Ngôi làng hẻo lánh nhất TQ, du khách đi bộ 2 tiếng, băng rừng vượt núi để tới
Ngày nay, ở Trung Quốc vẫn còn một số ngôi làng rất hẻo lánh, muốn tới phải vượt qua rất nhiều đồi núi hiểm trở.
Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là nơi có nhiều đồi núi nên một số ngôi làng nằm sâu bên trong rất ít người biết tới. Một trong số đó phải kể tới làng Gongyu, nơi này còn được ví như thiên đường.
Vì được bao phủ bởi mây và sương mù quanh năm nên nơi đây đẹp tựa chốn bồng lai, không có sự xô bồ, ồn ào nơi phố thị nên nó còn được mệnh danh là “Shangri-La” của miền đông Trung Quốc.
Làng Gongyu nằm ở huyện Tây An, Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, là một phần của Danh lam thắng cảnh Shenxianju. Nơi đây luôn được ưa thích bởi những người đam mê cổ trang tới chụp ảnh.
Ngôi làng này được bao quanh bởi các vách đá cheo leo và ruộng bậc thang. Bởi vì phong cảnh độc đáo, ngày càng có nhiều người biết tới hơn nên người ta mới xây dựng một con đường nhỏ, giúp kết nối với thế giới bên ngoài. Trước đây, nơi này hoàn toàn tách biệt với thế giới, người ngoài muốn tới phải băng rừng vượt suối rất vất vả.
Sau khi con đường này được xây dựng, một lượng lớn khách du lịch tìm tới, cảnh giới thần tiên nơi đây được mọi người biết tới nhiều hơn.
Để đến làng Gongyu, bạn cần lái xe tới làng Qiankeng trước, sau đó đi bộ ít nhất 2 giờ để tới nơi. Trên đường đi, bạn sẽ đi ngang qua trang trại Qianmo, nơi có những rặng tre xanh mướt, không khí trong lành, thứ mà người thành phố rất hiếm khi thấy được.
Được bao quanh bởi những tảng đá thuộc địa hình karst, những đỉnh núi kỳ dị sừng sững như một bức tường chắn, ngôi làng lọt thỏm ở giữa giống như trong một lòng chảo nhỏ, biệt lập với thế giới.
Video đang HOT
Theo truyền thuyết, Ke Jiusi, một họa sĩ nổi tiếng thời nhà Nguyên đã đưa vợ con trai mình tới đây để lánh nạn chiến tranh, sau đó sống ở đây. Sau khi lĩnh hội được cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, Ke Jiusi đã sáng tác nên nhiều kiệt tác để đời, vẫn còn lưu lại cho tới ngày nay.
Sau hơn 30 thế hệ, dân làng Gongyu hầu hết vẫn mang họ Ke, nơi ở trước đây của Ke Jiusi cũng là một trong những điểm thu hút chính của nơi này.
Ngôi làng ở đây vẫn giữ nguyên được hệ sinh thái nguyên bản, cổ xưa vốn có. Các ngôi nhà ba gian hoặc năm gian với sân hình tứ giác là nét đặc trưng chính. Một số ngôi nhà ở đây có tiếp nhận khách du lịch tới tá túc, cung cấp chỗ ở và cả bữa ăn.
Cũng có một số du khách đến đây cắm lều, ngắm sao đêm, dậy sớm ngắm bình minh. Nếu may mắn, bạn còn có thể nhìn thấy biển mây bao phủ tại đây.
Phía sau làng về hướng nam có một sườn đồi tên Gongyubei, nếu đi bộ thì tốn khoảng 1 tiếng. Nơi này cao và hiểm trở, không dễ leo nhưng nếu kiên trì leo lên tới đỉnh núi, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ làng Gongyu.
Tuyến đường đi bộ đường dài đến làng Gongyu thực chất là một tuyến đường vòng. Đi tới mất 2 giờ và đi về khoảng 1 giờ, không có đường quay lại. Nếu bạn không ở lại qua đêm, cần đặt trước ít nhất 4 giờ cho chuyến đi khứ hồi.
Nếu bạn muốn ở lại khám phá kỹ hơn về nơi này, có thể chọn các ngôi nhà có trang trại hoặc tự mang theo dụng cụ cắm trại.
Ngỡ ngàng ngôi làng homestay đẹp độc ở Hà Giang
Nằm lọt thỏm trong thung lũng dưới chân đèo Mã Pí Lèng nổi tiếng tại Hà Giang, có một "quần thể" homestay độc đáo với kiến trúc tuyệt đẹp làm say lòng du khách phương xa.
Làng văn hoá dân tộc Mông là điểm đến mới nổi, đang được nhiều người yêu thích, lựa chọn khi du lịch đến Hà Giang. Nơi đây là một khu phức hợp homestay, quán cà phê, quán ăn được xây theo kiến trúc nhà cổ trình tường đặc trưng của người dân tộc Mông.
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông được quy hoạch tại khu đất rộng 4,6 ha, hoạt động theo mô hình hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng với sự tham gia của 30 hộ dân, được tuyển chọn từ những hộ gia đình người Mông có nhu cầu tham gia và đủ điều kiện tại địa bàn hai xã Pả Vi, Giàng Chu Phìn và thị trấn Mèo Vạc.
Thế nhưng điều đặc biệt hơn cả, là tất cả công trình được quy hoạch theo những dãy nhà hình lục giác. Có 2 khu nhà sáu cạnh được kết nối với nhau, mỗi cạnh là 2 căn homestay để đảm bảo mọi phòng ở của khách đều có tầm nhìn vào nội khu và ra núi rừng bên ngoài.
Đứng ở khoảng sân chung của 2 khu nhà, du khách sẽ thấy choáng ngợp khi được bao bọc bởi cao nguyên đá sừng sững, những mái nhà bằng cổ kính tạo nên một vẻ uy nghi đậm chất điện ảnh. Khu homestay được xây dựng đồng bộ, rất hòa hợp với thiên nhiên và giữ được nét văn hóa bản địa.
Những nếp nhà trình tường truyền thống với hàng rào đá, vách đất nâu, những bắp ngô phơi trên xà nhà, với những người dân thật thà chân chất trong những bộ váy áo thổ cẩm đẹp đặc sắc và những món ăn mang đậm nét truyền thống không nơi nào có được.
Trải nghiệm lưu trú tại làng văn hoá chắc chắn du khách sẽ hài lòng bởi đây là một mô hình mới tạo được sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong dịch vụ nghỉ ngơi, thư giãn theo phong cách đồng bào Mông mà vẫn có được sự tiện nghi cần thiết.
Với kiểu khí hậu đặc trưng, riêng biệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18C với một mùa Đông kéo dài tới 8 - 9 tháng và dường như không có mùa nóng. Đặc biệt, từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau là thời điểm lạnh nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0C.
Tại đây có các phòng nghỉ cộng đồng với giá từ 200.000 đến 350.000 đồng và phòng VIP với giá 1,2 triệu đồng. Homestay có phục vụ cà phê và đồ uống và có gian hàng trưng bày đồ lưu niệm như thổ cẩm, các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào Mông...
Gia đình và các hộ khác trong làng được tập huấn nghiệp vụ du lịch để thực hiện đúng chuẩn mực thân thiện, minh bạch giá cả, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các khâu ăn uống và trải nghiệm...
Như một thế giới thu nhỏ yên bình mà sống động, thơ mộng mà hùng vĩ, đơn sơ mà gần gũi, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ với cảnh vật thơ mộng với những cánh đồng tam giác mạch ngát hương trong nắng sơm ban mai, trải dài tít tắp đến ngợp trời, những đỉnh núi xa xa ẩn hiện trong màn sương mờ đục trong cái lạnh se se của vùng cao nguyên đá kỳ vĩ.
Không chỉ là nơi ở, đây còn là không gian văn hóa được tổ chức chuyên nghiệp. Nếu du khách đến vào tháng 11 sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, những người đàn ông chơi kèn lá, những cô gái mặc quần áo sặc sỡ và cùng nhau vui chơi, nhảy múa.
Từ chỗ nghỉ, du khách có thể di chuyển sang dòng sông Nho Quế xanh ngắt hoặc vào thăm trung tâm Mèo Vạc với khoảng cách không quá xa. Mô hình này đã được nhân rộng, không chỉ ở Mèo Vạc mà trên toàn tỉnh Hà Giang. Hiện nay, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở Pả Vi đang là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến Hà Giang.
Ngôi làng văn hóa dân tộc nơi núi rừng Hà Giang khiến du khách mê mẩn Ngôi làng được ví như bông hoa rực rỡ giữa núi rừng Tây Bắc hút chân du khách tìm về chốn bình yên, thơ mộng. Khi nhắc đến Hà Giang, du khách thường nghĩ đến một nơi có vẻ đẹp choáng ngợp, hùng vĩ của rừng núi, sông sâu hay sự hoang sơ của những cao nguyên đá... Bên cạnh đó là sự...