Ngôi làng kỳ lạ, người dân chỉ biết di chuyển bằng 4 chi thay vì đi thẳng đứng
Không di chuyển bằng 2 chân như bình thường, tất cả người dân ở ngôi làng này từ người lớn đến trẻ em đều bò bằng 2 tay và 2 chân. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người được tiến hóa từ loài vượn cổ đại. Trải qua hàng trăm năm, một số gen không cần đến dần được “xóa sổ” và chuyển từ chạy bằng 4 chân sang đi bằng 2 chân.
Trong thế giới ngày nay, đi thẳng dường như là dấu hiệu của sự trưởng thành, chứng tỏ con người văn minh hiện đại. Tất cả những thứ hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta đều được thiết kế phù hợp với hình dáng cơ thể con người di chuyển bằng 2 chân.
Tuy nhiên tại một ngôi làng hẻo lánh ở Thổ Nhĩ Kỳ người dân không thể đứng hoặc đi thẳng. Họ di chuyển bằng cách bò bằng 2 tay, 2 chân. Họ bò rất nhanh và không có gì khác biệt về tốc độ so với cách di chuyển của người bình thường.
Ảnh: Reuter
Một số đơn vị truyền thông đã đến đây để đưa tin về vấn đề này. Họ quay lại cảnh người dân trong làng di chuyển bằng cách bò sát dưới đất. Điều này đã khiến ngôi làng trở thành tâm điểm của sự chú ý ở thời điểm đó.
Nhiều người lần đầu xem những video về cảnh tượng này cho rằng đây chỉ là một chiêu trò để thu hút du khách nhằm phát triển du lịch địa phương. Song nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đến để kiếm chứng. Kết quả cho thấy người dân nào cũng có vết chai dày trên tay. Điều này cho thấy họ đã di chuyển bằng cách này trong suốt nhiều năm mà không sử dụng các thiết bị bảo hộ.
Video đang HOT
Do phải bò thường xuyên trên mặt đất nên cơ thể người dân sống tại đây không giống như người bình thường. Xương lưng và eo của họ bị biến dạng, hông cũng rộng hơn.
Ngoài sự khác biệt về hình dáng cơ thể, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tuổi thọ của người dân nơi đây ngắn hơn người bình thường. Người có thể lực tốt trong làng sẽ có tuổi thọ ngắn hơn người di chuyển bình thường khoảng 10 năm.
Ảnh: The Sun
Theo Sohu sau khi đến để tìm hiểu về ngôi làng này, nhiều chuyên gia đã tiến hành các cuộc điều tra lấy mẫu nghiêm ngặt từ nguồn nước cho đến thực phẩm tại địa phương. Kết quả cho thấy không có bất kỳ hiện tượng lạ gì trong thức ăn được sử dụng hàng ngày.
Một số chuyên gia đã cố gắng giao tiếp với dân làng và nhận thấy họ nói và trả lời không rõ ràng. Phản ứng trong giao tiếp cũng rất chậm. Người dân trong làng hầu như không nói chuyện hay giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì thế hôn nhân chủ yếu là cận huyết, người dân trong làng kết hôn với nhau. Hiện tượng này gây ra hậu quả nghiêm trọng là sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, mất khả năng nhận thức và đi lại.
Ngoài ra nhiều chuyên gia còn nhận thấy, một số người dân địa phương mắc chứng mất điều hòa tiểu não. Theo đó, trưởng nhóm nghiên cứu Liza J. Shapiro của Đại học Texa khẳng định trên Washington Post rằng căn bệnh này làm phức tạp cảm giác cân bằng của họ. Để thích nghi, người dân nơi đây phải di chuyển bằng 4 chi.
Theo Washington Post, một nghiên cứu khác cho biết đây là cách thức di chuyển ưa thích của họ ngay cả khi leo lên và xuống bậc thang. Họ di chuyển một cách dễ dàng, và dường như không có cảm giác khó chịu. Điều này hoàn toàn trái ngược với những người bình thường nếu thử dáng đi này.
Theo Sohu, các chuyên gia nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi tại sao một số trẻ em sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc căn bệnh này nhưng vẫn di chuyển bằng 2 tay và 2 chân? Nhóm nghiên cứu cho rằng do ngôi làng nằm ở vùng hẻo lánh, giao thông kém phát triển nên tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhóm trẻ khỏe mạnh chưa từng nhìn thấy cách đi lại bằng 2 chân của người bình thường. Vì thế chúng chỉ học theo bố mẹ, di chuyển bằng 2 tay và 2 chân. Lâu dần, cách di chuyển này trở thành thói quen của người dân nơi đây.
Trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu tại ngôi làng này, các nhà khoa học đã cố gắng giải thích cho họ hệ quả của kết hôn cận huyết. Tuy nhiên họ đều phớt lờ ý kiến của chuyên gia. Điều khiến nhiều người cảm thấy đáng thương ở ngôi làng này đó là những đứa trẻ sinh ra với cơ thể bình thường nhưng lại chỉ được bố mẹ dạy cách bò. Thế hệ lớn tuổi trong làng đã để họ hình thành việc di chuyển bằng 2 tay, 2 chân là cách đi đúng đắn vậy nên sẽ rất khó để thay đổi điều này khi đã được giáo dục từ nhỏ.
Ngôi làng kỳ lạ, nơi người dân gọi nhau bằng tiếng huýt sáo
Người dân ở làng Kongthong không gọi nhau bằng những cái tên thông thường mà bằng tiếng huýt sáo. Mặc dù tên giai điệu của người dân trong làng đều không có lời, nhưng các cư dân ở đây vẫn không bao giờ gọi nhầm.
Kongthong là ngôi làng hẻo lánh, nằm giáp biên giới Bangladesh của Ấn Độ, thuộc tiểu bang Meghalaya. Làng Kongthong có 130 hộ với dân số khoảng 700 người. Người dân ở đây đều là người Khasi, có truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ là người làm chủ gia đình, con gái út có quyền thừa kế và trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cha già. Công việc chủ yếu của họ là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngoài cái tên Kongthong, ngôi làng này còn được nhắc đến với biệt danh là "Làng huýt sáo". Sở dĩ ngôi làng được gọi với cái tên "Làng huýt sáo" là vì mỗi lần muốn gọi ai, người ở đây lại huýt sáo tên giai điệu của người đó.
Ảnh: Atlasobscura
Theo Atlasobscura, trong nhiều thế kỷ qua, dân làng ở Kongthong đã sử dụng giai điệu làm tên của họ. Sau khi sinh con khoảng 1 tuần, các bà mẹ nhất định phải sáng tạo ra giai điệu mới mẻ để đặt tên cho đứa bé. Họ thường mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót...
Giai điệu được đặt tên có hai phiên bản, một bài dài và một bài ngắn. Bản dài trong khoảng 10 đến 20 giây, sử dụng để gọi ai đó khi đi trong rừng, lên núi, thung lũng... Tất cả người dân ở làng Kongthong đều có giai điệu khác nhau, không ai trùng với ai.
Người dân ở Kongthong cho biết, họ cũng không biết truyền thống gọi tên bằng cách huýt sáo này có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng mọi người trong làng đã gọi nhau theo cách này từ hàng trăm năm nay. Làng Kongthong gọi truyền thống đặt tên khác biệt của mình là Jingrwai lawbei, có nghĩa "bài hát được truyền từ người mẹ đầu tiên của gia tộc".
Ảnh: Atlasobscura
Người dân địa phương tin rằng, việc sử dụng các giai điệu để gọi nhau khi đi săn trong rừng sẽ ngăn chặn các linh hồn ma quỷ vì chúng không thể phân biệt được đâu là tiếng gọi của người, đâu là tiếng gọi của động vật.
Dù tên giai điệu của tất cả người dân trong làng đều không có lời nhưng người dân ở đây chẳng bao giờ gọi nhầm tên nhau. Một người phụ nữ tên Shithoh Khongsti (50 tuổi) chia sẻ rằng: "Tôi nhớ hết tên giai điệu của hầu hết mọi người". Bà đang trông coi một tiệm tạp hóa, mỗi khi đám trẻ chạy qua, bà lại huýt sáo gọi tên từng đứa. Trong 700 cư dân của làng, bà Shithoh tự tin nhớ rõ tên giai điệu của khoảng 500 người.
Ảnh: Atlasobscura
Cư dân của Kongthong vẫn có tên viết được đăng ký khi mới sinh, bởi vì các giai điệu sẽ dài hơn và phức tạp hơn để viết. Nhưng người làng Kongthong vẫn thích gọi tiên giai điệu hơn. Ngay cả khi tình cờ gặp nhau ở một thành phố xa lạ, họ vẫn huýt sáo để chào hỏi nhau. Với họ, cái tên giai điệu luôn là niềm tự hào.
Ngôi làng bé gái biến thành con trai vào tuổi dậy thì Cộng hòa Dominica là một quốc gia nằm trên đảo Hispaniola, thuộc quần đảo Đại Antilles của vùng Caribe, Bắc Mỹ. Nơi đây nổi tiếng về truyền thuyết cướp biển, những bãi biển cát trắng trải dài. Đặc biệt, phải kể đến ngôi làng Salinas, nơi các bé gái đến độ 12 tuổi lại biến thành... con trai. Không biết mình thuộc giới...