Ngôi làng kỳ lạ cho phép trai gái ngủ chung nhưng cấm làm “chuyện vợ chồng”
Khi tìm hiểu, trai gái có thể ngủ cùng nhau nhưng nếu làm “ chuyện vợ chồng”, người con gái sẽ bị đuổi vào rừng còn người con trai sẽ bị làng bắt vạ 3 con trâu và 3 nương lúa…
Người Khơ Mú ( Thanh Hóa) với phong tục ngủ thăm và tổ chức 2 lần cưới.
Ngủ thăm nhưng không được làm chuyện vợ chồng
Khác với những chàng trai người Mông muốn có vợ phải trải qua các phiên chợ tình để bắt vợ, người Khơ Mú ở xã Tén Tằn (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lại kết tóc trăm năm bằng cách trải qua những lần ngủ thăm. Ngủ thăm theo tiếng người Khơ Mú là non giám.
Khi đến tuổi cập kê, các cô gái ở đây được bố mẹ cho ra ở riêng tại chòi gần nhà. Chàng trai nào muốn tìm hiểu thì đến tán tỉnh và ngủ cùng cô gái.
Sau đêm ngủ thăm, nếu cô gái đồng ý sẽ buộc vào tay chàng trai một sợi chỉ đỏ để hứa hẹn ngày cưới. Nếu không đồng ý, chàng trai sẽ nhận được sợi chỉ màu đen và từ đó phải xem cô gái như em kết nghĩa.
Ông Pít Văn Thòng, bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cho biết, theo phong tục của người Khơ Mú, sợi chỉ màu đỏ tượng trưng cho sự sống. Trao sợ chỉ màu đỏ, đồng nghĩa với việc cô gái phó thác số phận mình cho chàng. Sợi chỉ màu đen là tượng trưng cho sự đồng cam cộng khổ, hoạn nạn có nhau.
Trong đêm ngủ thăm, đôi trai gái sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện của quá khứ để cùng nhau cảm thông, chia sẻ. Họ không dám làm điều gì khác vì những quy tắc của bản làng đã ràng buộc họ.
“Nếu trong lần ngủ thăm, họ làm chuyện người lớn thì người con gái sẽ bị làng đuổi vào rừng sinh nở còn người con trai sẽ bị bắt vạ 3 con trâu và 3 nương lúa. Ngoài ra, chàng trai ấy phải làm không công cho nhà cô gái 3 năm”, ông Thòng nói.
Con gái bà Cút Thị Nến đã từng là nạn nhân của tục lệ này. Chị bị làng đuổi vào rừng khi mang bầu khi ngủ thăm cùng một công nhân miền xuôi. “Khi cái bụng to lên, cậu công nhân kia thì biến mất nên làng không bắt vạ được”, bà Nến nói về số phận người con gái của mình.
Video đang HOT
Cưới hai lần mới được làm vợ chồng
Sau khi nhận được sợi chỉ màu đỏ từ tay cô gái, chàng trai sẽ về thông báo để gia đình mang trầu cau sang nhà cô gái xin ngày cưới. Khác với các dân tộc khác, để thành vợ chồng, người Khơ Mú phải trải qua hai lần cưới.
Họ tổ chức đám cưới giả tại nhà gái và đám cưới thật tại nhà trai, cả hai đám cưới này đều do nhà trai lo liệu. Phía nhà gái chỉ lo chăn chiếu, quần áo để tặng quà cho bố mẹ chồng và anh em chồng.
Trong lễ cưới của người Khơ Mú không thể thiếu màn khua Loóng của các chàng trai cô gái
Tại đám cưới giả, nhà gái không thách cưới mà chỉ đưa ra con số khách mời để nhà trai chuẩn bị cỗ. Ngoài ra, nhà trai phải chuẩn bị một con lợn sống, số lượng cân phụ thuộc vào số anh em của cô dâu. Nếu như nhà cô dâu có 4 anh em thì con lợn phải nặng khoảng 40kg.
Sau ngày cưới giả, chàng trai phải ở rể đến khi có tiền tổ chức đám “cưới thật” mới được phép đón cô dâu về. Lúc ấy, cô dâu mới chính thức là người nhà trai, được con ma nhà trai chấp nhận.
Nếu chàng trai không có tiền để tổ chức đám cưới thật thì phải ở rể, đứa con đầu lòng sinh ra mà vẫn chưa tổ chức được đám cưới thật thì sẽ mang họ mẹ. Chính vì vậy, mới có chuyện, nhiều gia đình ở xã Tén Tằn dù 2 anh em ruột nhưng lại mang họ khác nhau.
Trong đám cưới thật, chú rể phải cõng cô dâu đi mời rượu tất cả anh em trong gia đình mình. Những người được mời rượu sẽ cho cô dâu và chú rể một ít tiền để làm vốn.
Ngoài ra, trong ngày cưới không thể thiếu tiết mục khua loóng. Mọi người dùng chày gỗ gõ lên một cái máng dài (gọi là loóng), tạo ra bản nhạc khác nhau. Trong đám cưới giả số lượng người tham gia khua loóng là 9, và đám cưới thật là 7.
Ông Hà Văn Hoàn – Chủ tịch UBND xã Tén Tằn cho biết, phong tục ngủ thăm và hai lần cưới là nét văn hóa lâu đời của người Khơ Mú. Phía chính quyền đã vận động bà con cải tiến phong tục, bỏ bớt những hủ tục lạc hậu để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Chúng tôi cũng tạo điều kiện để bà con vay vốn phát triển sản xuất nên hiện nay, chỉ sau đám cưới giả một đến hai ngày là chàng trai có thể đón vợ về làm đám cưới thật”, ông Hoàn nói.
Theo Danviet
"Ngủ thăm" kén vợ
Văn hóa của dân tộc Thái đã có nhiều biến đổi qua năm tháng, nhưng những gì thuộc về bản sắc vẫn luôn được người Thái gìn giữ. Cách phân chia chỗ ngủ cho các thành viên trong gia đình và tục ngủ thăm kén vợ, cưới hỏi là ví dụ.
Nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái ở xã Ea Kuêh.
Trong ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình, chị Nguyễn Thị Sáu (xã Ea Kuêh huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) người Thái di cư từ tỉnh Nghệ An vào cho biết: Trai gái đến tuổi trưởng thành được chọn bạn đời. Nhà trai mang lễ vật ăn hỏi gồm: Hai con gà trống tơ, một con trắng, một con đỏ, năm chai rượu. Nhận lễ ăn hỏi, nhà gái hẹn ngày lành, tháng tốt cho chàng trai đến ở rể. Từ đấy, chàng rể phải đảm đương mọi việc của gia đình nhà vợ trong ba năm. Nếu nhà gái ưng thuận mới chính thức cho làm lễ thành hôn. Búi tóc giữa đỉnh đầu phụ nữ là dấu hiệu người này đã có chồng.
Từ "ngủ thăm" đến "ngủ thật"
Chị Lang Thị Xuân (xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) nói: Đối với đồng bào Thái, Dao, Mường ở các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa, chàng trai muốn tìm hiểu người con gái mình lấy làm vợ, có thể đến để "ngủ thăm". Ban ngày các cô gái đi làm, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó, nếu đèn trong buồng còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa vào nhà và nằm bên cạnh cô gái, cô gái phải tự tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ được trò chuyện, không được đụng vào người nhau.
Phụ nữ Thái nhảy sạp.
Sau 5-6 đêm tìm hiểu, cô gái quyết định cho chàng trai "ngủ thật" hay không. Để được "ngủ thật", hai người phải thưa với bố mẹ hai bên gia đình để xem tuổi. Thời gian "ngủ thật" bắt đầu là lúc chàng trai đến ở làm công cho gia đình nhà gái. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì sẽ gói quần áo, một gói cơm nắm cho vào địu và bảo: "Anh cứ về thôi"... Bây giờ tục lệ này đối với đồng bào Thái vẫn còn, nhưng ít.
Ông Hà Văn Sơn, cán bộ văn hóa xã Ia Lốp, huyện Ea Súp cho biết: "Xã có 788 hộ gồm 13 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 80%, di cư theo dự án giải phóng mặt bằng hồ thuỷ điện Cửa Đặt huyện Thường Xuân, Thanh Hóa vào đây. Mặc dù nhà ở của họ đã có nhiều cách tân nhưng sự phân chia chỗ ngủ trong gia đình, tục cưới hỏi, bản chất vẫn giữ được nét riêng của dân tộc".
Phân chia chỗ ngủ
Xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk có 95% dân tộc Thái di cư từ các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp cách đây hơn 20 năm. Hiện có gần 200 hộ người Thái.
Ông Lô Văn Dậu - trưởng buôn Thái xã Ea Kuếh kể: Ngày nay trong các gia đình người Thái, cách phân chia chỗ ngủ vẫn còn rất rõ rệt, thể hiện vai trò, vị trí của từng người trong mỗi gia đình. Nhà sàn của người Thái sẽ được chia thành hai bên, bên có bàn thờ là nơi để ngủ của các thành viên trong gia đình, nửa còn lại là nơi sinh hoạt chung. Ông bà hoặc người cao tuổi nhất sẽ nằm sát bàn thờ tổ tiên, kế đến là bố mẹ, con trai cả nằm gần bố mẹ, kế đến là những người con tiếp theo, còn con gái thì ngủ ở phía ngoài cầu thang đi lên, cũng cùng một dãy đó.
Phụ nữ Thái giã gạo.
Những chàng "rể ngoài" (tức là mới trong giai đoạn đính hôn, chưa cưới) chỉ được nằm ngủ ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới. Sau ba tháng, bố mẹ vợ tương lai ưng ý anh ta mới được đem chăn đệm của nhà mình đến và vẫn nằm gian đầu nhà. Khi thành hôn mới được ngủ ở phòng riêng của vợ chồng.
Đối với phụ nữ chồng mất đi bước nữa, khi về thăm con cháu sẽ phải ngủ ở phía cầu thang đi lên, nơi vốn dành cho các con gái, cháu gái ngủ. Còn nếu người phụ nữ không tái giá thì vẫn được ngủ chỗ cũ. Riêng với đàn ông, dù họ có tái hôn đến bao nhiêu lần thì cũng không bị dịch chuyển chỗ ngủ. Phụ nữ sau sinh trong thời gian ở cữ sẽ ngủ ở gần bếp từ hai tuần đến một tháng.
Ông Y Kô Niê, phó trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk: "Dân tộc Thái di cư vào Tây Nguyên sinh sống khá lâu, nhưng họ cố gắng gìn giữ những luật tục cha ông để lại. Trong các lễ hội, cưới hỏi, trang phục truyền thống, nhảy sạp, giã gạo vẫn mang đậm bản sắc người Thái. Kiến trúc nhà sàn là biểu hiện rõ rệt. Ngày nay dù nhiều gia đình đã chuyển sang xây nhà tầng như người Kinh, nhưng họ vẫn chọn nơi thờ tổ tiên ở những tầng cao nhất.
Theo Nguyễn Thảo (Tiền Phong)
Đêm tân hôn cô vợ 40 kg hổn hển đòi chồng chủ động Chẳng phải là Yến cổ hủ không chịu cho bạn trai mà vì chính Hải lại từ chối. Thấy bạn bè kể bị người yêu đòi hỏi đến phát mệt còn mình được Hải giữ gìn cho nên Yến hả hê lắm. Yêu nhau hơn 5 năm thì Yến và Hải quyết định đi đến kết hôn, khỏi phải nói Yến hạnh phúc...