Ngôi đền Nhật cứ 20 năm được dỡ ra xây lại một lần
Khu đền Ise Grand có một điểm thú vị ít người biết: hai tòa nhà chính của ngôi đền được dỡ ra dựng lại hoàn toàn sau hai thập kỷ.
Còn được gọi là Ise Jingu, đền Ise Grand nằm ở thành phố Ise của Nhật Bản. Đây là một trong những nơi linh thiêng và quan trọng nhất của Thần đạo. Khu đền này gồm hơn 100 đền lớn nhỏ, trải rộng trên diện tích khổng lồ, nhưng hai đền quan trọng nhất là Naiku và Geku. Trong đó, đền Naiku được cho là có từ thế kỷ 3 và là nơi đặt Gương Thiêng của Hoàng đế. Ảnh: Kyodonews.
Điều thú vị là hai ngôi đền này, cùng với cầu Uji, được xây lại 20 năm một lần – một truyền thống đã được duy trì trong suốt 1.300 năm qua. Đây là một phần trong niềm tin của Thần đạo về cái chết và sự sinh sôi của tự nhiên, sự vô thường của vạn vật. Đồng thời, truyền thống này cũng giúp truyền lại kỹ thuật xây đền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ảnh: Worldhistory.
Việc xây lại đền chính được thực hiện trên khu vực cạnh công trình hiện tại, sau 20 năm lại đổi về vị trí cũ. Đền cũ được tháo dỡ, và đền mới được xây dựng với kích cỡ, chi tiết chính xác như trước đó. Lần gần nhất – lần thứ 62 – là vào năm 2013, và lần tiếp theo dự kiến vào năm 2033. Ảnh: Japantimes.
Trước khi đền được xây lại, hàng loạt lễ hội được tổ chức để đánh dấu sự kiện đặc biệt này. Trong đó, lễ hội Okihiki diễn ra vào mùa xuân 2 năm liền trước năm xây lại đền, với người dân ở những thị trấn xung quanh kéo các khúc gỗ lớn qua thành phố. Ảnh: JWA.
Chúng là gỗ trắc bá diệp, được lấy từ một khu rừng thiêng xung quanh hai đền và sau đó sẽ được dùng cho việc xây dựng. Khoảng 10.000 cây trắc bá diệp sẽ được khai thác để xây mới, trong số đó, một vài cây đã hơn 200 năm tuổi. Ảnh: BBC.
Video đang HOT
Chi phí xây dựng lại rất lớn, có thể lên đến 0,5 tỷ USD mỗi đền, được lấy từ ngân sách quốc gia và ủng hộ tư nhân từ doanh nghiệp, thành viên hoàng gia… Quá trình xây lại kéo dài ít nhất 8 năm. Ảnh: AllaboutJapan.
Truyền thống này khởi nguồn từ những ngôi nhà kiểu cổ – xây trên nền cao, với khung gỗ và mái lợp – cần được phá dỡ và xây dựng mỗi 20-30 năm để đảm bảo an toàn. Điều này dần trở thành phong tục, từ đó hình thành nghi thức xây lại đền Ise. Ảnh: JWA.
Những ngôi chùa đẹp nổi tiếng ở An Giang
An Giang nổi tiếng là "vùng đất thiêng" với những ngôi chùa đẹp và linh thiêng như Chùa Hang, Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Kim Tiên...
Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ. Ảnh: Dealtoday
Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở An Giang nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Nơi đây được khách thập phương ghé thăm không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn vì sự linh thiêng.
Ngôi chùa được xây dựng theo kiểu chữ "Quốc" với phần mái 4 tầng xếp lớp từ lớn đến nhỏ tựa như bông sen nở hoa. Bên trong thờ Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam. Được biết, bức tượng này thuộc loại tượng thần Vishnu đúc bằng đá son, có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 6.
Chùa Hang (Phước Điền Tự)
Chùa Hang. Ảnh: Thám hiểm Mekong
Chùa Hang còn được biết đến với tên gọi là Phước Điền Tự. Được xây dựng cách đây hơn 100 năm, nơi này là một trong những ngôi chùa lâu đời, cổ kính nhất ở Nam Bộ, gắn liền với câu chuyện đôi mãng xà hung dữ nhưng do ngày đêm được nghe tiếng tụng kinh gõ mõ nên dần hướng thiện.
Chùa Hang được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm của núi non hùng vĩ, phía dưới là những cánh đồng rộng lớn, bao la. Đến nơi đây, bạn như được trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, để hòa mình vào không gian yên ả trong lành.
Chùa có am thờ tượng Phật Di Lạc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và 4 vị hộ pháp đứng nhìn về phía chân núi. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp được chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi.
Chùa Kim Tiên
Chùa Kim Tiên. Ảnh: Thám hiểm Mekong
Tọa lạc tại xã An Phú, thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên, An Giang; chùa Kim Tiên gây ấn tượng bởi vẻ bề thế, uy nghiêm. Đặc biệt, bức tượng Phật A Di Đà sừng sững cao đến 24 mét tọa trên nóc chùa khiến du khách không khỏi choáng ngợp khi ghé thăm.
Từ chùa Kim Tiên, bạn cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh núi rừng xanh tươi An Giang bao quanh, cảm nhận được sự thư thái. Bên cạnh đó, chùa còn đãi cơm chay, nước cho người dân miễn phí sau khi chiêm bái.
Chùa Tây An
Chùa Tây An tọa lạc dưới chân núi Sam, được xây dựng từ thế kỷ 19 dưới thời vua Thiệu Trị và qua thời gian đã được tu sửa nhiều lần. Đây là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có kiến trúc pha trộn giữa phong cách Ấn Độ và cổ tự truyền thống của nước ta. Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.
Chùa Tây An theo phái Đại thừa, hiện lưu giữ hơn 11.270 bức tượng lớn nhỏ. Đa số những bức tượng này đều được làm bằng danh mộc, chạm trổ rất công phu, không chỉ thể hiện giá trị văn hóa mà còn lưu giữ nghệ thuật điêu khắc Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 19.
Chùa Huỳnh Đạo
Chùa Huỳnh Đạo. Ảnh: Thám hiểm Mekong
Chùa Huỳnh Đạo là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở An Giang. Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 3.000 m2, không gian thoáng, nhiều cây cối, ngôi chùa mang đến cảm giác thư thái, thanh tịnh.
Đặc biệt, hồ sen phía trước là điểm chụp ảnh thu hút du khách. Giữa hồ là điện thờ Phật Di Lặc có phần mái thiết kế hình 9 con rồng biểu tượng cho Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, khuôn viên của chùa còn có Tượng Phật bà Quan âm trên đài sen và hơn 50 bức tượng Phật bằng đá trắng.
Chùa Lầu (Phước Lâm Tự)
Chùa Lầu. Ảnh: Di sản Tràng An
Chùa Lầu hay Phước Lâm Tự Được đang là điểm đếm thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ. Ngôi chùa được xây dựng theo hơi hướng Nhật Bản, với tông màu gạch đỏ là chủ đạo, những thanh lan can xếp chồng lên nhau, mái ngói xanh cong vút, vì thế khi chụp ảnh nhìn lung linh như đang ở xứ Phù Tang.
Ngoài ra, điểm nhấn của chùa Lầu còn là chiếc cầu treo bắc lơ lửng trên cao. Đứng trên cầu, du khách có thể nhìn ngắm những hàng cây thốt nốt, những cánh đồng xanh mướt...
Chùa Pà Tạ
Chùa Pà Tạ. Ảnh: Thám hiểm Mekong
Chùa Pà Tạ được xây theo kiến trúc Khmer đặc trưng, nằm trên đồi Tà Pạ - Tri Tôn, An Giang. Chùa không được xây trên nền đất bằng phẳng mà được xây trên những cột chống đỡ vững chắc cao hàng chục mét. Vì thế, khi nhìn từ xa ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa rừng núi hoang sơ.
Chùa Pà Tạ có lối kiến trúc Khmer đặc trưng, rất đồ sộ, uy nghi. Nơi đây được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No... vô cùng độc đáo.
Đứng từ chùa Pà Tạ, bạn còn có thể ngắm toàn bộ cảnh quan thị trấn Tri Tôn, các ngọn núi như Núi Cô Tô, Núi Cấm, Núi Dài và những cánh đồng xanh tươi bất tận.
Ngôi đền 363 tuổi ở Nhật nổi tiếng với cổng bằng sứ trắng Đền Tozan nằm ở thị trấn Arita - nơi sản sinh ra đồ sứ Nhật Bản, là một địa điểm tham quan thú vị dành cho những người đam mê đồ gốm sứ. Arita là một thị trấn cổ kính tại tỉnh Saga, đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Đây là nơi đầu tiên sản sinh ra đồ...