Ngôi đền nổi tiếng dát kín vàng nằm ở nước nào?
Harmandir Sahi (còn được gọi là Đền Vàng) là một trong những ngôi đền nổi tiếng trên thế giới. Ngôi đền bằng vàng này nằm giữa một hồ nước ở thành phố Amritstar, Punjab, Ấn Độ.
Người ta sử dụng 100 kg vàng để dát lên các mái vòm của thánh đường, bên ngoài bề mặt.
Đền vàng Harmandir Sahib là ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh, nằm ở thành phố Amritstar, Punjab, Ấn Độ. Công trình xây dựng từ tháng 12/1585 và hoàn thành vào tháng 8/1604 với 100 kg vàng dùng để dát lên các mái vòm của thánh đường, cũng như bên ngoài bề mặt. Chính vì thế không khó cho khách du lịch Ấn Độ tìm đến ngôi đền, khi từ xa đã nhìn thấy vẻ lộng lẫy, tráng lệ của nó dưới nắng.
Đền Harmandir Sahib được xây bằng đá cẩm thạch với lớp vàng lá phủ bên ngoài khiến mọi thứ tỏa sáng, đặc biệt về đêm. Về vị trí, ngôi đền này còn có những bày bố rất đặc biệt so với các công trình tôn giáo khác của người Sikh, thay vì được đặt ở nơi cao, Harmandir Sahib lại được xây dựng ở một vùng đất thấp và bao quanh bởi hồ nước thần linh. Bên cạnh đó, thay vì có 2 lối vào như bình thường, Harmandir Sahib chào đón các tín đồ của mình theo 4 cửa khác nhau thể hiện tư tưởng cởi mở và thân thiện.
Theo ngôn ngữ của người Sikh, Harmandir Sahib có nghĩa là “nơi ở của những vị thần”. Khi còn cách lối chính vào đền chừng 1 km, bạn có nghe thấy những bài thánh ca Gurbani từ ngôi đền trung tâm Harmandir Sahib du dương, trầm ấm, nhẹ nhàn pha lẫn chút tươi vui theo gió thoảng bay xa. Và Gurbani trong tiếng Sikh có nghĩa là “khúc ca của những điều thông thái”, chúng luôn được cất vang suốt thời gian khách hành hương lui tới.
Đền Harmandir Sahib được xây bằng đá cẩm thạch và đồng với lớp vàng lá phủ bên ngoài khiến mọi thứ tỏa sáng, đặc biệt về đêm. Công trình có những bố cục khác biệt so với nhiều công trình tôn giáo khác của người Sikh. Thay vì đặt ở vị trí cao, đền Harmandir Sahib được xây ở vùng đất thấp, với hồ nước bao quanh.
Trong khuôn viên đền, điểm nổi danh và linh thiêng nhất là Hari Mandir, hay còn được gọi là Darbar Sahib, một kiến trúc vô cùng đẹp bằng vàng nổi trên mặt nước. Tòa nhà với mái bằng những lá vàng, tường bằng đá hoa và đá quý, họa tiết hoa theo phong cách Hồi giáo được cả thế giới ngưỡng mộ. Hồ nước bao quanh Hari Mandir được coi là hồ nước thần linh, hay còn được gọi là Amrit Sarovar có nghĩa là hồ thần.
Video đang HOT
Cây cầu nối để vào bên trong Hari Mandir được gọi là cầu của các giáo trưởng, biểu tượng cho cuộc hành trình của một vong linh sau khi chết. Bên trong ngôi đền là lăng mộ của những vị giáo trưởng và dàn nhạc chơi những bài thánh ca. Khi chiều xuống, ngôi đền này càng trở nên rực rỡ trong ánh nắng chiều tà, những người mộ đạo thích ngồi trên những bậc thềm hướng về Harmandir Sahib lẩm nhẩm hát theo những bài thánh ca vui nhộn.
Đền Harmandir Sahib còn sở hữu nhà bếp cộng đồng Sikh lớn nhất thế giới, khi mỗi ngày phục vụ miễn phí tới 100.000 suất ăn. Nhà ăn chung Guru-Ka-Langar rộng lớn và hào phóng, là nét đặc trưng trong tư tưởng đạo Sikh. Ngôi đền nằm ở trung tâm lịch sử ở Amritsar.
Từ đây, du khách chỉ mất 10 phút để đi bộ đến những danh lam, thắng cảnh quan trọng của thành phố như chợ Katra Jaimal Singh và công viên tưởng niệm Jaillanwala Bagh. Du khách có thể sử dụng dịch vụ xe buýt miễn phí để di chuyển giữa ngôi đền và ga Amritsar Junction.
Ngôi đền mở cửa hàng ngày và không thu phí tham quan. Yêu cầu bắt buộc với những ai muốn tham quan ngôi đền là bỏ giày dép, che kín đầu và rửa tay chân trước khi vào đền. Ngoài ra, khi dạo bước quanh hồ, du khách phải đi theo chiều kim đồng hồ.
Nằm ở thành phố Thanjavur, thuộc bang Tamil Nadu, đền thờ Brihadeeswarar được xây dựng bởi vua Rajaraja Chola I trong thế kỷ 11. Sau khi hoàn thành công trình được ghi nhận là ngôi đền đá granite đầu tiên trên thế giới. Bước chân đến đây bạn sẽ cảm nhận từng hơi thở của phong cách kiến trức Hindu, bao gồm các bức tường chạm khắc tinh xảo, những họa tiết bắt mắt cùng sự phối hợp màu sắc hài hòa. Đặc biệt với độ cao 66 mét Brihadeeswarar chính là một trong những ngôi đền cao nhất thế giới.
Quần thể đền này được trang trí với các hình chạm khắc thể hiện sự hoan lạc. Nếu bạn có tâm hồn cởi mở, bạn sẽ thấy những ngôi đền này đẹp. Quần thể đền, nằm ở bang Madhya Pradesh, được xây dựng từ năm 900 đến 11 sau Công nguyên bởi triều đại Chandela. Có tới 85 ngôi đền trong quần thể, nhưng ngày nay chỉ còn 25 ngôi đền. Những hình chạm khắc này nhằm đề cao Kama – hoặc theo đuổi niềm vui, được coi là một trong bốn mục tiêu được cho phép trong Ấn Độ giáo.
Thánh đường khảm sứ lớn nhất Tây bán cầu
Bên trong Vương cung thánh đường Saint Louis là hàng chục triệu mảnh khảm nhiều màu sắc, tạo hình bắt mắt.
Vương cung thánh đường Saint Louis là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã nằm ở thành phố St. Louis, Missouri, Mỹ. Được hoàn thành vào đầu thế kỷ 20, đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận St. Louis với tổng giám mục hiện tại là Mitchell T. Rozanski.
Nhà thờ có kiến trúc độc đáo có tổng chiều dài 111 m và chiều rộng 62 m bao gồm ba mái vòm và hai ngọn tháp được xây dựng bằng đá cẩm thạch. Năm 1997, nhà thờ được Giáo hoàng John Paul II chỉ định là Vương cung thánh đường, và vinh danh nơi này trong chuyến thăm Mỹ làm nên lịch sử của ông vào tháng 10/1999.
Nhà thờ được biết đến với tác phẩm nghệ thuật khảm sứ lớn nhất ở Tây bán cầu, cùng với hầm mộ chôn cất hài cốt của các hồng y và tổng giám mục của Thánh Louis, cùng một bảo tàng lưu giữ những hiện vật quý giá.
Sảnh chính của nhà thờ, nơi thực hiện các nghi thức lễ tôn giáo. Những bức tranh ghép tại đây do hàng chục nghệ nhân lắp đặt. Bức tranh ghép có tổng cộng 41,5 triệu mảnh sứ với hơn 7.000 màu sắc. Có diện tích 7.700 m 2, đây cũng là một trong những bộ sưu tập khảm lớn nhất thế giới, chỉ sau nước Nga.
Chân dung chúa Jesus được ghép từ những mảnh sứ đa sắc màu.
Hình ảnh Chúa giáng thế được thuật lại bằng hàng ngàn mảnh sứ tại mái vòm lớn ở thánh điện.
Trong khi những bức khảm trên mái vòm chính của nhà thờ chủ yếu thuật lại các sự kiện lịch sử của tổng giáo phận, trần của nhà nguyện các Thánh được thiết kế bằng những hoa văn chi tiết, màu sắc.
Những bức tranh ghép trong nhà nguyện chủ yếu mô tả cuộc đời của vua Louis IX và ghi chép lại những sự kiện đặc biệt của tổng giáo phận.
Ngoài những bức tranh lớn được lắp ghép bằng khảm, nhà thờ cũng đặt tượng Đức Mẹ ở hai bên hành lang lối đi.
Tiền sảnh của thánh đường cũng được trang trí hoàn toàn bằng khảm sứ.Với sức chứa hơn 5.000 người, nhà thờ không những là nơi để thờ nguyện mà còn là nơi đón tiếp du khách tham quan mỗi ngày từ 7h đến 17h hàng ngày.
Tầng hầm của nhà thờ có một bảo tàng dành riêng cho các bức tranh giới thiệu cách các nghệ nhân làm nên bức tranh khảm lớn trong nhà thờ cũng như một số hiện vật quý giá khác. Ngoài ra trong hầm nhà thờ còn có nhà nguyện dành riêng cho linh hồn các tổng giáo phận quá cố.
Khách đến đây còn có thể tìm hiểu về lịch sử cũng như những sự kiện nổi bật của công giáo La Mã. Bảo tàng miễn phí vé vào cửa.
Măng Đen - Tiên nữ e ấp giữa đại ngàn xanh Là một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, Măng Đen được thiên nhiên ưu ái khi mang trong mình đến tận bảy hồ, ba thác với dòng nước xanh trong quanh năm. Bên cạnh đó là những câu chuyện huyền thoại về một Măng Đen hùng vĩ. Là nơi hội tụ của 7 hồ, 3 thác, bao quanh bởi những...