Ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô
Larung Gar là nơi sinh sống của hơn 40.000 nhà sư và ni cô trên độ cao hơn 4.000 mét.
Nằm giữa những ngọn đồi xanh bao la trải dài ở thung lũng Larung Gar, Trung Quốc, ngôi làng Larung Gar hiện ra với hàng ngàn ngôi nhà bằng gỗ đỏ tập trung thành từng cụm. Nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, đây là nơi đặt Học viện Phật giáo Larung Gar – trung tâm Phật giáo lớn nhất trên thế giới.
Kiến trúc truyền thống đặc trưng ở Larung Gar là những ngôi nhà bằng gỗ đỏ, điều đặc biệt là tất cả đều không có hệ thống làm sưởi ấm và nhà vệ sinh. Chúng được xây sát nhau đến nỗi gần như là nhà nọ chồng lên đỉnh nhà kia khi nhìn từ xa.
Nhiều du khách lần đầu đặt chân tới đây cho biết họ bị choáng ngợp bởi sự to lớn và tráng lệ của công trình. Được xây dựng từ những năm 1980 ở huyện Sertar, quận Garze, Larung Gar là nơi cư trú của cộng đồng người Tây Tạng ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên.
Những ngôi nhà này đều có kết cấu và hình dáng tương tự nhau cùng với những con ngõ ngách nhỏ ngoằn ngoèo. Không ít du khách bày tỏ rằng họ rất ấn tượng khi người dân trong làng có thể tìm đúng ngôi nhà của mình giữa mê cung nhà giống hệt nhau như thế này.
Ngôi làng nằm ở độ cao 4.000 m, cách đường chính khoảng 4 km và cách thị trấn Sertar 15 km. Ở giữa làng có một bức tường cao được xây lên nhằm ngăn cách giữa khu vực của nhà sư và của ni cô.
Nơi đây có tới hơn 40.000 nhà sư và ni cô sinh sống.
Theo quy định, họ đều không được ra khỏi khu vực được phân chia của mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có một khu vực mở ở trước hội trường chính của tu viện là nơi mà cả nhà sư và ni cô đều được phép lui tới.
Người dân Larung Gar sinh sống chủ yếu bằng việc buôn bán nhỏ như kinh doanh nhà nghỉ hay những cửa hàng tạp hóa. Đến thăm quan ngôi làng, có hai nhà nghỉ nhỏ để du khách có thể nghỉ ngơi và tham quan. “Tôi đã ở hai ngày ở trung tâm Phật giáo và tham gia vào một số nghi lễ. Dân làng ở đây rất nhiệt tình, lạc quan và cực kỳ hiếu khách, và tôi vô cùng ngạc nhiên về cách họ quan niệm về cái chết”,Wanson Luk, nhiếp ảnh gia theo đạo Phật cho biết.
Quận Sertar cách rất xa các thành phố khác, vì vậy nó không phải là một nơi dễ dàng có thể đến được.
Thành phố gần nhất là Thành Đô, từ đây, khách có thể đi ô tô và mất khoảng 11-13 giờ để tới Larung. Tọa lạc ở độ cao 4.000 m nên nhiệt độ ở Larung Gar rất thấp. Chính vì thế, trước khi đến đây thăm quan, du khách tốt nhất nên có khoảng thời gian một vài ngày để làm quen với khí hậu.
Lịch trình lý tưởng đó là từ Thành Đô, du khách bắt xe buýt tới Kangding (330 km, có nhiều chuyến xe trong ngày), nghỉ từ một đến hai đêm ở Kangding, sau đó bắt xe đi tới Garze (385 km, duy nhất một chuyến xe trong ngày) rồi đáp một chuyến xe buýt hoặc taxi khác tới Sertar và Larung Gar (khoảng 150 km).
Trước kia, Langrung Gar và Học viện Phật giáo là một địa điểm nhạy cảm và không cho phép du khách nước ngoài vào. Tuy nhiên, từ năm 2011, Sertar và Larung Gar mở cửa và chào đón tất cả du khách trên thế giới. Kể từ đó cho đến nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.
Theo VNExpress
Chùm ảnh: Trung Quốc nhìn từ trên cao
Chùm ảnh ấn tượng mô tả diện mạo của một đất nước Trung Quốc đang trên đà phát triển nhìn từ trên cao...
Những chiếc xe Audi mới coóng xếp hàng thẳng tắp trong một bãi đậu xe ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm ngày 14.10
Hàng nghìn chiếc xe nằm chết cứng trên đường vì tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Bắc Kinh trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài 1 tuần. Ảnh chụp ngày 6.10.
Những chiếc xe Chevrolet mới coóng tại một bãi đậu xe ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh ngày 28.6.
Xe cộ đi lại trên cầu Guomao trong giờ cao điểm buổi tối tại Bắc Kinh ngày 3.9
Người dân đổ xô câu cá dọc bờ sông Hoàng Hà - đoạn thuộc địa phận Pinglu, tỉnh Sơn Tây ngày 9.7
Học viện Phật giáo Larung Gar nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4.000 m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sertar, Tây Tạng 15 km. Ảnh chụp ngày 23.7. Học viện được thành lập vào năm 1980 có hàng chục nghìn tăng ni, sư sãi và được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất.
Công nhân đang thu hoạch lá trà tại một đồn điền trà ở Dongyang, tỉnh Chiết Giang ngày 25.3
Các tàu cá đi lại nườm nượm gần một cảng ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ngày 16.9.
Bản sao của Cung điện mùa hè hay còn gọi là Viên Minh Viên ở Dongyang, tỉnh Chiết Giang. Bản sao này mô phỏng lại 95% kiến trúc ban đầu của Cung điện mùa hè ở Bắc Kinh bị phá hủy năm 1860.
Khung cảnh một nghĩa trang ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang trước tiết Thanh minh ngày 26.3.
Một người đàn ông chạy bộ dọc theo con đường bên trong công viên địa chất quốc gia Danxia ở Zhangye, tỉnh Cam Túc ngày 5.7
Mát xa mặt tập thể cho 1.000 khách hàng tại một trung tâm thể thao ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 4.5.
Các tòa nhà chung cư cũ bị phá hủy bằng biện pháp dùng bom phá ở thành phố Trùng Khánh ngày 16.6.
Trung tâm thành phố Thượng Hải phồn hoa về đêm ngày 25.1.
Bãi phế liệu ở Tân Châu, tỉnh Hồ Nam ngày 9.6.
Theo Danviet
Học viện Phật giáo lớn nhất hành tinh Với hơn 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử, Larung Gar là học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4.000 m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sertar, Tây Tạng 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar được coi...