Ngôi đình cổ bên dòng Ngã Cái
Đó là đình Tân Phú Trung, tọa lạc tại ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Lối vào đình là một con đường quê yên ả, mát rượi. Từ ngã ba quốc lộ 80 – tỉnh lộ 853 (đoạn ngay TP Sa éc), khách phương xa cứ hỏi người dân địa phương, men theo con rạch Ngã Cái đậm màu phù sa là đến ngôi đình cổ kính nằm nép mình bên cầu Ngã Cái.
Trước cổng chính điện của đình.
Đình Tân Phú Trung nằm giữa những vườn cây ăn trái, cánh đồng lúa xanh rì. Theo tài liệu ghi chép tại đây, đình được xin phép xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1835 (năm Minh Mạng thứ 15) đến năm 1842 (năm Thiệu Trị thứ 2) bởi 3 họ tộc là Huỳnh, Cao, Lê và được chức sắc địa phương chấp thuận. Năm 1853, đình bắt đầu được xây dựng với sự giúp sức của người dân quanh vùng, tại trấn Tân Thành, huyện Vĩnh An, thôn Tân Phú Trung. Vào ngày 26-4-1854, đình được vua Tự ức ban sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh. Năm 1914, ngôi đình bị xuống cấp nghiêm trọng buộc Ban tế tự phải dời đình về dựng tại ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung. Thoạt đầu, đình được xây bằng gỗ, mái lợp lá đơn sơ. Trải qua những thăng trầm, đình được tu sửa những năm 1952, 1977, 1993, 2017… và vẫn giữ diện mạo cổ kính, uy nghiêm.
Kiến trúc đình là một phức hợp hơi khác so với những ngôi đình cổ khác, vì chỉ có dãy chính điện và nhà hương hội (được xây mới vào năm 2012). Sân đình rộng, thoáng đãng, được lát gạch tàu, giữa là cột cờ cao 8m. Dưới chân cột cờ là àn xã tắc. Trước àn xã tắc là Bình phong, phía trước là tranh vẽ cảnh đôi rồng uốn lượn trong mây, phía sau là hổ xuống núi. Trong sân đình, bên phải là miếu Sơn Thần đối xứng là miếu Ngũ Hành Nương Nương. Đây là những biểu tượng văn hóa tâm linh thường thấy của bà con vùng đất này từ xa xưa.
Chính điện gồm ba khối nhà theo kiểu sắp đọi, mỗi nhà có bốn cột chính, có ba nóc, kiểu: thượng lầu hạ hiên, trùng thiềm điệp ốc. Mái đình lợp ngói âm dương, trên cùng trang trí công phu những lưỡng long tranh châu, cá hóa long, lân vờn mẫu tử, bát tiên, chim phượng ngậm cuốn thư… Trong đình, nhiều mảng chạm khắc các hoành phi, bao lam, câu đối với các đề tài khá phổ biến như: long, lân, quy, phụng; xuân, hạ, thu, đông, hoa lá cách điệu. ình có khu thờ Quan Thánh ế Quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành Hoàng Bổn Cảnh. ặc biệt đình có 3 tượng Quan Thánh ế Quân làm bằng gỗ quý hiếm.
Video đang HOT
ình Tân Phú Trung không chỉ là công trình kiến trúc lâu đời của nhân dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ những hoạt động văn hóa tín ngưỡng cộng đồng tiêu biểu, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa. Ngày 14-11-2006, đình được UBND tỉnh ồng Tháp công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày 6-6-2012, đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Hằng năm, lễ hội Kỳ yên đình Tân Phú Trung diễn ra vào những ngày 16, 17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) và 12, 13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ) thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, chiêm bái, cầu quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi việc hanh thông…
Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao?
Trong 40 năm qua, con người đã làm thay đổi các dòng sông lớn nhất thế giới với tốc độ chưa từng có.
Đập Tam Hiệp tại Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy sau 11 năm (1999 - 2010) - Ảnh: NASA
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Dartmouth (Mỹ) được công bố trên tạp chí Science, cách thức hoạt động của các con sông bị ảnh hưởng đáng kể bởi lượng phù sa mà chúng vận chuyển và trầm tích của nó.
Các nhà nghiên cứu sử dụng các hình ảnh vệ tinh từ NASA Landsat và các kho lưu trữ kỹ thuật số về dữ liệu thủy văn để kiểm tra những thay đổi về lượng phù sa được đưa đến các đại dương của 414 con sông lớn nhất thế giới từ năm 1984 đến 2020.
Tác giả chính Evan Dethier, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Dartmouth, cho biết lượng phù sa của các con sông thường được quyết định từ các quá trình phát triển tự nhiên trong lưu vực sông, như lượng mưa, lở đất hay thảm thực vật..
Đập Hoover trên sông Colorado, nằm ở biên giới giữa các bang Nevada và Arizona, là con đập nổi tiếng nhất của Mỹ cao 221m - Ảnh: ALBOM ADVENTURES
Các nhà nghiên cứu nhận thấy các hoạt động trực tiếp của con người đang lấn át các quá trình tự nhiên này, thậm chí còn lớn hơn tác động của biến đổi khí hậu.
Các phát hiện cho thấy việc xây dựng đập lớn trong thế kỷ XX ở khu vực phía bắc thủy văn toàn cầu - bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu, lục địa Á - Âu và châu Á - đã làm giảm 49% lượng bùn cát lơ lửng từ sông chuyển đến đại dương so với điều kiện trước khi có đập.
Sự sụt giảm toàn cầu này đã xảy ra bất chấp sự gia tăng đáng kể trong việc cung cấp trầm tích từ phía nam thủy văn toàn cầu - bao gồm Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Tại đây, vận chuyển phù sa đã tăng lên ở 36% các con sông trong khu vực do sự thay đổi mục đích sử dụng đất lớn.
Đập Oroville ở bang California cao nhất nước Mỹ với 235m - Ảnh: WATER EDUCATION FOUNDATION
Những thay đổi này đều do các hoạt động của con người, như khai thác vàng trong phù sa ở Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara; khai thác cát ở Bangladesh và Ấn Độ; và các đồn điền trồng dầu cọ trên phần lớn châu Đại Dương.
Còn ở phía bắc, việc xây dựng đập là tác nhân chính gây ra sự thay đổi của các con sông trong vài thế kỷ qua. Chỉ riêng ở Mỹ, có hơn 90.000 đập được xây dựng.
Tuy nhiên ở Mỹ và các nước khác ở Bắc bán cầu, nhiều đập đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, và đã xây dựng ít đập hơn trong thế kỷ XXI. Do đó, sự suy giảm vận chuyển trầm tích gần đây tương đối nhỏ.
Đập Yacyretá, trên sông Parana giữa tỉnh Corrientes của Argentina và thành phố Ayolas của Paraguay - Ảnh: WIKIPEDIA
Nhưng việc xây dựng đập ở Âu - Á và châu Á trong 30 năm qua, đặc biệt là ở Trung Quốc, dẫn đến việc giảm vận chuyển trầm tích ở các con sông trên toàn cầu đang diễn ra.
Đồng tác giả nghiên cứu, ông Francis Magilligan, giáo sư địa lý, nhấn mạnh: "Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những nơi đông dân cư như Việt Nam, nơi mà nguồn cung cấp trầm tích đã bị giảm đáng kể do hoạt động của các đập dọc sông Mekong".
Ông Carl Renshaw, giáo sư khoa học Trái đất tại Dartmouth, cho biết: "Hoạt động của các con sông cung cấp những chỉ số khá nhạy cảm về những gì chúng ta đang làm đối với bề mặt Trái đất - chúng giống như một nhiệt kế đo sự thay đổi trong việc sử dụng đất và nước".
Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã Phát triển thủy điện thượng nguồn cùng khai thác cát quá mức ở hạ lưu Mê Kông đang đe dọa ĐBSCL - một vùng châu thổ địa chất non trẻ vốn hình thành nhờ quá trình bồi tụ bùn cát từ thượng nguồn sông Mê Kông. ĐBSCL hình thành thế nào? ĐBSCL được xem là vùng đất trẻ về tuổi địa chất, hình...