Ngôi làng đẹp như cổ tích không có đường đi nhưng đã vào là không muốn ra
Đến đây bạn sẽ không thể thấy bóng dáng bất kỳ chiếc xe đạp, xe máy hay ô tô nào qua lại.
Ngôi làng Giethoorn, Hà Lan, là cái tên quen thuộc và đầy hấp dẫn với rất nhiều khách du lịch, kể cả những người đã từng đặt chân đến đây bởi một nét đẹp quyến rũ rất riêng của nó.
Ở Giethoorn, bạn sẽ không nhìn thấy bất cứ chiếc xe ô tô, xe buýt, thậm chí là xe đạp và các phương tiện giao thông hiện đại nào. Chính vì thế, người ta gọi ngôi làng nhỏ bé, bình dị không đường giao thông này là “Venice của Hà Lan”.
Đắm mình trong sự hòa bình, Giethoorn sống một cuộc sống không vội vã của riêng mình.
Nếu có dịp đến Giethoorn, đi lại bằng thuyền là ý tưởng tuyệt vời nhất để bạn có thể thấy được những phong cảnh tuyệt đẹp của ngôi làng và để có thể cảm nhận được cuộc sống bình dị, tận hưởng bầu không khí thư giãn, thoải mái nơi đây.
Ngôi làng được thành lập lần đầu tiên vào năm 1230 bởi một nhóm người tị nạn từ phía Nam, họ đến đây và chọn nơi đây để bắt đầu một cuộc sống mới của mình.
Nét bình dị của ngôi làng này khiến người ta có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích.
Sở dĩ ngôi làng được đặt tên là Giethoorn vì những người lập nên ngôi làng khi lần đầu đặt chân đến nơi đây đã nhìn thấy rất nhiều sừng dê còn sót lại nằm ngổn ngang ở khắp nơi sau trận lụt lớn (Giethoorn có nghĩa là “sừng dê”).
Qua nhiều năm sinh sống, cư dân làng Giethoorn đã phát hiện ra rất nhiều mỏ than bùn trong ngôi làng. Họ đã đào những lỗ lớn để khai thác than bùn. Thời gian trôi qua, những cái lỗ nhân tạo đó đã biến thành hồ và các kênh rạch như ngày nay. Hấu hết những ngôi nhà ở làng Giethoorn đều bị bao bọc bởi nước, chúng được kết nối với nhau bằng 50 chiếc cầu gỗ.
Những dòng kênh rạch nước trong xanh uốn lượn qua những ngôi nhà nhỏ xinh.
Video đang HOT
Khung cảnh tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích.
Bạn sẽ không thể nhìn thấy bất cứ chiếc xe ô tô, xe máy hay thậm chí là xe đạp nào ở ngôi làng đẹp như tranh vẽ này.
Trước đây, lau sậy là loại cây phát triển rất nhiều và nhanh ở thị trấn Giethoorn, người dân nơi đây thường lấy cành và lá của cây này để lợp mái nhà. Ngày nay, cuộc sống đầy đủ hơn, tiện nghi hơn, những mái nhà làm từ lau sậy dần bị thay thế bởi những mái nhà ngói hay bê tông cốt thép. Tuy nhiên, giờ đây, để có thể xây dựng một ngôi nhà có mái được lợp từ lau sậy như trước đây lại rất tốn kém.
Ngôi làng bắt đầu được thế giới biết đến vào những năm 1960 sau khi nó xuất hiện trong một bộ phim của đạo diễn người Hà Lan, Bert Haanstra. Thuyền là phương tiện lý tưởng nhất khi đến Giethoorn, tuy nhiên, có một điều đặc biệt đó là chỉ có thuyền với động cơ điện được phép hoạt động ở đây, các loại thuyền với động cơ diesel sẽ bị cấm vì mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên.
Cũng có vài đường nhỏ để đi bộ.
Phương tiện di chuyển chính là thuyền.
Rất nhiều người tìm đến ngôi làng để tham quan.
Theo Lưu Ly / Trí Thức Trẻ
Những ngôi nhà không bao giờ được đóng cửa vì lý do kỳ lạ
Những người dân sống trong ngôi làng này không bao giờ đóng cửa trước khi đi ngủ nếu không họ có thể sẽ "biến mất" mà không ai biết.
Shoyna là tên một làng chài nhỏ nằm trên bán đảo Kanin, miền Bắc nước Nga. Nằm ở rìa của vòng Bắc Cực, những người dân sống trong ngôi làng không chỉ phải chịu đựng cái rét thấu xương mà còn phải thường xuyên chống chọi với cát biển trải dài hàng chục km dọc theo bờ Biển Trắng.
Những đụn cát liên tục xuất hiện trên bờ biển do những tác động của gió Tây và có thể chôn vùi những ngôi nhà nơi đây chỉ trong có một đêm. Vì vậy, ngư dân ở đây không bao giờ đóng cửa vào ban đêm bởi buổi sáng thức dậy, họ có thể không ra khỏi nhà được do cát chôn lấp. Trong làng luôn có một xe chuyên san ủi cát để "giải cứu" những ngôi nhà gỗ nhỏ bé bên dưới.
Hơn một nửa ngôi làng Shoyna bị vùi lấp dưới những ụ cát lớn.
Những ngôi nhà ở đây có thể sẽ biến mất chỉ sau một đêm.
Ngôi làng được thành lập vào năm 1930 bởi những gia đình ngư dân do nguồn cá và sinh vật biển ở đây rất phong phú, dồi dào. Số lượng cư dân ở đây không ngừng tăng lên, đến năm 1950, dân số của làng Shoyna đã là 1.500 người. Họ hợp tác làm ăn với nhau và cùng sở hữu hơn 70 tàu cá.
Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức đã làm cho lượng cá vùng Biển Trắng sụt giảm đáng kể, nghề chài truyền thống hàng chục năm của làng Shoyna vì thế mà cũng biến mất. Nguồn sống duy nhất bị mất, người dân ở đây lần lượt bỏ làng đi nơi khác kiếm sống. Đến nay, chỉ còn 300 người dân sống trong làng. Phần lớn sống dựa vào những đồng trợ cấp thất nghiệp và lương hưu từ chính phủ, số khác kiếm sống từ việc săn bắn ngỗng quanh đó.
Nhà của người dân làng Shoyna luôn có cửa sổ cao và ống khói để họ có thể thoát ra ngoài khi bị cát vùi lấp.
Khung cảnh tan hoang của ngôi làng trong biển cát mênh mông.
Cuộc sống hằng ngày của những người dân làng Shoyna vẫn diễn ra đều đặn dù cát có chôn vùi nhà của họ. Những chiếc xe ủi cát này luôn luôn làm việc hết mình vì cuộc sống của những người dân nơi đây.
Hơn một nửa ngôi làng Shoyna bị vùi lấp dưới những ụ cát lớn do những cơn gió Tây mang đến. Người ta cho rằng sự phá vỡ của tầng đất bị đóng băng và những thay đổi dưới đáy biển là nguyên nhân sinh ra cát.
Không có đường bộ hay đường sắt dẫn đến Shoyna, mối liên kết duy nhất của ngôi làng với thế giới bên ngoài là đường hàng không. Chỉ có một sân bay dân sự duy nhất được đặt ở đây, nhưng nó cũng bị nhem nhuốc và vấy bẩn bởi cát.
Hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh sinh hoạt thường ngày của người dân làng Shoyna để hiểu hơn về cuộc sống luôn phải gồng mình chống chọi với cát của họ.
Có những ngôi nhà biến mất hoàn toàn sau một đêm do cát vùi lấp.
Trong biển cát rộng lớn, ngôi làng trông xơ xác, tiêu điều với những mái nhà nhô lên khỏi cát.
Những ngôi nhà nguyên vẹn hiếm thấy trong làng Shoyna.
Nơi đây đã từng là nơi tấp nập, ồn ào của những lần ra khơi và trở về với hàng tấn cá tươi.
Trẻ em nơi đây đã quen sống với cát từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Theo Lucy / Trí Thức Trẻ
Ngôi làng trồng đủ 111 cây xanh mỗi khi có bé gái ra đời Toàn bộ dân làng nơi đây đều chung tay trồng đủ 111 cây non mỗi khi có một bé gái được sinh ra. Shyam Sundar Paliwal, cựu trưởng làng của ngôi làng Piplantri nhỏ bé nằm tại Rajasthan, Ấn Độ, đã mất con gái nhỏ Kiran. Thế là, năm 2006, Shyam đã tự đặt ra cho mình trách nhiệm phải đảm bảo toàn...