Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và ‘Bát Trận đồ’ của Khổng Minh
Kiến trúc ngôi làng Bát Quái Chu Cát thuộc Triết Giang, Trung Quốc ngày nay được cho là xây dựng theo “Bát Trận đồ” của Khổng Minh với nhiều đặc điểm độc đáo, hấp dẫn.
Những ai yêu thích nhân vật Khổng Minh trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung chắc hẳn đều biết tới “Bát trận đồ” – đỉnh cao nghệ thuật quân sự do Khổng Minh sáng tạo ra. Ảnh: Baike.
Tuy trong lịch sử có nhiều câu chuyện truyền miệng chưa rõ thực hư, thực tế tại vùng đất Lan Khê thuộc tỉnh Triết Giang ngày nay có một thôn tên gọi Bát Quái Chu Cát (xưa có tên Cao Long) được xây dựng với kiến trúc đặc biệt có một không hai, được cho là mô phỏng theo Bát Trận đồ của Khổng Minh. Ảnh: Baike.
Đặt chân tới ngôi làng này, bạn sẽ thấy nhiều điều kỳ thú. Ảnh: Mafengwo.
Thôn Bát Quái Chu Cát nằm ở ngoại ô phía tây thành phố Lan Khê, rộng 120 mẫu, mang rất nhiều nét độc đáo. Điều đặc biệt đầu tiên là dân số của làng có hơn 5.000 người và có khoảng 4.000 người mang họ Gia Cát được cho là hậu duệ của Khổng Minh. Ảnh: Lvmama
Tương truyền, để tỏ lòng tưởng nhớ Gia Cát Lượng, thôn Bát Quái được Gia Cát Đại Sư, hậu duệ đời thứ 20 của Khổng Minh lập nên năm 1340 dựa theo Bát Trận đồ. Ảnh: Baike
Hồ Chuông là hình ảnh thái cực với hai nửa âm dương rõ rệt, nằm ở trung tâm và là điểm trũng nhất của thôn Bát Quái. Ảnh: Weixin.
Video đang HOT
Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Ảnh: Lvmama.
Đường vành đai ngoài bao bọc thôn Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn. Mỗi một cung lại có một gò đất khá cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của thôn. Ảnh: Baike.
Điều đặc biệt thứ 2 là kiến trúc nhà cửa của thôn Bát Quái Chu Cát còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. Ảnh: 19lou.
Các ngôi nhà ở đây chủ yếu được dựng theo phong cách Tứ hợp viện. Phía trước nhà thường cao hơn phía sau nhà, mỗi lần có mưa hầu như nước mưa đều tập trung trong sân. Người ở đây giải thích đó là vì mong muốn tài lộc tích tụ, không phân tán ra bên ngoài. Ảnh: Baike
Giữa những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, thể hiện tính chất của mô hình Bát trận đồ. Sự trùng hợp này là điểm đặc biệt thứ ba của làng Bát Quái Chu Cát. Ảnh: Sina.
Ven hồ Chuông, người dân trong thôn xây dựng 2 từ đường thờ Gia Cát Lượng, là Đại công đường và Thừa tướng từ đường với pho tượng Khổng Minh bằng đồng đang cầm quạt lông ngỗng, tư thế thanh thoát, thần thái trang nghiêm. Hai công trình này là nơi thờ tự Khổng Minh duy nhất từ thời Minh nay vẫn còn giữ được nguyên hiện trạng. Ảnh: Sina.
Không gian ngôi làng đặc biệt tĩnh lặng, như hoàn toàn tách biệt với thế giới náo động bên ngoài. Nhịp sống chậm, bình dị nơi đây khiến người ta thấy tâm hồn hoàn toàn thư thái. Ảnh: Lvmama.
Du khách tới đây có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của làng như các món ăn Kim Hoa, rau dại, bánh nướng Khổng Minh, rượu Mai Giang … để cảm nhận sâu hơn cuộc sống của nông thôn Trung Quốc. Ảnh: Baike.
Gần khu vực làng Bát Quái còn có nhiều danh thắng khác, du khách có thể ghé thăm như hồ Thiên Đảo, cung Hoàng Đại Tiên, suối nước nóng Vũ Nghĩa… để hiểu thêm về văn hóa, nếp sống. Ảnh: Baike.
Theo Zing News
Sửng sốt với vẻ đẹp huyền ảo của thị trấn dưới nước
Thị trấn cổ Thạch Thành (Triết Giang, Trung Quốc) bị nhấn chìm dưới nước ở độ sâu 40m, trải qua hàng chục năm lịch sử nhưng vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp vốn có.
Hơn 50 năm trước, việc xây dựng nhà máy thủy điện Tân An thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc đã khiến hồ Thiên Đảo nhấn chìm thị trấn cổ với tuổi đời hàng trăm năm lịch sử xuống nước sâu. Kể từ đó tới nay, thành cổ Thạch Thành vẫn nằm nguyên dưới mực nước sâu 40m. Từng bị lãng quên nhưng vào tháng 9/2011, Chính phủ Trung Quốc tổ chức cuộc thám nghiệm thành cổ và Thạch Thành nhanh chóng nhận được sự chú ý từ dư luận.
Kiến trúc của thị trấn dưới nước gần như còn nguyên vẹn
Thành cổ được xây dựng từ thời Minh và bị nhấn chìm dưới nước hàng thập kỷ
Trong suốt 11 tháng từ tháng 0/2001 tới tháng 7 năm 2002, sở du lịch Thiên Đảo đã tiến hành khảo sát thành cổ và phát hiện nhiều công trình bên trong vẫn còn nguyên vẹn đến bất ngờ. Thành cổ được xây dựng từ đời nhà Minh, rộng nửa km2 với lối kiến trúc tường đá vững chắc. Toàn thành có 5 cửa ô, 265 cổng chào và trang hoàng nhiều hình thù điêu khắc cầu kỳ rồng, phượng. Những bia mộ, cầu treo hay thậm chí cột gỗ vẫn được lưu lại khá sắc nét. Đặc biệt một số hoa văn in trên bia mộ từ thời nhà Minh Thanh còn nguyên dấu tích.
Hoa văn kiến trúc của thành cổ đẹp đến kinh ngạc
Chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát để nghiên cứu
Năm 2005, chính quyền địa phương còn phát hiện ra nhiều di tích lý thú dưới mặt nước hồ Thiên Đảo. Ngoài thành cổ Thạch Thành còn có thêm ba thành cổ khác là Uy Bình, Cảng Khẩu và Chà Viên. Đến nay, kết cấu của chúng hầu như vẫn giữ được sự vẹn nguyên.
Một số rường cột bằng gỗ vẫn còn nguyên
Đội tuần tra khảo sát
Ít ai ngờ dưới mặt nước hồ Thiên Đảo bình yên là thế lại ẩn chứa một thủy cung bí mật.
Đến nay, khá nhiều đoàn thám hiểm đã tới đây nghiên cứu và khảo sát. Các chuyên gia nhận định, sở dĩ Thạch Thành còn giữ nguyên vẻ hùng vĩ như ban đầu do chìm dưới nước sâu và không bị sự hủy hoại từ tự nhiên và con người.
Hoàng Hà
(Tổng hợp)
Theo Dantri
Nhà máy sản xuất giày bỗng dưng đổ sập khiến 11 công nhân chết Một nhà máy sản xuất giày bỗng dưng đổ sập tại thành phố Ôn Lĩnh tỉnh Triết Giang, Trung Quốc khiến ít nhất 11 công nhân thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương, theo các quan chức địa phương cho biết. Trong vụ nhà máy sản xuất giày bỗng dưng đổ sập tại thành phố Ôn Lĩnh tỉnh Triết Giang vào...