Ngôi làng khác thường trên chiến tuyến căng thẳng ở Ukraine
Từng là nơi sinh sống của 200 người, ngôi làng Novoaleksandrovka ở chiến tuyến căng thẳng giữa quân đội chính phủ và phe ly kai tại miền Đông Ukraine giờ chỉ còn 11 người cố bám trụ.
Binh lính Ukraine chốt trên nóc các ngôi nhà trong làng, liên tục theo dõi các vị trí của phe ly khai cách đó 100m (Ảnh: Sky News).
Một chiếc xe cứu thương của quân đội kéo lê trong sân phủ đầy tuyết của một nhà máy bị bỏ hoang lâu năm tại miền đông Ukraine, hiện là trụ sở của tiểu đoàn 24 của quân đội.
Phương tiện có từ thời Liên Xô này đã được chuyển đổi thành tàu chở quân. Trong đó, mọi trang thiết bị bên trong bị dỡ bỏ và nhiều băng ghế đã được đặt bên trong để làm chỗ ngồi cho binh sĩ. Theo mô tả của phóng viên hãng tin Sky News, trên xe, 4 binh sĩ Ukraine và 4 nhà báo ngồi sát nhau. Mọi người đều mặc áo giáp. Xe nổ máy và tăng tốc vào vùng nông thôn phủ đầy tuyết, nơi là tiền tuyến của cuộc đối đầu giữa quân đội Ukraine và phiến quân ly khai.
Trong khi thế giới lo lắng theo dõi căng thẳng Nga – Ukraine, nhà báo của Sky News cho biết, ông đang chờ xem liệu chiếc xe cũ nát có thực sự có thể đi được hơn 15 km hay không. “Khi tôi nghĩ đến viễn cảnh một cuộc tấn công có thể xảy ra, tôi nhìn những người lính bị nhồi nhét trong một chiếc xe cũ nát như thế này và cảm thấy tiếc cho họ. Đơn vị của họ, được trang bị như hiện có, có lẽ sẽ không thể chống chọi ngay từ lần ra quân đầu tiên”, nhà báo nhận định.
Chiếc xe tiếp tục băng qua những vùng đất nông nghiệp đã bị khai thác nặng nề, đi ngang qua những biển báo màu đỏ cảnh báo nguy hiểm khi bước qua hoặc lái xe sang đường.
Video đang HOT
Những người lính Ukraine sau đó đưa nhóm nhà báo đến một ngôi làng mà họ đã nghe nhắc tới nhiều nhưng phải có được phép đặc biệt mới có thể đến thăm. Novoaleksandrovka là ngôi làng khép kín với thế giới bên ngoài. Nó ở vùng đất hoang vắng, ngay trên ranh giới giữa hai chiến tuyến tại Ukraine. Từng có 200 người sinh sống ở đây nhưng giờ chỉ còn lại 11.
Giao tranh tại miền đông Ukraine bùng phát từ năm 2014, khi phong trào ly khai nổi lên ở tỉnh Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass. Cuộc chiến kéo dài tới nay mà không bên nào giành được ưu thế rõ ràng.
“Chúng tôi muốn gặp cư dân để tìm hiểu cuộc sống của họ nơi tiền tuyến và tìm hiểu lý do họ quyết bám trụ tại đây, cũng như họ phản ứng thế nào nếu Nga thực sự động binh”, phóng viên của Sky News chia sẻ.
Những ngôi nhà bị hư hỏng nặng
Nhìn từ xa, làng Novoaleksandrovka chỉ toàn những ngôi nhà một tầng hư hỏng nặng, phần lớn bị bỏ hoang, bị bao phủ bởi băng tuyết.
Xe chở các nhà báo dừng trước một ngôi nhà cũ nát với vài người lính gác bên ngoài. Những người lính ra hiệu cho nhóm đi theo họ nếu muốn gặp một số cư dân. Bầu không khí yên tĩnh kỳ lạ của một ngôi làng đông đúc trước đây bị phá vỡ bởi những tiếng nổ và loạt súng máy. Âm thanh nghe rất gần nhưng nhóm binh sĩ Ukraine không cần tìm chỗ ẩn nấp.
Không có gì trong thị trấn này ngoài những ngôi nhà bị hư hại: không cửa hàng, không điện, không nước máy, thậm chí cả phòng khám y tế duy nhất của làng cũng bị phá hủy.
Những người lính giải thích rằng hầu hết những người ở lại hiếm khi rời khỏi nhà của họ, đặc biệt là trong mùa đông lạnh giá, mà chủ yếu là vì chiến sự.
Một cụ bà vẫn quyết bám trụ tại ngôi làng này bất chấp cảnh báo nguy hiểm của chính quyền Ukraine (Ảnh: Sky News).
Nhóm nhà báo đã gõ cửa một vài ngôi nhà, dù bên trong có người nhưng không ai trả lời. Một nhà sản xuất người Ukraine cho biết ông đã được cảnh báo rằng “mọi người sẽ rất nghi ngờ về sự hiện diện của chúng tôi và quá sợ hãi khi nói chuyện”.
Nhưng Halyna, một cụ bà 73 tuổi sống một mình, rất vui khi chào đón cả nhóm vào bên trong nhà. Phía trên cửa trước của ngôi nhà có chữ “có người ở trong nhà”. Đó là một thông điệp cho những người lính cũng như những người ly khai, rằng ngôi nhà không bị bỏ hoang. Bà chỉ cho mọi người thấy những cánh cửa sổ bị đập vỡ trong các trận giao tranh. Bà nói có những khi chiến sự ác liệt đến mức bà phải nằm cạnh bếp lò, ôm chặt tài liệu quan trọng và chuẩn bị chạy nếu phải như vậy.
Không có điện, không có cửa hàng hoặc dịch vụ y tế, nhưng bà không có nơi nào để đi. Quan trọng hơn, bà ấy không muốn đi. Bà đang sửa chữa ngôi nhà của mình – trước tiên là cửa sổ, sau đó là trần nhà bị hư hỏng. “Tôi đã quen ở đây. Tôi cảm thấy ổn. Có rất ít người còn lại ở đây, nhưng mọi người vẫn ở đây. Tôi vẫn thích ở đây”, bà giải thích.
Bà Halyna cũng cho rằng, Nga sẽ không tấn công Ukraine, nhưng nói thêm, nếu Moscow thực sự làm vậy, bà vẫn ở lại làng vì tin họ sẽ không làm hại mình. Quân đội Ukraine cảnh báo tình hình quá nguy hiểm cho bất kỳ ai ở lại đây, nhưng họ không bắt buộc người dân rời đi.
Mỹ, Đức kêu gọi giải quyết vấn đề Ukraine thông qua đối thoại
Ngày 20/1 tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang ở thăm Đức đã tiến hành hội đàm với trọng tâm là tình hình biên giới Nga - Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Baerbock cho biết hai bên đã có cuộc trao đổi hiệu quả. Về vấn đề Ukraine, bà tiếp tục cảnh báo về "hậu quả nghiêm trọng" trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, Berlin và Washington nhất trí rằng chỉ có biện pháp chính trị và đối thoại mới giúp thoát khỏi khủng hoảng, trong đó định dạng đàm phán Normandy giữa Đức, Pháp, Nga và Ukraine là một trong những khuôn khổ đàm phán quan trọng nhất hiện có. Ngoại trưởng Baerbock thông báo bà sẽ cùng Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tới Kiev một lần nữa để thúc đẩy các cuộc đàm phán sắp tới.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhấn mạnh Mỹ, Đức và các đồng minh phương Tây chia sẻ quan điểm chung trong vấn đề Ukraine và mục tiêu chung của Mỹ và Đức là tìm ra một giải pháp ngoại giao.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức và người đồng cấp Mỹ đã có cuộc hội đàm chung với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Thứ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh James Cleverly. Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cho biết các cuộc thảo luận này "không thể chuyên sâu hơn". Anh và Pháp cũng có cùng quan điểm với Đức và kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine thông qua đối thoại.
Giới chức phương Tây trao đổi về tình hình Ukraine Ngày 20/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Berlin (Đức) để hội đàm với quan chức các nước Anh, Pháp và Đức nhằm thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao tháo gỡ căng thẳng với Nga liên quan vấn đề Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố trước thềm cuộc gặp, Ngoại trưởng Blinken cam kết...