Ngôi làng bí ẩn dưới chân Vạn Lý Trường Thành: Cặp vợ chồng chi gần 15 triệu USD cải tạo, thu hút nhiều cư dân tới để hưởng thụ cuộc sống
Sau khi cải tạo, ngôi làng miền núi nghèo đã trở thành điểm đến thu hút, nơi “đáng sống” của những người thành công từ khắp mọi nơi.
10 năm trước, Kan Dong và chồng Qin Jianfeng, một người làm việc trong lĩnh vực kiến thiết nông thôn lâu năm đã chuyển tới một ngôi làng nhỏ dưới chân Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh. Mọi ngôi nhà trong làng đều có thể nhìn lên Vạn Lý Trường Thành.
Cặp đôi đã chi số tiền dành dụm trong nửa đầu cuộc đời để mở đường, làm nhà, mở quán ăn trong làng, giúp 200 người bản địa tìm được việc làm mới. Trong quá trình xây dựng ngôi làng này, rất nhiều người có gia thế “không vừa” cũng tìm đên để sinh sống. Hiện nay, ngôi làng nhỏ là nơi sinh sống của 30 gia đình giàu có từ khắp nơi trên chuyển tới. Họ đã gắn bó với nơi đây 6, 7 năm và không có ý định chuyển đi.
Ngôi làng đặc biệt dưới chân Vạn Lý Trường Thành
Làng Beigou thuộc thị trấn Bột Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc là một ngôi làng nhỏ dưới chân Vạn Lý Trường Thành. Nơi đây có hơn 130 hộ dân sinh sống thường xuyên. Từ mỗi ngôi nhà, bạn đều có thể nhìn lên Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ.
Gần đây, họ xây dựng một homestay, mời các nhà thiết kế trẻ từ 3 quốc gia khác nhau cùng thiết kế. Kan Dong nói: “Chúng tôi muốn xây dựng một ngôi làng khiến cho mọi người từ khắp nơi đến đây đều có cảm giác thân thuộc và cảm thấy đáng sống”.
10 năm trước, Kan Dong cùng chồng tới làng Beigou. Họ ngạc nhiên khi thấy ngôi làng đổ nát, toàn bộ người dân dựa vào việc trồng hạt dẻ để kiếm sống, hàng ngày đi lại bằng lừa và những mái nhà ngói cũ nát. Nhưng từ ngôi làng nghèo này, họ có thể nhìn lên Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ. Bị mê hoặc bởi khung cảnh thiên nhiên độc đáo, cặp đôi đã quyết định xây dựng tổ ấm của riêng mình tại đây và giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Vợ chồng Kan Dong quyết định dành toàn bộ 5 triệu nhân dân tệ để xây dựng một ngôi nhà trên mảnh đất 1.000m2 tại làng Beigou. Họ cải tạo một dãy nhà cũ, và xây dựng một ngôi nhà mới ở phía đối diện. Sử dụng gạch đỏ địa phương, gỗ óc chó, gạch tráng men được sản xuất tại làng để xây dựng, trang trí, ngôi nhà mới của họ dường như cũng giống như những ngôi nhà khác trong làng.
Ngôi nhà có 2 tầng và một gác xép. Phòng khách có thể là chỗ sinh hoạt chung của hơn 10 người. Từ đây, mọi người có thể nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên nên thơ của bản làng trên núi.
Cặp đôi đặc biệt thiết kế một đài quan sát ở tầng 2 để có thể ngắm toàn cảnh Vạn Lý Trường Thành. Từ khi sống ở đây, hình tưởng Vạn Lý Trường Thành như mang lại sức mạnh tinh thần mỗi khi vợ chồng Kan Dong gặp khó khăn.
Video đang HOT
Diện mạo của dãy nhà cổ đối diện không thay đổi, bên trong được cải tạo thành 4 phòng ngủ đơn giản cho khách tới chơi ở lại qua đêm.
Hàng năm, cặp đôi dành các cuối tuần, dịp nghỉ lễ để cùng các con tới đây để đoàn tụ, hưởng cuộc sống bình yên.
Quyết tâm cải tạo làng quê nghèo thành nơi đáng sống
Trong thâm tâm họ cũng dần hình thành ý tưởng: dành 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) tiền tiết kiệm của gia đình để cải tạo ngôi làng Beigou, khiến nó trở thành một nơi sạch đẹp, đáng sống.
Việc đầu tiên họ làm là cải tạo nhà máy sản xuất gạch men gây ô nhiễm không khí trở thành một khách sạn với kiến trúc độc đáo. Thiết kế độc đáo của khách sạn đã thu hút rất nhiều khách nước ngoài tìm đến.
Sau đó, họ dùng tiền kiếm được từ khách sạn và tiền tiết kiệm, bắt đầu cải thiện giao thông cho ngôi làng, xây dựng nhà cộng đồng, homestay và nhà hàng… Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tái thiết nông thôn, Qin Jianfeng đã dần dần làm thay đổi bộ mặt của ngôi làng, giúp mọi người có công việc ổn định.
Hầu hết mọi người đến đây vì Vạn Lý Trường Thành. Từ homestay, du khách có thể ngắm Vạn Lý Trường Thành từ nhiều góc độ, cảm nhận trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên.
Sau khi hoàn thành, homestay này được đặt tên là “Three Thirty” và giành được 5 giải thưởng trong ngành xây dựng, kiến trúc. Cái tên này thể hiện quyết tâm của Kan Dong và chồng: 33% thu nhập được trao cho người dân địa phương, 33% cho doanh nghiệp và người lao động, và 33% cho xã hội.
“Người bản xứ và người tới đây kinh doanh phải cùng có lợi ích như nhau. Không ai có thể ích kỷ kiếm tiền nhanh chóng. Mỗi bước đi phải cân nhắc lâu dài hơn lợi ích và tình cảm của các bên, để làng nghề phát triển lành mạnh”, Kan Dong chia sẻ.
Trước đây, làng Beigou chủ yếu chỉ có người già và trẻ em, bởi thanh niên đều đã đi làm ở thành phố. Giờ đây, sự thay đổi đã khiến 200 người dân bản địa lần lượt quay về làng, tìm được công việc ổn định tại quê hương từ xây dựng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn… Thu nhập tăng lên, cuộc sống của họ cũng được cải thiện đáng kể.
Những cư dân có thân thế “không phải dạng vừa”
Để xây dựng homestay, họ mời nhóm 3 kiến trúc sư đến từ Bồ Đào Nha, Canada và Nhật Bản đến, cùng nhau tìm hiểu cuộc sống bản địa và thiết kế. Homestay được hoàn thành sau 5 năm, từng viên gạch đều là gạch sản xuất từ địa phương, do người dân trong làng xây dựng bởi vậy nó vừa giữa được sự thô sơ ban đầu, vừa có chút thơ mộng, bình yên, khiến người khác cảm thấy rất thân thiện.
Dần dần, ngày càng có nhiều người nước ngoài, người thành phố đến làng Beigou. Ban đầu, họ bị thu hút vì Vạn Lý Trường Thành, nhưng sau cùng họ lựa chọn ở lại vì chính làng Beigou. Họ ngạc nhiên về chất lượng cuộc sống, sự thân thiện của người dân địa phương hơn là cơ sở vật chất. Đỉnh cao, có tới 30 hộ gia đình là người nước ngoài sống trong làng. Họ đều là những người có gia thế, thành công và có địa vị xã hội.
Nhiều người phương Tây đã tìm thấy cảm giác thân thuộc ở các vùng nông thôn phía bắc Trung Quốc. Họ sẽ sống ở đây cho phần còn lại của cuộc đời, đây là điều mà gia đình Kan Dong chưa từng nghĩ tới trước đây.
Trong đó, 3 người giàu hàng đầu Canada, con cháu của các công ty đầu khí, người sáng lập ngành y tế… Vì thế, làng Beigou còn được gọi là “Ngọn đồi Beverly của Trung Quốc”. Tuy nhiên, sống tại đây, họ cũng nói tiếng Trung như người bản địa, đi mua rau họ cùng dùng tiếng Trung để mặc cả, thân thiện với mọi người…
Doanh nhân Do Thái Li Bijing đã sống tại làng Beigou 7 năm.
Doanh nhân Do Thái Li Bijing đã sống tại đây được 7 năm từng làm việc trong ngành y. Kể từ khi ở đây, cô cảm thấy rất vui vì được gần gũi với thiên nhiên, dắt chó đi dạo hàng ngày. Thiên nhiên tươi đẹp ở khắp nơi, dân làng thân htienej và bình dị, điều này khiến cô cảm thấy cuộc sống đặc biệt dễ chịu.
Hàng năm, Li Bijing tổ chức cho cộng đồng người Do Thái tới đây đến tham gia các hoạt động, trải nghiệm cuộc sống yên bình, khám phá về làng Beigou.
Không chỉ người nước ngoài, nhiều người Trung Quốc cũng chuyển từ trung tâm Bắc Kinh tới nơi đây. Vì dụ như bạn tốt của Kan Dong, giáo sự đại học và nghệ sĩ Zheng Xiaohong. Cô Zheng đã quen với cuộc sống xa hoa từ nhỏ. Nhưng không ngờ, sau 1 lần đến nhà Kan Dong chơi, cô đã bị thu hút và quyết định tới đây sinh sống.
Vào Giáng sinh năm 2020, Zheng cùng các học trò tổ chức lễ hội nghệ thuật tại làng Beigou. Những tác phẩm sắp đặt được chế tác từ vật liệu phế thải đã gây ấn tượng với rất nhiều người.
Thi thoảng, Kan Dong hỏi chồng rằng: Tại sao lại tốn nhiều tiền bạc và sức lựa như vậy tại ngôi làng này?
Qin Jianfeng luôn nói: Khi đến tuổi trung niên, hãy dành thời gian để làm những gì mình muốn, sống ở nơi mình thích. Điều này đã là hạnh phúc lắm rồi.
Thế hệ Gen Y, Gen Z hưởng thụ cuộc sống như thế nào?
Thống kê cho thấy, người Việt Nam làm việc trung bình 47 - 56 tiếng mỗi tuần, tương đương 9 - 11 tiếng một ngày.
Con số này thậm chí có thể lên tới 12 tiếng một ngày đối với thế hệ trẻ đang trên con đường tích lũy kinh nghiệm và tài sản. Làm thế nào để người trẻ kịp "sạc pin" năng lượng cho đủ đầy sau 1 ngày dài?
Gen Y (Millennials) - Gen Z là những thế hệ đã biết hưởng thụ cuộc sống chứ không "đầu tắt mặt tối" hy sinh như các thế hệ đi trước. Vì thế, nếu như ban ngày, họ buộc phải "sống vội", chạy đua với "deadline" dồn dập. Khi về nhà, họ lại là những người sẵn sàng dành từng giây phút để trải nghiệm "sống chậm", tận hưởng quỹ thời gian riêng tư để đạp xe, chạy bộ, bơi lội, tập luyện thể thao hay mua sắm, giải trí... để tái tạo những nguồn năng lượng tích cực mới.
Chính vì vậy, không gian sống mà họ có xu hướng lựa chọn những nơi tiện lợi và hiện đại, nổi bật như Vinhomes Ocean Park - Thành phố kết nối mọi tiện ích chỉ với ít phút di chuyển trong khuôn viên sống.
Vận động nhiều hơn
Từ ngày chuyển về sinh sống tại Vinhomes Ocean Park tháng 1 vừa qua, cứ đến 18h30 phút mỗi ngày là chị Thùy Trang (28 tuổi, nhân viên ngân hàng) có mặt ở công viên Gym ngoài trời bên hồ San Hô của Đại đô thị - "thiên đường" thể thao của cư dân tại đây với hàng trăm máy tập hiện đại nhập khẩu từ châu Âu.
"Tập gym ở đây khác biệt hẳn vì gió hồ thổi lồng lộng, không nóng nực và bí bách như ở phòng tập. Từ tòa căn hộ của tôi chỉ cần đi bộ khoảng 2 phút là ra tới công viên Gym, cũng không phải mất thêm thời gian chạy xe ra phòng tập như xưa nên tôi chăm chỉ tập luyện hơn rất nhiều. Bệnh đau lưng kinh niên của dân văn phòng như tôi đã cải thiện trông thấy", chị Trang cởi mở.
Bên cạnh việc chăm chỉ tập gym, chị Trang còn tích cực tham gia các câu lạc bộ cộng đồng như aerobics, khiêu vũ thể thao, yoga...., như một phương pháp để cân bằng cả thể chất và tinh thần, đồng thời có thêm cơ hội giao lưu kết bạn với những "hàng xóm" khác trong Đại đô thị.
Không chỉ chị Trang, với mục tiêu "chinh phục" hết hàng chục sân tập thể thao lớn nhỏ đa dạng bộ môn của Vinhomes Ocean Park, những cư dân trẻ khác như anh L.Hiếu (31 tuổi, kinh doanh) dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian để chơi thể thao mỗi ngày, từ bóng rổ, bóng đá đến tennis, cầu lông...
Ngoài đam mê với các bộ môn thể thao, anh Hiếu còn là một "runner" chính hiệu với mục tiêu khám phá và chinh phục những cung đường chạy đẹp nhất của Thành phố biển hồ như Đại lộ 52 mét thênh thang kế bên Đại học tinh hoa VinUni, dãy phố biển với 2 hàng cọ Mỹ chạy dọc hồ Ngọc Trai, biển hồ nước mặn hay những con đường bao quanh các dãy biệt thự phong cách châu Âu, phong cách Đông Dương ấn tượng... Anh đã có động lực tiếp sức mới trên cuộc đua nâng hạng từ 5K, 10K cho tới 21K như hiện nay.
Vừa chạy bộ, vừa thưởng thức cảnh quan độc đáo tại trở thành một trong những cách xả stress hữu hiệu với các cư dân trẻ tại Vinhomes Ocean Park
Nghỉ dưỡng chất hơn
Tại Vinhomes Ocean Park, các cư dân trẻ tuổi không chỉ được "vận động" mọi lúc mọi nơi, mà còn được trải nghiệm những đặc quyền nghỉ dưỡng "chất" nhất nhờ tiện ích độc quyền chỉ có ở Thành phố biển hồ.
Những trải nghiệm kayak trên biển, đắm mình trong làn nước mát, hay chỉ đơn giản là nằm dài dưới những rặng dừa xanh, hít hà không khí trong lành, tưởng như chỉ có tại những thành phố biển nổi tiếng như Nha Trang, Hạ Long..., giờ đây lại xuất hiện ở ngay giữa lòng Hà Nội, mang đến luồng gió mới mẻ, làm dịu đi sức nóng của nhịp sống vội vã, tất bật của những cư dân đô thị.
Chèo thuyền kayak, bóng chuyền bãi biển... là những trải nghiệm sôi động mỗi chiều của cư dân trẻ ở Thành phố biển hồ.
Vào mỗi cuối tuần, một trong những hoạt động đông vui nhất, được cư dân chào đón nhất chính là những tiệc BBQ trên cát. Mở tiệc tại gia với "view" biển hồ đã trở thành đặc quyền yêu thích với nhiều cư dân trẻ của Thành phố biển hồ bởi không gian khác biệt với những bữa tiệc nhà hàng thường thấy, vừa "chill" lại rất sôi động.
Nếu vẫn còn độc thân, lang thang mua sắm "tẹt ga", tận hưởng một bộ phim mới ra nóng hổi tại rạp chiếu phim CGV phía trong TTTM Vincom Mega Mall Ocean Park lớn thứ 5 hệ thống trên toàn quốc hay thong thả nhâm nhi ly café tại những quán café có tầm nhìn biển hồ độc nhất, đẹp nhất Hà Nội sẽ nhanh chóng nạp đầy pin năng lượng cho mỗi người trẻ.
Có thể nói, những tiện ích thể thao - mua sắm hiện đại, không gian mang tới đa dạng trải nghiệm tại Thành phố biển hồ thực sự là nơi hiếm hoi giữa lòng Hà Nội, làm chậm lại nhịp sống vội vã, tất bật mỗi ngày, mang đến nguồn năng lượng tích cực và tạo động lực bứt phá mỗi ngày cho thế hệ trẻ.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ việc về quê, cải tạo nhà cổ 700m2 thành không gian sống giữa thiên nhiên đẹp như tranh vẽ Tuy cuộc sống nửa thành thị, nửa nông thôn không đem lại nhiều tiền, đôi vợ chồng này vẫn cảm thấy hài lòng khi được làm điều mình muốn. Thạch Hạo Nam (31 tuổi) từng học thạc sĩ tại ĐH Bắc Kinh, chuyên ngành kiến trúc và thiết. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, anh ở lại thành phố hoạt động trong lĩnh...