Ngôi làng kì lạ, nghe thấy tiếng người nhưng không biết phát ra từ đâu
Ngôi làng này giống như vô hình. Khách tới đây thấy cây mà không thấy nhà, thấy tiếng người nhưng không biết phát ra từ đâu.Ở Tam Môn Hạ, Hà Nam, Trung Quốc có một ngôi làng đặc biệt. Người dân nơi đây sống trong những ngôi nhà được xây trong lòng đất.
Một góc ngôi làng nhìn từ trên cao.
Nhìn từ trên cao, du khách sẽ thấy ngôi làng có mật độ dày đặc các hố sâu.
Người dân trong thôn cho biết, những chiếc hố là nơi sinh sống của họ trong nhiều đời nay. Mỗi chiếc hố có hình vuông hoặc chữ nhật, sâu 6 -7m. Trên 4 bức tường của hố, người ta đào những hang động để bố trí phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh… Nhiệt độ nơi ở được điều hòa tự nhiên, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Đây là kiểu nhà hiếm gặp trên thế giới và được Trung Quốc công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Theo nghiên cứu, hình thức kiến trúc nhà này đã có từ 4000 năm trước.
Có một câu nói rất quen thuộc ở ngôi làng này là thấy cây mà không thấy nhà, thấy tiếng người mà không biết phát ra từ đâu.
Nhiều người nước ngoài lần đầu đến làng thắc mắc: Những ngôi nhà trong làng ở đâu? Sau khi nhìn thấy những chiếc hố, họ lại đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để xuống được hố, vào được nơi sinh sống của người dân?
Video đang HOT
Lối vào nhà thường là đường hầm dài khoảng 10m.
Bên trong một ngôi nhà dưới lòng đất. Gia đình này đã sống ở đây mấy đời nay. Họ sinh con đẻ cái, hưởng thụ một cuộc sống yên bình dưới lòng đất.
Tuy ở sâu dưới lòng đất nhưng những ngôi nhà không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hay gió bão nhờ hệ thống thoát nước được thiết kế cẩn thận, hiệu quả.
Ngày nay, hầu hết người trẻ trong làng đều đã ra ngoài làm việc. Trong làng chỉ còn lại những cụ già. Những người già ở đây cho biết, họ đã quen với việc sống dưới lòng đất.
Mỗi khi rảnh rỗi, họ đến quảng trường ở đầu làng, trò chuyện với mọi người, nghe kinh kịch. Khi mệt mỏi, họ sẽ trở về nhà của mình để nghỉ ngơi. Nhịp sống ở đây rất chậm nhưng nó khiến những du khách ghé qua phải ghen tỵ.
Mấy năm trở lại đây, ngôi làng thu hút sự chú ý của khách du lịch. Vì vậy, một số gia đình đã trang trí nhà của mình thật đẹp mắt để đón khách và bán nông sản địa phương.
Về thăm làng cổ Phước Tích 500 năm tuổi ở Huế
Cách TP Huế 40km về hướng Bắc là làng cổ Phước Tích với vẻ đẹp nguyên sơ của một làng quê Việt Nam.
Hàng chè xanh mướt dẫn vào những ngôi nhà vườn truyền thống, mang lại cảm giác an yên cho du khách.
Làng Phước Tích, Huế được bao bọc bởi dòng Ô Lâu hiền hoà.
Một trong số 26 ngôi nhà rường cổ còn được gìn giữ ven nguyên tại Phước Tích.
Làng cổ Phước Tích nằm xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo sử sách, Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông, có diện tích khoảng 49ha. Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng. Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.
Phước Tích có hơn 110 ngôi nhà, hiện còn 26 nhà rường cổ mang đúng phong cách nhà vườn truyền thống đặc trưng xứ Huế. Trong đó, 12 ngôi nhà cổ chứa giá trị độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, thẩm mỹ của hàng trăm năm trước.
Điểm đặc trưng là các căn nhà đều có vườn rộng, trong sân có bể nước và bình phong. Cách bài trí như vậy vừa mang ý nghĩa phong thuỷ, vừa phục vụ mục đích phòng ngừa hoả hoạn, do trước đây hầu như nhà nào trong làng cũng có lò nung gốm riêng.
Các nhà rường ngăn cách nhau bằng hàng rào chè tàu được cắt tỉa thẳng tắp.
Bên cạnh những ngôi nhà rường truyền thống, những công trình thờ tự cổ kính uy nghiêm, làng cổ Phước Tích có nghề làm gốm vô cùng đặc sắc. Các sản phẩm gốm Phước Tích nổi tiếng khắp nơi, không chỉ bởi độ bền mà còn đặc biệt bởi không có cái nào giống cái nào, màu sắc khác nhau. Các sản phẩm sau khi nung mặc dù không tráng men nhưng vẫn có lớp men nổi bên ngoài, không bị thẩm thấu.
Ảnh 5: Những sản phẩm gốm Phước Tích.
Trải qua một thời kỳ dài lịch sử, gốm Phước Tích thịnh suy theo thời gian rồi hoạt động trầm lắng hẳn. Làng gốm chính thức tắt lửa vào năm 1980 sau hơn 500 năm hoạt động, làm cho bao người nuối tiếc.
Ngày nay, khi làng Phước Tích trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở Huế, một số lò gốm hoạt động trở lại để phục vụ khách tham quan. Sản phẩm gốm ngày càng cải tiến về mẫu mã và chất lượng. Bởi những nghệ nhân và một vài người trẻ với ước muốn làm sống dậy nghề gốm nổi tiếng ở làng.
Ảnh 6: lò gốm cổ Phước Tích tắt lửa từ năm 1980.
Những nghệ nhân làng Phước Tích vẫn nuôi ước mơ khôi phục lại nghề truyền thống của làng.
Ngoài vẻ đẹp cổ kính, mang nét nguyên sơ của một làng quê Việt, Phước Tích còn được biết đến là một ngôi làng với mệnh danh "Làng giáo viên". Làng chưa đến 100 hộ gia đình nhưng lại có hơn 300 người làm nghề giáo dạy học khắp mọi miền đất nước. Nhiều gia đình có 3 thế hệ đi dạy, có từ 4 đến 6 người làm nghề giáo. Đó là gia đình ông Lê Trọng Đào, ông Nguyễn Duy Hòa, ông Lê Trọng Diễn...
Đất và người bình dị, hiền hòa mà cất giữ bao ân tình của một làng quê đặc trưng văn hóa Việt. Một vòng quanh Phước Tích để càng trân trọng hơn những trầm tích văn hóa kết tinh bao thời đại làm nên linh hồn quê hương, dân tộc.
Hà Nội: Cuối tuần về làng cổ Đường Lâm Sau cánh cổng làng Mông Phụ, ngôi làng Đường Lâm bình dị, thân thuộc mà có sức hấp dẫn lạ kỳ. Nhất là vào ngày cuối tuần, rời phố về quê để bắt nhịp điệu với những chiều ngồi nhẩn nha bên quán nước đầu làng hay tản bộ trên con đường đá ong rực rỡ. Cuối tuần về làng cổ Đường Lâm...