Ngôi đền thờ vua Chăm có kiến trúc cực kỳ đặc biệt
Ngôi đền thờ vua Chăm được người dân xây dựng vào giai đoạn vương quốc Champa suy tàn, kỹ thuật xây dựng tháp Chăm truyền thống đã thất truyền.
Nằm trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận, đền thờ vua Chăm Pô Klông – Mơh Nailà một công trình tôn giáo có kiến trúc rất đặc biệt của người Chăm.
Ngôi đền được xây dựng vào giai đoạn vương quốc Champa suy tàn (từ thế kỷ 17 trở về sau). Vào giai đoạn này, kỹ thuật xây dựng tháp Chăm truyền thống đã thất truyền, nhưng nhu cầu thờ phụng tổ tiên và tôn giáo của người Chăm vẫn là nhu cầu thường trực.
Vì vậy, họ đã chuyển sang xây dựng dạng đền thờ với vật liệu gỗ, ngói, vôi, có kiến trúc tương tự như đền chùa của người Việt. Tiêu biểu cho dạng kiến trúc này chính là đền thờ vua Chăm Pô Klông – Mơh Nai.
ền thờ gồm có 5 gian xây dựng theo hình chữ T, với 3 gian nhà ngang phía sau dùng để thờ phụng. Gian giữa thờ vua Pô Klông – Mơh Nai có 3 tầng, thu nhỏ lại ở phần đỉnh. Trên đỉnh gắn 4 con Ma Ka Ra (con thú trong thần thoại người Chăm dạng như con rồng của Việt Nam) tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.
Trung tâm gian thờ đặt tượng vua Pô Klông – Mơh Nai, tạc bằng một khối đá xanh lớn có trang trí hoa văn cầu kỳ đặc sắc, đây là một trong những bức tượng lớn nhất của người Chăm còn lại nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Video đang HOT
Gian bên phải thờ bà thứ phi người Việt, công chúa con của một vị chúa Nguyễn, cùng một số con của bà. Bên trái là gian thờ hoàng hậu Popia Sơm, vợ cả của vua, cùng con của bà. Hình tượng hoàng hậu, thứ phi và các con được thể hiện bằng những bức tượng rất sinh động.
Dãy nhà trước gồm 2 gian lớn để trống dùng làm nơi chờ đợi và thực hiện nghi lễ bên ngoài trước lúc vào đền thờ.
Theo sử Chăm, vua Pô Klông – Mơh Nai tên thật là Pômưhata lên ngôi vào năm 1622, đến năm 1627 ông nhường ngôi cho con rể của mình là Pô Klông Gahul. Vua Pô Klông – Mơh Nai đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, nhất là xây dựng các con đập thủy lợi.
Hàng năm gia đình, dòng tộc hậu duệ nhà vua cùng đồng bào Chăm tổ chức nhiều nghi lễ tại đền thờ. Lớn nhất là dịp lễ hội Katê tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch.
Lễ hội này là dịp hiếm hoi các gian thờ của ngôi đền được mở cửa. Trong lễ hội, tượng vua sẽ được đội vương miện thật bằng vàng, mặc áo đại lễ. Tượng hoàng hậu và thứ phi cũng được tắm rửa mặc áo, đội mũ.
ền thờ vua Chăm Pô Klông – Mơh Nai đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1991.
Theo_Kiến Thức
Tận mục ngôi chùa cực độc đáo ở phố núi Gia Lai
Không chỉ có kiến trúc lạ mắt và ấn tượng chùa Bửu Minh còn là một trong những ngôi chùa có đỉnh mái cao nhất ở Việt Nam.
Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, ngôi chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Tây Nguyên.
Tiền thân của chùa là một nơi thờ tự có tên "Sơn Hải Miếu". Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là "Chùa Phật Học", sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961 đến nay. Từ năm 2003, chùa được xây dựng mới với quy mô lớn và kiến trúc rất độc đáo.
Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ, với mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan.
Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo mô hình "Hiển Lâm Các" của Đại nội Huế, có 5 mái (tượng trưng cho ngũ phước).
Điểm nhấn của ngôi chùa là mái sau chính điện, được thiết kế với phần tháp ngay chính giữa tâm mái, tạo một không gian chung bên trong tháp và chánh điện. Với chiều cao từ nền chánh điện đến đỉnh tháp hơn 47 mét, chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa có đỉnh mái cao nhất ở Việt Nam.
Thân của tháp chùa được thiết kế theo hình vuông đều nhau ở 3 tầng chính với đường kính hơn 3 mét, ngọn tháp cũng có các chi tiết chạm khắc sắc sảo. Các góc mái của 3 tầng tháp có gắn kết những con rồng uyển chuyển.
Phần cong tại các góc mái vươn dài ra hơn 3 mét, được gắn kết hình cá rồng theo mô típ của chùa Một Cột và đầu rồng theo mô típ chùa Tây Phương ở Hà Nội.
Chính điện rộng 520 m2 nền vách được phối bởi màu sắc phù hợp, tạo cảm giác ấm cúng và sự trang nghiêm. Trung tâm của chánh điện là tượng Phật Thích Ca ngồi bằng đá trắng cao 3 mét. Vách sau lưng tượng được thiết kế một con rồng uốn mình vươn lên, miệng ngậm chiếc "bảo cái" (như lộng che) trên đầu Phật.
Bên phải sân chùa có tượng Thích Ca lộ thiên cao hơn 3 mét trong thế ngồi thiền, cùng pho tượng Thích Ca ở thế nằm (dài 11 mét) với gương mặt thanh thản tự tại. Đây là 2 công trình nghệ thuật do chính tay trụ trì Thầy Giác Tâm và một số thợ cùng làm trong nhiều năm.
Chùa Bửu Minh đã trở thành một điểm đến thu hút rất nhiều du khách mỗi khi ghé thăm phố núi Gia Lai.
Theo_Kiến Thức
TP HCM phá bỏ cầu Nhị Thiên Đường 90 tuổi Cầu Nhị Thiên Đường 1 xuống cấp nặng sẽ bị phá bỏ để xây mới, nhưng một số chi tiết kiến trúc cũ như cột đèn, trụ lan can... được nghiên cứu khôi phục. UBND TP HCM vừa có văn bản đồng ý cho phép Sở Giao thông Vận tải (GTVT) thực hiện phương án xây dựng cầu mới thay thế cầu Nhị...