Ngôi làng “gái biến thành trai” kỳ lạ ở Dominica
Đối với một số cậu bé đang sinh sống ở đây, tuổi dậy thì là thời điểm các em mới thực sự phát triển dương vật và thoát khỏi vỏ bọc của con gái.
Nhiều trẻ em ở làng Sanilas lúc sinh ra không có cơ quan sinh dục nam và được nuôi dạy như con gái, nhưng đến khi dậy thì (khoảng 12 tuổi), chúng lại trở thành nam giới cả về tâm lý lẫn sinh lý. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên đến mức có riêng một tên gọi cho nó là “guevedoce” (người mọc dương vật lúc 12 tuổi).
Đất nước Dominica nới có hiện tượng trẻ em nữ biến thành nam khi lên 12 tuổi
Tính trung bình, cứ 90 trẻ ở Salinas thì có 1 trẻ là guevedoce. Nhưng ngay cả sau khi các em rốt cuộc trở thành nam giới, thường trong giai đoạn 7 – 12 tuổi), những khác biệt nhỏ vẫn còn tồn tại tới tuổi trưởng thành. Hầu hết các guevedoce mọc ít râu ria hơn và sở hữu tuyến tiền liệt nhỏ hơn so với một nam giới bình thường.
Một trong số 90 đứa trẻ nữ sinh ra tại làng Sanilas sẽ trở thành nam khi dậy thì
Bệnh dường như là kết quả của một rối loạn di truyền hiếm gặp, xảy ra do khuyết thiếu một enzym. Điều này ngăn cản việc sản sinh dihydro-testosterone, một loại hoóc môn nam, khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ.
Video đang HOT
Chàng trai này có tên Johnny và đã từng là “con gái” cho đến trước 12 tuổi
Những thai nhi mang giới tính nam bị thiếu enzyme 5–reductase giúp làm tăng hooc môn nam giới thì khi sinh ra sẽ là bé gái và không có dương vật cũng như tinh hoàn. Đến tuổi dậy thì sẽ có sự đột biến lớn khiến testosterone được sản sinh với số lượng lớn giúp cơ quan sinh sản nam được hình thành cùng với sự vỡ giọng và cơ thể phát triển phổng phao để trở thành người đàn ông thực thụ.
Những đứa trẻ là guevedoce sinh ra tại làng luôn được chào đón
Những đứa trẻ bị căn bệnh hiếm gặp trên thế giới này được Tiến sĩ Julianne Imperato, chuyên gia nội tiết Đại học Cornell phát hiện ra đầu tiên vào những năm 1970. Sau đó bà đã nghiên cứu về các guevedoce này để điều chế ra loại thuốc ức chế hoạt động của enzym trao đổi steroid. Ngày nay, loại thuốc này còn được sử dụng rộng rãi để chữa u tuyến tiền liệt và hói đầu ở nam giới.
Theo phunutoday
Kỳ lạ ngôi làng có nghi lễ lăn trẻ sơ sinh qua phân bò
Dân làng tin rằng, bằng cách lăn qua phân bò, em bé sẽ gặp nhiều may mắn và không bị bệnh tật
Các bậc cha mẹ tại ngôi làng nhỏ Betul thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, luôn luôn thực hiện một "nghi lễ" quan trọng cho các em bé, cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là lăn qua phân bò. Dân làng tin rằng, việc phân bò dính đầy trên người bé trai, bé gái là cách giúp họ tránh khỏi mọi bệnh tật. Bên cạnh đó, sự "tinh khiết" của phân bò sẽ mang lại may mắn cho các bé.
Nghi lễ "lăn phân bò" được tiến hành một ngày sau lễ Diwali, còn được gọi là lễ hội ánh sáng - một đại lễ của Ấn Độ. Trong tuần diễn ra lễ hội Diwali, người dân đã tập hợp phân bò lại thành một đống lớn trong làng.
Một em bé khóc dữ dội khi bị cha lăn qua phân bò tại làng Betul.
Ngay sau khi kết thúc lễ hội, người dân sẽ làm lễ cầu nguyện các vị thần Hindu trước khi lăn các em bé, trong đó có cả trẻ sơ sinh, trong bể phân bò. Toàn bộ dân làng tụ tập quanh bể phân, chờ đến lượt mình "lăn" con cái. Việc lăn phân bò được tiến hành từ hoàng hôn đến bình minh, lần lượt từng đứa trẻ đến khi nào hết thì thôi. Nghi lễ đã kéo dài qua nhiều thế kỷ và người dân luôn tin tưởng con cái họ sẽ được bảo vệ đầy đủ nếu lăn trong phân bò.
Trong Ấn Độ giáo, con bò được coi là con vật linh thiêng và được tôn thờ. Nhiều nhà truyền giáo nói rằng, nước tiểu và phân bò có đặc tính chữa bệnh.
Người dân tin rằng, phân bò sẽ giúp các bé tránh bệnh tật và gặp nhiều may mắn.
Trẻ sơ sinh cũng được tham gia phần lăn phân bò này.
Một người đàn ông thậm chí còn lấy phân bò xoa lên trán, lên mặt con trai mình.
Lễ lăn phân bò được tổ ngay sau Đại lễ ánh sáng Diwali.
Theo Trí Thức Trẻ
Phi công lái máy bay chở 26 vali cocaine bị bắt ở Pháp Hai phi công lái chiếc máy bay chở 26 vali cocaine ở Dominica đã bị bắt tại Pháp sau khi tháo chạy khỏi Dominica, nơi họ đã bị kết án 20 năm tù. Hai viên phi công Pháp trong một phiên tòa ở Dominica - Ảnh: AFP Cả hai đều là người Pháp, tên Pascal Fauret và Bruno Odos. Báo Guardian ngày 2.11...