Ngồi điều hòa phụ nữ khó mang thai
Một trong những nguyên nhân gây khó có thai ở phụ nữ là do chứng lạnh tử cung. Nhưng ít người biết rằng, việc thường xuyên ngồi điều hòa là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai.
Ngồi trong phòng có điều hòa có thể giúp làm giảm nhiệt cơ thể và mang lại sự thoải mái. Tuy nhiên trên thực tế thì không khí lạnh do điều hòa mang lại chỉ giúp giải nhiệt bên ngoài cơ thể. Nếu thời gian bạn ngồi trong điều hòa quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nghiêm trọng hơn là còn có thể gây khó thụ thai hoặc vô sinh ở nữ giới.
Để chứng minh cho những kết luận của mình, các bác sĩ của bệnh viện Bắc Kinh đã tiến hành khảo sát trên khoảng 100 phụ nữ và họ nhận thấy rằng, những cô gái thường hay mặc váy và có thời gian ngồi trong phòng điều hòa nhiều sẽ mắc chứng đau khớp và có chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn cao hơn hẳn những cô gái khác.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã giải thích rằng, tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, nó cũng chính là nơi mà em bé sẽ phát triển. Bình thường, tử cung của phụ nữ vốn rất sợ lạnh và khi bị lạnh thì chức năng hoạt động của nó sẽ tương đối thấp.
Tử cung lạnh hay lạnh tử cung là cách gọi của Đông y, nó không phải ám chỉ lạnh trong tử cung và cũng không phải là bệnh. Tử cung lạnh được hiểu đơn giản là khí huyết, kinh nguyệt ở tử cung không tốt, có thể là ít, sậm màu, vón cục… nên ảnh hưởng tới việc thụ thai và nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến việc khó thụ thai hoặc thụ thai rồi nhưng khó giữ, dễ bị sẩy hoặc sinh non hoặc trẻ sinh ra bị còi cọc.
Có nhiều phụ nữ là dân văn phòng, khi đi phám phụ khoa đã phát hiện ra rằng mình bị mắc bệnh viêm nhiễm trong khi họ suốt ngày ngồi ở văn phòng trong môi trường điều hòa, không tiếp xúc với khói bụi bên ngoài.
Video đang HOT
Thực tế thì chính môi trường làm việc trong văn phòng có bật điều hòa thường xuyên, chế độ ngồi kéo dài, kèm theo đó là sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột lại chính là nhân tố gây viêm nhiễm. Sự thay đổi đột ngột đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vùng kín gây nên các bệnh phụ khoa.
Như chúng ta đã biết, trong môi trường tự nhiên của âm đạo thì độ pH ở trạng thái bình thường. Khi làm việc nhiều giờ trong văn phòng, ngồi lâu một chỗ khiến vùng kín không được thông thoáng, vùng kín sẽ dễ bị cảm lạnh và pH âm đạo mất cân bằng khi nhiệt độ thấp hoặc cao.
Do đó, các chị em cần giữ ấm cơ thể và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp như một “người bạn đồng hành” để duy trì pH sinh lý tự nhiên cho âm đạo ở mức an toàn, không bị vi khuẩn có hại xung quanh xâm nhập, đảm bảo sức khỏe sinh sản và toàn tâm toàn ý cho công việc.
Đối với những phụ nữ đang mang thai, các chuyên gia cũng khuyên không nên uống đồ uống quá lạnh. Thay vào đó, hãy uống nước ấm và ngồi trong phòng có không khí lưu thông. Nếu nóng quá, bạn có thể mở điều hòa. Tuy nhiên, không nên ngồi quá lâu ở nhiệt độ quá thấp.
Theo VNE
Khổ vì nẻ da mùa hanh
Cứ đến mùa lạnh, 10 đầu ngón tay chị Hoài lại nứt toác, đau rát, nhiều khi chảy cả máu. Những hôm lạnh quá, chị không dám động tay vào nước để rửa mặt.
Chị Hoài cho biết, trước kia chị không bị như thế nhưng kể từ sau khi sinh con, tay chị bắt đầu bị nứt nẻ vì khô mỗi khi đến mùa lạnh. Rửa rau, rửa bát chị cũng đeo găng, dùng kem giữ ẩm bôi nhưng da vẫn cứ nẻ toác hết mấy đầu ngón tay. Mỗi lần tắm cho con xong, chị càng thấy sợ vì động vào nước nóng nên hai tay càng nứt.
"Có lần, tôi chả làm được gì chỉ biết ôm tay mà khóc vì đau. Gần đây, chỗ nứt nẻ không chỉ tập trung ở đầu ngón tay mà lan dần xuống, cả mu bàn tay cũng bị nứt. Trông bàn tay mình nhìn mà phát khiếp, đi đâu cũng không dám để ra mà toàn phải giấu đi", chị Hoài cho biết.
Chị cũng đã đi khám, bác sĩ cho thuốc bôi, cũng có tác dụng nhưng chủ yếu phòng vẫn là chính, không chữa được. Mỗi khi trời hanh chị đều phải bôi phòng trước, ít dùng hóa chất tẩy rửa, đụng đến nước là phải đeo găng.
Cũng trong tình cảnh như chị Hoài, anh Hùng (32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thấy rất khó chịu vì cứ đến mùa đông là da anh "nứt chân chim", đau rát. Môi tróc da từng mảng, mỗi lần như thế anh lại dùng tay bóc những mảng da chết và liếm môi mới thấy dễ chịu. Các đầu ngón chân, ngón tay cũng bị nứt toác, gàu ở da đầu bong ra từng mảng khiến nhiều lúc anh thấy xấu hổ.
Anh đã thử uống nhiều nước và bôi đủ loại kem dưỡng da của vợ nhưng không có tác dụng. Đến khi, các đầu ngón chân, tay rướm máu, đi lại anh khó anh mới chịu đi khám. Bác sĩ cho biết, da anh thuộc loại da khô, cộng thêm thói quen liếm môi, tắm nước nóng khiến da càng bị nẻ.
Thời tiết lạnh, hanh khô khiến số người đến các phòng khám da liễu vì da bị nứt nẻ, căng rát, đóng vảy tăng. Vào mùa hè, mùa thu, Trung tâm điều trị da liễu thẩm mỹ, thuộc Viện Bỏng Quốc gia mỗi ngày chỉ khám cho khoảng 10 trường hợp thì nay tăng gấp 3.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, phụ trách Trung tâm này, mùa đông, thời tiết lạnh, độ ẩm xuống thấp là nguyên nhân khiến da bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ. Thế nhưng, nhiều người chăm sóc da không đúng cách, khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí da nổi mẩn đỏ ngứa, nếu gãi có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cũng cho biết, trong mùa đông, một số bệnh ngoài da giảm, nhất là những bệnh có ngứa vì thời tiết lạnh sẽ không kích thích các đầu mút thần kinh trên da. Tuy nhiên, một số bệnh khác lại có chiều hướng tăng như: viêm da cơ địa, vẩy cá, á sừng, đặc biệt là nứt nẻ da.
Để phòng tránh hiện tượng nứt nẻ trong mùa đông, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, không liếm môi vì nước bọt làm môi càng nứt nẻ hoặc tắm nước quá nóng vì da càng mất nước. Hạn chế các thức ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, cafe...
Bên cạnh đó, cũng cần có cách chăm sóc da đúng cách, mỗi vùng da lại có cách chăm sóc khác nhau. Với những ai bị nứt gót chân thì nên ngâm chân bằng nước ấm muối pha loãng mỗi ngày, rồi bôi kem dưỡng ẩm. Với môi thì nên sử dụng kem dưỡng môi hoặc một lớp son chống nẻ. Với da mặt thì cần phải đắp mặt nạ hoa quả để bổ sung nước cho da, massage và sử dụng các sản phẩm có độ dưỡng ẩm cao.
Người bệnh cần đảm bảo uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước, ăn nhiều hoa quả, tập thể dục đều đặn. Ra đường phải đeo khẩu trang, găng tay, tất để tránh làm da bị mất nước.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách nhưng da vẫn không đỡ thì cần đến các phòng khám da liễu khám kịp thời.
Theo VNE
Nguyên nhân khiến chị em bị khô và ngứa âm đạo sau khi sinh Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Với một số chị em, đây có thể là điều đáng lo ngại và khiến chị em rất khó chịu. Thưa bác sĩ, em mong bác sĩ tư vấn giúp em một vấn đề nhạy cảm như sau. Từ sau khi sinh con...