Ngôi đền thờ ‘Thần thị thực’
Ngay cả khi cơ quan ngoại giao nước ngoài không đồng ý, người dân vẫn tin “thần visa” có thể xoay ngược tình huống.
Hàng năm, hàng trăm người dân địa phương hành hương đến bốn “ngôi đền thị thực” nổi tiếng cả nước để tìm kiếm phép màu. Họ tin rằng, chỉ cần đến đây bày tỏ lòng thành, các vị thần sẽ giúp họ có được thị thực của các quốc gia danh tiếng như Mỹ, Anh, Canada… “Ngay cả khi lãnh sự quán từ chối, họ vẫn tin các vị thần có thể thay đổi quyết định”, một người dân cho biết.
Một trong những ngôi đền này là Chilkur Balaji, nằm bên hồ Osman Sagar ở thành phố phía nam Hyderabad. Ngôi đền thờ riêng đấng tối cao Venkateswara Balaji. Do vậy, đền còn có tên gọi khác là Visa Balaji.
Một tín đồ đang cầu nguyện với đấng Balaji hay Thần Visa tại đền Chilkur Balaji Temple gần Hyderabad. Ảnh: AFP
Hyderabad là trung tâm công nghệ của Ấn Độ, nơi đặt văn phòng các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu và những ông lớn công nghệ như Dell, Microsoft, Apple, Google và Amazon. Nơi này cũng có nhiều sinh viên đến Mỹ hơn mọi nơi khác, theo SCMP. Ngôi đền bắt đầu nổi tiếng hơn trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin vào những năm 1980. Khi đó, một nhóm lớn các chuyên gia IT nhận được thị thực tới Mỹ sau khi đến thăm ngôi đền. Thông tin nhanh chóng được lan truyền khắp Ấn Độ với tốc độ chóng mặt. Sau đó, hàng nghìn người đã đến đây xếp hàng để bày tỏ lòng thành kính với “Thần visa”.
Những người sùng đạo thậm chí còn đi vòng quanh ngôi đền 11 vòng và tụng các câu chú bằng tiếng Anh hoặc tiếng Telugu, theo hướng dẫn của những vị tăng trong đền. Nhiều người mang theo hộ chiếu để được ban phước lành khi các vị sư làm lễ. Với những người đã toại nguyện khi có visa đều quay lại để đi thêm 108 vòng và dâng lễ vật lên các vị thần.
“Các tín đồ có niềm tin mạnh mẽ rằng Thần visa sẽ giúp họ hoàn thành mong muốn. Ngôi đền hiện đã đóng cửa do Covid-19 nhưng trong thời gian trước đây, chúng tôi đón khoảng 75.000 – 100.000 khách đến mỗi tuần, tới từ mọi miền đất nước. Hầu hết mọi người đều ở độ tuổi 25 -35, đang tìm kiếm việc làm hoặc nhập học ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ”, một thành viên của quỹ tín thác trong đền cho biết.
Các sinh viên thành tâm xin Thần Visa “phù hộ” để trúng visa đi Mỹ. Ảnh: AFP
Venkat Munshi, đến từ thị trấn Kukatpally gần Hyderabad, cho biết anh đã đến cầu nguyện ở đền vài lần. Năm 2016, anh đã xin được visa Mỹ và sang đó học. Giờ đây, mỗi khi trở về, anh đều đến thăm ngồi đền. “Bạn tôi thì không may mắn như vậy. Cậu ấy đến đây ba lần, nhưng vẫn bị từ chối visa. Người trông đền nói rằng đây là vấn đề ở đức tin”, chàng trai 23 tuổi cho biết.
Video đang HOT
“Hiện giờ, việc cấp, gia hạn thị thực khó hơn. Vì vậy, bất kỳ khi nào về Ấn Độ, tôi đều đến thăm Shaheed Baba Nihal Singh Gurdwara (một ngôi đền thị thực khác)”, Ankit Panag đến từ thành phố Jalandhar gần Punjab và hiện theo học tại Đại học Washington ở St Louis cho biết.
Ngôi đền này nằm gần Jalandhar, với hàng chục cửa hàng bán mô hình máy bay gần đó. Người dân tin rằng, những chiếc máy bay củng cố thêm niềm tin. Dâng một chiếc máy bay lên, vị “ Thần thị thực” có thể giúp mong ước của bạn thành hiện thực.
Ngoài việc cầu nguyện, một số đền thờ visa khác như Khadia Hanuman ở Ahmedabad, Gujarat còn tổ chức các buổi tư vấn cho sinh viên. Ngôi đền này thờ thần mặt khỉ Hanuman (còn được gọi là Pawan Putra – con trai của Gió) trong thần thoại Hindu. Hanuman có năng lực bay phi thường, và từng tới Sri Landka mang theo cả núi thảo mộc từ dãy Himalaya về giúp các vị thần y chữa trị bệnh cho người anh trai của đấng Rama, Laxman.
Hanuman cũng được thờ tại đền khác là Visa Wale Bajrangbali ở New Delhi. Vào cuối tuần, hàng trăm người đến đây, mang theo hộ chiếu để cầu nguyện xin đỗ thị thực. Trước Covid-19, lượng khách đến đền xem tử vi, hỏi ý kiến về triển vọng đỗ visa của họ rất đông. Những người quản lý, trông coi đền đã phải tiến hành làm các buổi lễ ban phước với mục đích nâng cao khả năng khách nhận được thị thực.
Các vị khách sẽ viết điều ước lên giấy, rồi dâng lên đấng Hanuman. Họ cũng được phát những câu chú để tụng hàng ngày, nhằm giúp việc xin thị thực thuận lợi. Với những người hoàn thành tâm nguyện, họ sẽ quay lại dâng cúng chuối và viết thư cảm ơn.
1001 thắc mắc: Loài ruồi nào nguy hiểm nhất hành tinh?
Sở hữu những chiếc răng vô cùng sắc nhọn, chúng sử dụng thứ vũ khí trời ban này để phá tan lớp da con mồi và hút máu.
Sau khi bị loài ruồi này đốt, người bệnh sẽ lâm vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, lú lẫn, hôn mê rồi tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Ruồi xê xê hay ruồi tse-tse/Tsetse,tên khoa học là Glossina là một loài ruồi vùng nhiệt đới châu Phi thuộc Họ Glossinidae trong liên họ Hippoboscoidea, trong đó chỉ có một chi bao gồm các loài ruồi xê rê ở châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là chứng ngủ thiếp khi châm vào người và động vật.
Ruồi tsetse mang kí sinh trùng mang mầm bệnh ngủ ở người và bệnh magana ở động vật. Động vật mắc bệnh magana sẽ có triệu chứng sốt, yếu ớt và sụt cân khiến vật nuôi sẽ suy yếu đến chết.
Đối với con người, sau khi bị ruồi tsetse đốt, nạn nhân có thể sẽ mắc một căn bệnh gọi là bệnh ngủ do ký sinh trùng Trypanosoma lây lan từ vết đốt. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có triệu chứng sốt, đau đầu, đau ngứa cơ, khớp.
Sau vài tuần người bệnh sẽ rơi vào trạng thái lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, hôn mê rồi tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Ruồi xê xê có thể cướp đoạt mạng sống con người chỉ sau một cú chích.
Sinh vật nhỏ bé này chính là thủ phạm reo rắc cái chết cho 50-500 nghìn người và 3 triệu gia súc mỗi năm.
Không giống như muỗi và các loại ruồi đốt khác, chỉ có con cái hút máu, đối với ruồi xê xê ở Châu Phi thì cả con đực và con cái đều hút máu.
Loài ruồi nào to như lòng bàn tay?
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng ruồi có thể... to bằng lòng bàn tay chưa? Đó là những cá thể ruồi thuộc nhóm ruồi mydas.
Nhóm ruồi Mydas hay còn gọi là Mydidae có tới hơn 400 loài, xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu nóng, ẩm và thảm thực vật cây bụi. Nổi bật hơn hẳn trong nhóm ruồi này là Gauromydas heros (hay Mydas heros).
Theo nhiều báo cáo, ruồi Gauromydas heros có chiều dài lên tới 7cm (gấp gần 10 lần so với ruồi thông thường). Đây cùng là kích thước lớn nhất loài ruồi có thể đạt tới trong điều kiện môi trường khí hậu hiện nay của Trái đất.
Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đời sống của ruồi Mydas nhưng theo những gì đã quan sát được, cá thể ruồi đực trưởng thành kiếm ăn từ mật hoa, nhưng ấu trùng của chúng lại là loài ăn thịt.
Cụ thể, những cá thể ruồi đực G. heros sẽ bảo vệ ụ đất - thông thường là tổ của một loài kiến - để ruồi cái sẽ đẻ trứng vào đó. Thức ăn của những ấu trùng này chính là ấu trùng của các loài côn trùng sống nhờ vào chất thải của kiến.
Một số loài ruồi khác như Mydas ventralis cũng có tập tính bảo vệ lãnh thổ. Trong đó, những cá thể ruồi đực thường đậu trên cao, quan sát xung quanh và sẵn sàng chiến đấu với địch thủ cùng loài.
Vì sao ruồi đập cánh lại kêu còn bướm đập cánh không kêu?
Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng "động cơ" vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?
Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: lấy một mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ.
Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.
Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà chúng bay hoàn toàn yên lặng.
Phát hiện bất ngờ về ung thư từ thời cổ đại Ung thư trong quá khứ được cho là do ứ đọng, dư thừa mật vàng. Nhiều bác sĩ cổ đại chữa trị bằng cách đốt bộ phận bị bệnh hoặc cắt bỏ cơ quan ung thư. Hiện nay, ung thư trở thành căn bệnh nguy hiểm và không có phương pháp điều trị dứt điểm. Các nhà nghiên cứu lật lại lịch sử...