Ngôi đình trăm tuổi được ôm trọn và chống đỡ bởi hai gốc cây bồ đề to lớn
Đình Tân Đông còn có tên gọi là đình Gò Táo, thuộc ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang được coi là một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai tại Việt Nam
Di tích lịch sử văn hóa Đình Tân Đông (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) với hơn 100 năm – một công trình kiến trúc cổ độc đáo khi trên nóc có 2 cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình vừa được UBND tỉnh Tiền Giang trùng tu, tôn tạo với tổng mức đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng. Đến nay, công trình đã hoàn chỉnh vẫn giữ được nét riêng, độc đáo: giữ nguyên bức tường chính diện đã nhuốm màu thời gian.
Đình Tân Đông vừa được tỉnh Tiền Giang trùng tu xong
Đình Tân Đông còn có tên gọi là đình Gò Táo, thuộc ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang được coi là một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Ngôi đình này được ôm trọn và chống đỡ với sự xuống cấp theo thời gian nhờ hai gốc cây bồ đề to lớn. Tuy nhiên, việc ngôi đình này thờ tự vị thần nào thì vẫn có nhiều tranh cãi.
Ngôi đình này được ôm trọn và chống đỡ với sự xuống cấp theo thồi gian nhờ hai gốc cây bồ đề to lớn
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Tiền Giang thì đến nay, nhiều di tích lịch sử văn hóa của tỉnh xuống cấp đã được trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị tích cực, trong đó có công trình trùng tu, tôn tạo di tích đình Tân Đông với tổng mức đầu tư trên 2,71 tỷ đồng.
Rễ cây bồ đề quấn chặt vào tường của đình
Theo đó, việc trùng tu, tôn tạo ngôi đình đã được triển khai cẩn thận. Đơn vị thi công đã làm mới các móng chịu lực dưới chân cột, xây tường gạch thẻ trát tường vữa xi măng, tận dụng tối đa các cột, kèo, giằng gỗ còn sử dụng được sau khi đã xử lý sơn bóng, sơn nước toàn bộ công trình theo màu sơn hiện trạng, thay ngói cũ bằng ngói âm dương…
Đơn vị trùng tu đã cắt tỉa tạo dáng sao cho gốc rễ bồ đề không ăn vào các chi tiết, xử lý chống thấm và chống xuống cấp công trình
Điểm đặc biệt là khi giữ lại phần mặt chính của ngôi đình có hai cây bồ đề, đơn vị trùng tu đã cắt tỉa tạo dáng sao cho gốc rễ bồ đề không ăn vào các chi tiết, xử lý chống thấm và chống xuống cấp công trình.
Mỗi năm, đình Tân Đông có 4 lễ cúng: Lễ Kỳ Yên diễn ra ngày 16-2, Thượng điền ngày 16-5, Hạ điền ngày 16-8 và lễ cầu Ông ngày 16-11 âm lịch…
Được biết, đình Tân Đông có 5 vòm cửa cổ kính, được rễ 2 cây bồ đề quấn lấy tạo thành một bức phù điêu sống động, như cố níu giữ nét vàng son, cổ kính của ngôi đình. Trên vòm cửa có ghi năm 1907, theo những người cao niên thì đó là năm đại tu lại đình, còn đình có từ lâu lắm.
Mỗi năm, đình Tân Đông có 4 lễ cúng: Lễ Kỳ Yên diễn ra ngày 16-2, Thượng điền ngày 16-5, Hạ điền ngày 16-8 và lễ cầu Ông ngày 16-11 âm lịch…
Ngày 9-12-2010, UBND tỉnh Tiền Giang trao Bằng Công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh cho đình Tân Đông.
Cách đây nhiều năm, ngôi đình này có 3 cây bồ đề mọc vươn cao, rễ những cây bồ đề vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc.
Nét độc đáo của ngôi đình này là những gốc bồ đề to ôm lấy bức tường cổ kính
Sau đó, một cây trong ba cây bồ đề đã bị một số người đào mang về làm cảnh. Hiện còn hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng che mưa, che nắng cho mái ngói góp phần làm ngôi đình trở nên độc đáo, mang nét đẹp cổ kính huyền thoại.
Đến nay, người dân trong khu vực đều đặt niềm tin vào ngôi đình rất linh thiêng, họ sớm tối nhang khói, quét dọn và thờ phụng Đình Tân Đông như một niềm tự hào về di tích lịch sử đặc biệt tại đây.
Ngoài ra, ngôi đình còn là điểm tham quan, check-in của du khách trong và ngoài nước
Đào gốc cây trước nhà, 2 người đàn ông giật mình trước hang ổ sinh vật chết người
Những con rắn này là loài rắn gì?
Hai người đàn ông trong lúc đào gốc cây trước sân nhà đã phát hiện ra những sinh vật cực kỳ nguy hiểm bên dưới. Thì ra đó là những con rắn hổ mang cực độc, trong đó một con có màu da đen và một con có màu sáng hơn.
Con rắn màu đen có hoa văn phía sau cổ khi bành ra là một vòng tròn, đó chính là con rắn hổ mang đất (Tên khoa học: Naja kaouthia) - một loài rắn cực độc, nọc độc được đánh giá là mạnh hơn cả hổ mang chúa và một số loài cạp nong.
Con rắn có màu sáng hơn chính là loài rắn hổ mang Trung Quốc (Tên khoa học: Naja atra) với dấu hiệu nhận biết là một vạch sáng nằm ngang ở sau cổ.
Chúng là loài rất quý hiếm rất cần được bảo vệ (Trong sách đỏ Việt Nam, nó xếp vào mức đe dọa: Cần cấm khai thác và sử dụng).
Hai vợ chồng kéo lưới lên, ngờ đâu suýt bị lật thuyền vì 'hung thần' to lớn này Đây là loài cá gì mà to lớn như vậy? Hai vợ chồng ngư phủ đã ra khơi để đánh cá. Tuy nhiên điều bất ngờ đã xảy ra khi họ kéo tấm lưới lên: Một con cá mập nặng tới 145 kg đã vô tình mắc vào lưới và suýt làm lật chiếc thuyền nhỏ chỉ dài hơn 2m của vợ chồng...