Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo
Trên đỉnh Phạm Tịnh Sơn ( Fanjingshan) thuộc dãy núi Vũ Lăng, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) có hai ngôi đền nhỏ được xây dựng trên đỉnh một chóp đá chẻ đôi có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ).
Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở đó hơn 500 năm, từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ.
Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni – tượng trưng cho hiện tại, ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, đại diện cho tương lai.
Điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương hút khách bậc nhất chính là bí mật về quá trình xây dựng. Đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách vận chuyển vật liệu lên núi đá dựng đứng này.
Quần thể tâm linh trên dãy núi bên dưới đỉnh Phạm Tịnh. Ngày nay, đền đôi được trùng tu, gia cố bằng các vật liệu chắc chắn hơn để chống lại sức gió mạnh, môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, công trình mà du khách thấy ngày nay vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.
Video đang HOT
Để đến được chốn thiên đường này, trước tiên du khách phải leo hơn 8.000 bậc thang để đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi bộ qua cầu để tới thăm công trình còn lại ở phía bắc – như hành trình từ hiện tại tới tương lai.
Khi leo lên hàng nghìn bậc theo các vách đá, du khách có thể chiêm ngưỡng những dòng chữ cổ có từ triều nhà Minh – Thanh, chứng minh đây là điểm hành hương linh thiêng từ rất lâu.
Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến địa điểm kỳ diệu này để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Fanjingshan. Nơi đây là nhà của hơn 2.000 loài thực vật và hàng trăm động vật quý hiếm.
Hàng trăm triệu năm trước, núi Phạm Tịnh từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương. Những cảnh quan tuyệt đẹp như vách đá dốc đứng, thung lũng sâu và thác nước hình thành từ 1 đến 1,4 tỷ năm trước còn tồn tại nguyên vẹn đến nay. Toàn bộ dãy núi Phạm Tịnh là một trong năm ngọn núi thiêng trong Phật giáo, được người dân Trung Quốc coi là bồ đề của Phật Di Lặc. Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy núi là nơi có nhiều chùa Phật giáo xây từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn đều bị phá hủy trong thế kỷ 16, ngày nay còn lại ít nhất 50 ngôi chùa. Phạm Tịnh Sơn được công nhận là Di sản Thiên nhiên của UNESCO vào năm 2018.
5 ngôi đền, chùa tọa lạc ở nơi cực kỳ nguy hiểm vẫn tấp nập du khách
Những ngôi đền này đều nằm ở nơi nguy hiểm, xung quanh là vực sâu nhưng vẫn có rất nhiều người lặn lội đường xa tìm đến.
1. Đền Jinding Guanyin, Thiểm Tây
Núi Tayun ở huyện Trấn An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nó nổi tiếng là ngọn núi có nhiều cảnh đẹp, khung cảnh kỳ vĩ, nên thơ nhưng không kém phần nguy hiểm. Ở trên núi có một ngôi đền Đạo giáo có từ thời Tần Chu, có 3 gian chính nằm sát vách đá.
Ngôi đền này được xây dựng rất công phu, có 4 quả chuông bên trong, mỗi lần đánh sẽ vọng tiếng chuông ngân nga khắp nơi. Nhiều người tìm đến đây để chiêm ngưỡng công trình thế kỷ đồng thời cầu nguyện vì nơi này rất linh thiêng.
2. 2 ngôi chùa trên núi Fanjingshan, Quý Châu
Đây là 2 ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng, nằm trên núi Fanjing - nơi có vách đá cao vút được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới vào năm 2018. Ngôi chùa tọa lạc ở độ cao 2.336m so với mực nước biển, thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp trên không trung.
2 ngôi chùa này là chùa Phật Tích và chùa Di Lặc, thờ cúng 2 vị thần của hiện tại và tương lai, được xây dựng vào thời nhà Minh cách đây 500 năm trước và giữ nguyên được nguyên bản cho tới ngày nay. Có một cây cầu nối 2 ngôi chùa với nhau, bên dưới là vực sâu hun hút. Để leo lên được ngôi chùa này, mọi người phải vượt qua hàng nghìn bậc thang thẳng đứng bám vào vách đá.
3. Chùa Hương Tự, Thiểm Tây
Chùa Xianglu (Hương Tự) nằm trên vách đá Xianglu cao 200m, phía đông thành phố Gia Hưng, cách sông Hoàng Hà bên dưới không xa. Để đến được chùa này chỉ có thể băng qua một con đường hẹp. Phía trước chùa có một tảng đá khổng lồ có đường kính 5m, cao hơn 20m.
Nơi này được biết đến là 1 trong 8 danh thắng nổi tiếng ở Gia Hưng. Bên trong chùa lúc nào cũng nghi ngút hương khói, đứng từ bên ngoài nhìn xuống vách đá hiểm trở và nước sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy là một cách tượng vô cùng ngoạn mục.
4. Chùa Huyền Không, Sơn Tây
Huyền Không Tự hay còn được gọi là Tu viện Treo, được xây dựng khắc vào trong vách núi thẳng đứng, bên dưới chống bởi những cột gỗ. Ngôi chùa này có lịch sử 1.500 năm, được xây dựng vào thời Bắc Ngụy, các tòa nhà mới nhất có từ thời nhà Minh và nhà Thanh.
Toàn bộ ngôi chùa được xây vào vách núi, có tổng cộng 27 thanh xà bằng gỗ để chống đỡ nên thoạt nhìn nó như được treo trên không. Ước tính có 40 gian bên trong ngôi chùa, đều làm hoàn toàn bằng gỗ, các gian nối với nhau bằng hành lang và ván.
5. Chùa Tư Châu, Tây Tạng
Ngôi chùa này nằm ở độ cao 5km so với mặt đất, được xây dựng cách đây 3.000 năm trên một vách đá hiểm trở. Quy mô của ngôi đền này rất lớn và công phu nên du khách đến đây đều rất ngạc nhiên khi cách đây 3.000 năm, cuộc sống người dân nơi đây khá lạc hậu nhưng đã có thể xây dựng nên một trong trình mang tính tầm vóc đến vậy, đó thực sự là một điều phi thường.
Chùa Tư Châu không chỉ là một công trình để đời mà nó còn thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng của người dân xung quanh. Vì ngôi đền tọa lạc ở trên cao nên nó khiến người ta có cảm giác cô độc. Dẫu đến được đây không hề dễ dàng nhưng điều đó vẫn không ngăn cản nhiều người tìm đến.
Ngôi đền Nhật cứ 20 năm được dỡ ra xây lại một lần Khu đền Ise Grand có một điểm thú vị ít người biết: hai tòa nhà chính của ngôi đền được dỡ ra dựng lại hoàn toàn sau hai thập kỷ. Còn được gọi là Ise Jingu, đền Ise Grand nằm ở thành phố Ise của Nhật Bản. Đây là một trong những nơi linh thiêng và quan trọng nhất của Thần đạo. Khu...