Ngôi làng kết nối với thế giới chỉ bằng một chiếc điện thoại
Nằm giữa hai con đèo dài, Bara Bangal là ngôi làng Ấn Độ hẻo lánh nhất vùng núi Himalaya khi chỉ liên lạc với bên ngoài bằng một chiếc điện thoại vệ tinh.
Bara Bangal là một ngôi làng của Ấn Độ tách biệt hoàn toàn với thế giới vì nằm ở độ cao 4.800 m giữa hai đèo Kalihani và Thamsar, dốc theo núi và sông Ravi. Người dân nơi đây phải xây một cây cầu đá nhỏ để qua các con suối hợp thành sông Ravi.
Việc đi bộ ở đây rất khó khăn, do đặc điểm thời tiết khắc nghiệt với nhiều cơn gió mạnh đột ngột và bão tuyết. Trong hình là tình trạng tuyết bao phủ đoạn đèo Kalihani hướng sang phía làng Bara Bangal.
Một người dân Gaddi (tộc người sống chủ yếu ở bang Himachal Pradesh) đang nghỉ ngơi giữa buổi chăn dê bằng cách hút thuốc. Ông ngồi trong cửa động và đợi cho bầu trời quang mây.
Video đang HOT
Một nhóm nhỏ người Gaddi đang mở đường cho đoàn cừu di chuyển giữa vùng tuyết phủ dày trắng xóa.
Đây là quang cảnh của ngôi làng Bara Bangal khi nhìn từ xa. Những ngôi nhà lợp lá nằm bên trái ảnh là khu vực đầu tiên lập nên làng, còn bên phải là phần xây dựng thêm để hoàn thiện vì dân số nơi đây đang tăng lên.
Có nhiều câu chuyện khác nhau về bản làng, nhưng hấp dẫn và thú vị nhất là ngôi làng lập nên từ những người lính từng phục vụ cho Alexander đại đế.
Sự cổ kính của Bara Bangal thể hiện ở khắp mọi nơi, từ những túp nhà, các con đường mòn, cho tới những bức tường được xây bằng đá ôm lấy vách núi. Trong hình là hai người phụ nữ đang trò chuyện qua bờ tường đá và những ngọn núi kia có thể là nơi chồng họ đang đi chăn đàn gia súc.
Bất kể chỗ nào bạn cũng được chào đón bằng những nụ cười, lời mời trà và bữa cơm trưa. Một cụ ông trong làng chia sẻ: “Đó là truyền thống. Chúng tôi sẽ cảm thấy bị tổn thương khi khách được mời mà không ở lại ăn uống cùng người dân”. Ông đang rót swig arrack (một loại rượu của Ấn Độ) mời khách uống.
Ngày nay, ngựa là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân vào mùa hè. Hầu như họ chỉ liên lạc với thế giới bên ngoài thông qua một chiếc điện thoại (dùng sóng vệ tinh được chính phủ lắp đặt) trong các trường hợp khẩn cấp.
Đoàn phóng viên của CNN cho biết, sau một thời gian ngắn ở lại Bara Bangal, họ mất 4 ngày để hoàn thành hành trình đi qua đèo Thamsar để tới thành phố Dharamshala. Nơi này đưa mọi người tới một động băng.
Sanju, một người mà đoàn phóng viên gặp, đi từ Bara Bangal tới vùng ngoại ô Dharamshala để đưa đàn gia súc của anh nghỉ ngơi sau chặng đường vượt đèo Thamsar.
Theo Danviet
IS giết 280 người một ngày nơi Nga đến cứu trợ nhân đạo
Trong một ngày, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã giết hại 280 người tại một ngôi làng ở Syria, sau khi đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga tới khu vực này.
Hãng tin Sputnik dẫn lời những người dân địa phương cho biết, nhóm phiến quân IS đã giết hại khoảng 280 người tại tỉnh Deir ez-Zor ở Syria ngày 16/1, sau khi Nga phân phát hàng cứu trợ nhân đạo tới khu vực này.
Khoảng 280 người tại ngôi làng al-Bagilya đã bị phiến quân IS giết hại.
"Các tay súng IS đã thực hiện vụ thảm sát kinh hoàng tại ngôi làng al-Bagilya ở Deir ez-Zor. Khoảng 280 nạn nhân bao gồm phụ nữ, trẻ em và người già đã thiệt mạng", một nguồn tin địa phương tiết lộ.
Ngay sau vụ thảm sát, lực lượng vũ trang Syria đã thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn để đánh bại nhóm phiến quân IS khỏi ngôi làng al-Bagilya, tỉnh trưởng tỉnh Deir ez-Zor nói với hãng tin Sputnik ngày 17/1.
"Phiến quân IS đã đột nhập vào ngôi làng al-Bagilya tối 16/1 và thực hiện một vụ thảm sát kinh hoàng. Quân đội sau đó đã được triển khai tới kkhu vực để cứu những người dân còn lại. Trong cuộc giao tranh với quân đội chính phủ, phiến quân IS đã bị tổn thất nặng nề và buộc phải bỏ chạy khỏi ngôi làng", ông tỉnh trưởng Mohammad Qaddur Ajnyyja cho biết.
Theo một số nguồn tin, nhóm phiến quân IS trước đó đã dễ dàng chiếm được ngôi làng al-Bagilya nhờ sự trợ giúp của khoảng 30 kẻ đánh bom tự sát.
Theo Danviet
Xây nhà chọc trời ở dưới... đáy biển Aequorea là dự án phát triển và xây dựng những khu dân cư với những tòa nhà chọc trời của một nhóm kiến trúc sư người Bỉ. Điều đặc biệt trong thiết kế của dự án này là những ngôi nhà chọc trời được xây dưới đáy biển sâu, có khả năng tự cung cấp năng lượng, hướng tới mục đích bảo vệ...