Ngôi làng kỳ lạ mai táng người chết bằng cách để mục ruỗng dưới tán cây
Khác với cách hỏa táng người đã khuất, người dân sống ở ngôi làng này lại có cách mai táng kinh dị, để xác người tự phân hủy dưới tán cây cổ thụ.
Tại Trunyan, Bali (Indonesia), có một nghĩa trang nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh nơi mà người dân sẽ chở người chết trên những chiếc thuyền ca-nô và để cho phân hủy ngay ngoài trời.
Được bao bọc bằng những sườn nút dốc và phủ đầy cây cối, bãi nghĩa trang này ở gần bờ một hồ miệng núi lửa lớn và chỉ mất một chuyến đi thuyền ngắn từ nơi dân làng sinh sống là đến. Có thể nói, tại Bali nơi mà hầu như mọi người dân theo đạo Hindu làm lễ hỏa táng cho người thân đã khuất của mình, Trunyan là một chốn hoàn toàn khác biệt.
Tại Trunyan. những xác chết lâu năm sẽ được xếp ngoài trời dưới những tán cây xum xuê.
Sống trong những ngôi làng xa xôi hẻo lánh phía Đông Bắc Bali, những người Bali Aga có thể được coi là những cư dân lâu đời nhất ở trên đảo vì Trunyan đã được xây dựng ít nhất là từ năm 911 Sau công nguyên. Người Bali Aga cũng có những tín ngưỡng và tập tục riêng của mình. Ở làng Trunyan, ví dụ điển hình đó là phong tục quất mình bằng roi cây rattan và phong tục mai táng người chết bằng cách “phơi” ra giữa trời, dưới tán cây rừng.
Làng Trunyan là một trong số những ngôi làng xa xôi hẻo lánh nhất của đảo Bali.
Ketut Blen, một người dân làng Trunyan có người anh em họ vừa mới qua đời được mai táng ở đây, nói rằng ở đây có hai bãi nghĩa trang, một để dành cho những người được cho là đã hoàn thành chuyến đi cuộc đời mình, và đây chính là nơi đó. Còn bãi nghĩa trang còn lại là dành cho những người xấu số mà cuộc đời vẫn còn dang dở.
Blen chia sẻ: “Những người mà được chôn tại đây đều đã lập gia đình trước khi chết. Còn những ai chết trước khi kết hôn, hoặc bị chết đuối thì sẽ được chôn dưới đất.”
Xương của những người chết.
Trunyan là ngôi làng nằm dưới chân một núi lửa còn hoạt động, trên bờ của một hồ miệng núi lửa, một sự kết hợp hai thế lực thiên nhiên là lửa và nước.
Sống chung với núi lửa, người Trunyan tin rằng việc mai táng người chết có thể làm thần lửa Brahma giận dữ và khiến núi lửa phun trào. Vì vậy, người chết được mai táng bằng cách cho để phân hủy dưới bàn tay thiên nhiên.
Video đang HOT
11 ngôi chùa – trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân làng Trunyan.
Tại Trunyan, trung tâm đời sống tinh thần của người dân là quần thể đền chùa có 11 ngôi chùa tương ứng với 11 khu chôn người chết được bao quanh bằng thân cây tre và lá cọ uốn cong. Vì số 11 là con số mang ý nghĩa lớn trong đạo Hindu nên khi những khu chôn người chết trở nên chật chội, người ta sẽ di chuyển những xác chết lâu đời nhất sang khu nghĩa địa ngoài trời. Dù vậy, thường thì những cái xác không còn nguyên vẹn nữa, xương của họ thường bị biến mất; có thể là do lũ khỉ chuyên đi trộm lễ vật cúng thần linh sống trong rừng.
Tương ứng 11 chùa là 11 khu chôn người chết lợp bằng tre và cọ. Người chết sẽ được đặt ở đây một thời gian cho đến khi các khu này hết chỗ chứa.
Bất chấp tất cả những rác rưởi vứt ngổn ngang khắp nghĩa địa, như một cái dép cũ hay chồng bát đĩa vứt đi, chen lẫn xương người nằm rải rác, nơi đây có một sự yên bình kì lạ của riêng mình. Lạ lùng hơn, không hề có mùi xác chết phân hủy. Những người đã khuất, vẫn mặc trên mình bộ quần áo yêu thích và nằm dưới những cái ô sặc sỡ, đã ra đi thanh thản.
Cận cảnh một xác chết nằm trong “lán”.
Vì xác chết chỉ được mai táng tại chùa vào những ngày lễ đặc biệt nên các gia đình phải quyên tiền chi trả cho chùa làm lễ mai táng, cũng như phải dùng formaldehyde để bảo quản xác chết tại nhà trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước khi đưa đi.
Bên trên là những cái ô sặc sỡ.
So với một số nghĩa trang “lộ thiên” ở các làng khác, nghĩa trang làng Trunyan không hề bốc mùi tử thi thường thấy. Người dân tin rằng cái cây cao lớn, xum xuê tỏa bóng xuống nghĩa trang mà được gọi là Taru Menyan (nghĩa là “cây hương thơm”) chính là thứ xóa tan mùi mục ruỗng kinh khủng.
Cây đa cổ thụ tỏa bóng mát xuống nghĩa trang được cho là đã xóa tan mùi tử thi phân hủy thường thấy.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Ngôi làng đẹp như cổ tích không có đường đi nhưng đã vào là không muốn ra
Đến đây bạn sẽ không thể thấy bóng dáng bất kỳ chiếc xe đạp, xe máy hay ô tô nào qua lại.
Ngôi làng Giethoorn, Hà Lan, là cái tên quen thuộc và đầy hấp dẫn với rất nhiều khách du lịch, kể cả những người đã từng đặt chân đến đây bởi một nét đẹp quyến rũ rất riêng của nó.
Ở Giethoorn, bạn sẽ không nhìn thấy bất cứ chiếc xe ô tô, xe buýt, thậm chí là xe đạp và các phương tiện giao thông hiện đại nào. Chính vì thế, người ta gọi ngôi làng nhỏ bé, bình dị không đường giao thông này là "Venice của Hà Lan".
Đắm mình trong sự hòa bình, Giethoorn sống một cuộc sống không vội vã của riêng mình.
Nếu có dịp đến Giethoorn, đi lại bằng thuyền là ý tưởng tuyệt vời nhất để bạn có thể thấy được những phong cảnh tuyệt đẹp của ngôi làng và để có thể cảm nhận được cuộc sống bình dị, tận hưởng bầu không khí thư giãn, thoải mái nơi đây.
Ngôi làng được thành lập lần đầu tiên vào năm 1230 bởi một nhóm người tị nạn từ phía Nam, họ đến đây và chọn nơi đây để bắt đầu một cuộc sống mới của mình.
Nét bình dị của ngôi làng này khiến người ta có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích.
Sở dĩ ngôi làng được đặt tên là Giethoorn vì những người lập nên ngôi làng khi lần đầu đặt chân đến nơi đây đã nhìn thấy rất nhiều sừng dê còn sót lại nằm ngổn ngang ở khắp nơi sau trận lụt lớn (Giethoorn có nghĩa là "sừng dê").
Qua nhiều năm sinh sống, cư dân làng Giethoorn đã phát hiện ra rất nhiều mỏ than bùn trong ngôi làng. Họ đã đào những lỗ lớn để khai thác than bùn. Thời gian trôi qua, những cái lỗ nhân tạo đó đã biến thành hồ và các kênh rạch như ngày nay. Hấu hết những ngôi nhà ở làng Giethoorn đều bị bao bọc bởi nước, chúng được kết nối với nhau bằng 50 chiếc cầu gỗ.
Những dòng kênh rạch nước trong xanh uốn lượn qua những ngôi nhà nhỏ xinh.
Khung cảnh tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích.
Bạn sẽ không thể nhìn thấy bất cứ chiếc xe ô tô, xe máy hay thậm chí là xe đạp nào ở ngôi làng đẹp như tranh vẽ này.
Trước đây, lau sậy là loại cây phát triển rất nhiều và nhanh ở thị trấn Giethoorn, người dân nơi đây thường lấy cành và lá của cây này để lợp mái nhà. Ngày nay, cuộc sống đầy đủ hơn, tiện nghi hơn, những mái nhà làm từ lau sậy dần bị thay thế bởi những mái nhà ngói hay bê tông cốt thép. Tuy nhiên, giờ đây, để có thể xây dựng một ngôi nhà có mái được lợp từ lau sậy như trước đây lại rất tốn kém.
Ngôi làng bắt đầu được thế giới biết đến vào những năm 1960 sau khi nó xuất hiện trong một bộ phim của đạo diễn người Hà Lan, Bert Haanstra. Thuyền là phương tiện lý tưởng nhất khi đến Giethoorn, tuy nhiên, có một điều đặc biệt đó là chỉ có thuyền với động cơ điện được phép hoạt động ở đây, các loại thuyền với động cơ diesel sẽ bị cấm vì mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên.
Cũng có vài đường nhỏ để đi bộ.
Phương tiện di chuyển chính là thuyền.
Rất nhiều người tìm đến ngôi làng để tham quan.
Theo Lưu Ly / Trí Thức Trẻ
Những ngôi nhà không bao giờ được đóng cửa vì lý do kỳ lạ Những người dân sống trong ngôi làng này không bao giờ đóng cửa trước khi đi ngủ nếu không họ có thể sẽ "biến mất" mà không ai biết. Shoyna là tên một làng chài nhỏ nằm trên bán đảo Kanin, miền Bắc nước Nga. Nằm ở rìa của vòng Bắc Cực, những người dân sống trong ngôi làng không chỉ phải chịu...