Ngôi làng bị chôn vùi sau khi núi lửa Semeru phun trào
Một ngôi làng ở Đông Java của Indonesia bị chôn vùi bởi tro bụi sau khi núi lửa Semeru phun trào.
Ngày 4/12 vừa qua, đợt phun trào mới nhất của núi lửa cao nhất Indonesia Semeru khiến nhiều làng mạc bị tro bụi bao phủ, nhưng may mắn là chưa có thương vong nào được ghi nhận.
Hàng nghìn cư dân đã chạy đến những nơi trú ẩn tạm thời hoặc rời đến những khu vực an toàn khác. Những cột tro bụi dày đặc đã bị thổi bay cao hơn 1.500 m trong khi khí nóng và dung nham chảy xuống sườn núi Semeru và hướng về phía một con sông gần đó.
Núi lửa Semeru ở Indonesia. (Ảnh: AFP).
Mới đây, Newsflare đăng tải đoạn video được quay từ ngày 6/12 cho thấy cư dân của Kajar Kuning đang đánh giá thiệt hại sau khi bị tro bụi núi lửa tràn vào nhà.
Một số người dân địa phương được nhìn thấy đang dọn đồ đạc còn sót lại ra khỏi ngôi nhà bị phá hủy của họ.
Video đang HOT
Núi lửa Semeru cao 3.676 m nằm cách Jakarta khoảng 850 km về phía Đông Nam. Nó đã phun trào nhiều lần trong 200 năm qua. Tuy nhiên, giống như nhiều ngọn núi lửa khác đang hoạt động ở Indonesia, hàng chục nghìn người vẫn tiếp tục sống trên những sườn núi màu mỡ của núi lửa. Cách đây một năm, núi lửa Semeru cũng đã phun trào khiến 13 người thiệt mạng.
Sự thật về ngôi làng bị chôn vùi dưới chân Công viên Trung tâm của New York
Khu vực Công viên Trung tâm nổi tiếng của thành phố New York là bằng chứng cho sự khai phá một cách tàn nhẫn.
Mỗi ngày, có hàng ngàn người đổ về Trung tâm Barclays của Brooklyn để cổ vũ cho đội bóng rổ Nets yêu thích của mình, hay đổ về khu phố East Village để tận hưởng không khí náo nhiệt của thành phố New York. Nhưng có mấy người trong số đó biết tới câu chuyện về một ngôi làng cũ, một ngôi làng đã chìm xuống để dựng nên thành phố xinh đẹp như ngày nay.
Việc quy hoạch các khu phố hay khu đất cũ để nhường chỗ cho việc xây dựng thành phố với những tòa nhà cao chọc trời không phải là điều gì quá xa lạ, nhưng thật khó có thể hình dung khu Công viên Trung tâm xanh mướt của thành phố New York lại là một địa điểm chứng minh cho quá trình khai phá tàn nhẫn như vậy.
Khu vực Công viên Trung tâm của New York
Vào những năm 1850, các kế hoạch xây dựng một vùng công viên với thật nhiều cây xanh để có thể sánh vai với những công viên lớn của Vương quốc Anh và châu Âu đã bắt đầu hình thành. Kế hoạch này ban đầu được thúc đẩy bởi các thương gia người da trắng giàu có, các chủ ngân hàng hay chủ đất ở Manhattan.
Phải mất 20.000 công nhân làm việc liên tục trong hơn 3 năm để có thể hiện thực hóa thiết kế công viên của kiến trúc sư Frederick Law Olmsted và Calvert Vaux. Và cho đến tận 150 năm sau, Công viên Trung tâm vẫn là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của những du khách đến thăm cũng như chính người dân nơi đây.
Thế nhưng điều gì đã xảy ra với khu phố sầm uất đã bị san phẳng để xây dựng khu công viên nổi tiếng này?
Làng Seneca, ngôi làng đã bị san phẳng để lấy đất làm công viên
Như những gì mà nhà sử học Cynthia R.Copeland, đồng thời cũng là giám đốc nghiên cứu dự án về Làng Seneca đã chỉ ra, một số cộng đồng dân cư đã phải ly tán để dọn đường cho việc xây dựng công viên.
Trong số đó, ngôi làng nằm ở vị trí buộc phải phá bỏ chính là Làng Seneca, kéo dài dọc theo khu vực mà ngày nay được gọi là Central Park West (khu vực phía tây Công viên Trung tâm). Theo đó, một số dân cư đã bị đuổi khỏi chính ngôi làng của mình, và rồi phải chứng kiến nhà ở, trường học hay nhà thờ của mình bị san phẳng.
Với sự phá bỏ quy mô lớn đó, ngôi làng Seneca đã nhanh chóng chiếm sóng những mặt báo lớn lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thay vì với tư cách là một cộng đồng tầng lớp lao động và trung lưu đa số là người Mỹ gốc Phi, họ lại bị báo chí gọi với cái danh xưng là khu ổ chuột tồi tàn - nơi của những kẻ muốn chiếm đất.
Vào mùa hè năm 1871, khi các công nhân làm việc tại công viên tình cờ khai quật được hai cỗ quan tài ở khu vực gần lối vào West 85th Street, tờ báo The New York Herald nổi tiếng lúc bấy giờ đã cho rằng đây là một khám phá khó hiểu, bất chấp sự thật đã rõ ràng rằng đây là quan tài của một thiếu niên người Ireland, từng là giáo dân của nhà thờ All Angels Episcopal thuộc Làng Seneca.
Trong một tác phẩm được viết bởi nhà sử học Leslie Alexander, bà cho rằng nhà thờ All Angels Episcopal là bằng chứng độc đáo phản ánh dân số của Làng Seneca, trong đó ⅔ số người là người Mỹ gốc Phi và ⅓ còn lại là người gốc châu Âu, chủ yếu nói tiếng Ailen và tiếng Đức.
Copeland cùng các đồng nghiệp của mình đã ghi nhớ những kiến thức từ tác phẩm của Alexander khi tiến hành khai quật ngôi làng cũ vào năm 2011. Cuộc khai quật đã mang lại 250 túi vật liệu bao gồm những vật dùng như: mảnh bàn chải đánh răng làm từ xương, một ấm pha trà bằng sắt, và các mảnh vỡ của các món đồ sứ màu trắng xanh đặc trưng của Trung Quốc.
Bản đồ của làng Seneca
Hai năm trước khi bị phá bỏ, ngôi làng này từng là nơi sinh sống của 20% chủ sở hữu bất động sản người Mỹ gốc Phi và 15% cử tri người Mỹ gốc Phi của thành phố. Nhờ vào những nỗ lực của các nhà sử học như Copeland và Alexander, Làng Seneca lại một lần nữa được hồi sinh trong ý thức của công chúng chứ không còn là một ngôi làng bị lãng quên như lâu nay.
Tuy hiện nay chưa có nhiều dấu tích để du khách đến thăm Công viên Trung tâm biết về sự tồn tại của ngôi làng cổ, nhưng điều này chắc chắn sẽ thay đổi trong một tương lai gần, khi thành phố dựng lên tượng đài tưởng niệm dành cho những cư dân cũ của Làng Seneca, cụ thể là vợ chồng nhà Lyons và con gái của họ - những nhà giáo dục, nhà đấu tranh chủ nghĩa bãi nô và nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc của ngôi làng Seneca lúc bấy giờ.
Gia đình Lyons, một gia đình đức cao vọng trọng của Làng Seneca.
Du khách đổ đến Hawaii chiêm ngưỡng dòng dung nham rực sáng Người dân địa phương và du khách đang đổ đến Hawaii để tận mắt chứng kiến cảnh tượng dung nham phun trào rực rỡ khi núi lửa Mauna Loa thức giấc sau gần 40 năm ngủ yên. Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii phun trào ngày 2/12. (Ảnh: REUTERS) Mauna Loa, ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới, bắt đầu...