Dù tên giai điệu của tất cả người dân trong làng đều không có lời nhưng người dân ở đây chẳng bao giờ gọi nhầm tên nhau. Một người phụ nữ tên Shithoh Khongsti (50 tuổi) chia sẻ rằng: “Tôi nhớ hết tên giai điệu của hầu hết mọi người”. Bà đang trông coi một tiệm tạp hóa, mỗi khi đám trẻ chạy qua, bà lại huýt sáo gọi tên từng đứa. Trong 700 cư dân của làng, bà Shithoh tự tin nhớ rõ tên giai điệu của khoảng 500 người.
Ảnh: Atlasobscura
Cư dân của Kongthong vẫn có tên viết được đăng ký khi mới sinh, bởi vì các giai điệu sẽ dài hơn và phức tạp hơn để viết. Nhưng người làng Kongthong vẫn thích gọi tiên giai điệu hơn. Ngay cả khi tình cờ gặp nhau ở một thành phố xa lạ, họ vẫn huýt sáo để chào hỏi nhau. Với họ, cái tên giai điệu luôn là niềm tự hào.
Ngôi làng độc nhất vô nhị ở Ấn Độ ai cũng có một bài hát để gọi tên
Ngôi làng hẻo lánh ở bang Meghalaya, Ấn Độ có truyền thống độc đáo, tên của mọi người dân đều gắn với một bài hát để dễ gọi.
Ngôi làng độc nhất vô nhị ở Ấn Độ nằm ẩn mình trong ngọn đồi ở bang Meghalaya
Ngôi làng Kongthong nằm ẩn mình trên những ngọn đồi ở bang Meghalaya, Ấn Độ trở thành điểm mới thu hút khách du lịch ở đất nước này.
Kongthong được đề xuất trở thành 'Ngôi làng du lịch tốt nhất' của Tổ chức du lịch thế giới, Liên Hợp Quốc nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên, người dân hiếu khách cũng như truyền thống đặt tên độc đáo hiếm có trên thế giới.
Ngôi làng nhỏ Kongthong có khoảng 650 người dân sinh sống, mỗi người có một cái tên riêng giống như bất cứ ai trên thế giới. Tuy nhiên, ngay từ khi mới chào đời, tên của người dân Kongthong sẽ gắn liền với một bài hát mà cha mẹ tự sáng tác. Bài hát gắn với họ suốt cuộc đời và được hát trong dịp kỷ niệm đặc biệt của người đó hoặc thậm chí hát để gọi tên người đó.
Shidiap Khongsit, người dân địa phương sinh sống tại Kongthong cho biết: "Cái tên, bài hát thể hiện tình yêu và niềm hạnh phúc khôn xiết của một bà mẹ của gia đình khi chào đón đứa con ra đời. Đó giống như bài hát trong lòng mẹ đầy dịu dàng, giống như một bài hát ru".
Khách du lịch xem người dân địa phương biểu diễn
Ngay khi một đứa trẻ Kongthong chào đời, cha mẹ chúng sẽ viết ra một bài hát riêng biệt. Về mặt kỹ thuật, mỗi bài hát có hai phiên bản, một bài dài và một bài ngắn. Bài hát dài trong khoảng 10 đến 20 giây, sử dụng để gọi ai đó khi đi trong từng, lên núi, thung lũng.
Mỗi người ở Kongthong đều học cách hát tên của họ và tên của gia đình và bạn bè giống như cách chúng ta học và sử dụng tên thông thường của mỗi người. Khi còn nhỏ, người thân, gia đình thường xuyên hát bài hát đó cho đứa trẻ để nó có thể ghi nhớ.
Người dân địa phương tin rằng việc sử dụng các bài hát để đặt tên khi đi săn trong rừng sẽ ngăn chặn các linh hồn ma quỷ vì chúng không thể phân biệt được đâu là tiếng gọi của người, đâu là tiếng gọi của động vật
Mỗi bài hát giống như tiếng còi riêng biệt giúp người dân địa phương gọi nhau dễ dàng hơn dù ở trong một khoảng cách xa.
Shidiap Khongsit cho biết: "Không ai biết truyền thông đặt tên gắn liền với một bài hát có từ khi nào. Hầu hết đều đồng ý rằng nó có từ khi ngôi làng Kongthong ra đời".
Giống như nhiều ngôi nhà nông thôn khác ở Ấn Độ, Kongthong chứng kiến những cuộc di cư ồ ạt của người trẻ lên các thành phố lớn trong những năm gần đây. Họ chuyển đến các thành phố như Shilong, nằm cách làng khoảng 60 km, để tìm kiếm việc làm và cuộc sống thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, điều này đe dọa truyền thống gọi tên theo bài hát độc nhất vô nhị tồn tại lâu đời ở đây. Nhờ sự xuất hiện của internet, truyền thống đặt tên độc đáo của ngôi làng được nhiều người biết đến. Kongthong đã bắt đầu nổi lên với tiềm năng du lịch lớn thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Đã có lúc người dân Kongthong không nhận ra rằng những bài hát gắn với mỗi cái tên mà họ hát là một phần văn hóa độc đáo. Ngày nay, mọi thứ đang thay đổi và người dân địa phương có thể cứu vãn truyền thống đặc biệt này.
Ngôi làng kỳ lạ có 'chủ sở hữu' 129.000m2 đất là những con khỉ Con người và động vật cùng sinh sống trong một ngôi làng ở Maharashtra, Ấn Độ. Không chỉ vậy, cả trăm nghìn mét vuông đất có chủ sở hữu là những con khỉ. "Tấc đất tấc vàng", những cuộc tranh chấp đất đai vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có một ngôi làng ở Ấn Độ...