Ngôi chùa ở An Giang như ‘lơ lửng trên cao’, khách leo 240 bậc đến chiêm bái
Nhờ những chiếc cột khổng lồ được thiết kế chắc chắn làm nhiệm vụ nâng đỡ, ngôi chùa đẹp lạ ở Tri Tôn (An Giang) nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.
Chùa Tà Pạ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở huyện Tri Tôn bởi tọa lạc ở nơi “bồng lai tiên cảnh”, nằm giữa lưng chừng trời. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt
Nằm cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 44km, chùa Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là địa điểm du lịch tâm linh có tiếng ở địa phương, thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ kiến trúc “độc nhất vô nhị”.
Chùa Tà Pạ được xây dựng từ năm 1999 với tổng diện tích gần 4.000m2. Ban đầu, chùa làm bằng cây, lợp tranh, sau đó trải qua 4 lần trùng tu, sửa chữa. Cuối năm 2019, chùa có diện mạo khang trang hơn, được nhiều du khách biết đến.
Chùa Tà Pạ mang đầy đủ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo Khmer, kết hợp hài hòa với màu sắc hiện đại. Ảnh: Yến Thi
Chùa Tà Pạ có kiến trúc đậm nét văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer với phần mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ.
Không gian trong chùa được đắp nối nhiều tranh tượng, phù điêu có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mang tính nghệ thuật cao.
Chùa được xây dựng trên những trụ bê tông cao. Ảnh: Hoàng Dũng
Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Tà Pạ là chính điện được xây dựng bên sườn núi, nâng đỡ bởi 120 cột xi măng kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.
Nhờ những chiếc cột khổng lồ này mà ngôi chùa nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.
Video đang HOT
Tại khu vực chính điện, những hình ảnh liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, đời sống sinh hoạt mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng Khmer cũng được khắc họa một cách chân thật, sống động.
Để lên được chùa Tà Pạ, du khách phải leo 240 bậc thang. Ảnh: Hoàng Dũng
Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo, chùa Tà Pạ còn gây ấn tượng với du khách bởi cầu thang bộ dài khoảng 70m, rộng 15m, tương ứng với 240 bậc thang dẫn từ chân núi đến chính điện.
Nhờ thiết kế thú vị này mà việc chinh phục ngọn núi Tà Pạ và ngôi chùa cùng tên của du khách khi ghé thăm nơi đây trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.
Vì tọa lạc ở vị trí trên cao nên chùa Tà Pạ cũng có tầm nhìn mở rộng ra khung cảnh thiên nhiên đặc sắc phía trước. Đứng từ chính điện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn phong cảnh vùng đất Tri Tôn trù phú.
Nhất là vào mùa lúa, du khách tới đây không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp của những đồng lúa xanh bạt ngàn rồi chuyển sang màu vàng ươm, trĩu hạt. Khắp không gian thoang thoảng mùi lúa thơm, hòa vào hương đồng gió nội.
Nếu ghé thăm chùa Tà Pạ vào mùa nước nổi, du khách như chìm đắm vào vẻ đẹp của đồng nước mênh mông, xa xa là những vườn thốt nốt xanh mướt tươi tốt. Ảnh: Nguyễn Phú Vinh
Anh Nguyễn Quốc Đạt (nhiếp ảnh gia địa phương) cho biết, chùa Tà Pạ mở cửa vào các khung giờ hàng ngày và đón khách quanh năm.
Mỗi mùa, nơi đây lại mang nét đẹp riêng. Mùa mưa, cây cối xanh tốt, không gian mát mẻ. Còn mùa lúa chín, khung cảnh quanh chùa tràn ngập sắc vàng tươi.
Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm ở chùa Tà Pạ khiến du khách có cảm giác thư thái, “chữa lành” tâm hồn. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt
Anh Đạt gợi ý, nếu có dịp ghé thăm nơi đây, ngoài chiêm bái , vãn cảnh chùa, du khách có thể kết hợp check-in hồ Tà Pạ nằm ngay cạnh chùa – nơi được ví như “tuyệt tình cốc”, “hồ trên núi” ở An Giang.
Quanh hồ cũng có một số quán ăn uống và cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, chụp ảnh lấy ngay…, đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm.
Du khách có thể thuê trang phục và chụp ảnh kỷ niệm ở chùa Tà Pạ. Ảnh: Yến Yến
Trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng có vài địa điểm du lịch, phù hợp để du khách tới tham quan, check-in như: hồ Soài Chek, hồ Ô Tà Sóc, hồ Cô Tô, cổng trời…
Tới đây, du khách cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như gà đốt Ô Thum, bò leo núi, đu đủ đâm, ếch nướng…
Ngôi chùa hơn 300 năm tuổi trên mảnh đất cù lao Vĩnh Long
Chùa Tiên Châu ở Vĩnh Long - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia là địa điểm chiêm bái thu hút đông đảo người dân và du khách khi đến miền Tây Nam Bộ.
Tọa lạc trên cù lao An Bình, bên bờ tả ngạn sông Cổ Chiên (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), chùa Tiên Châu là địa điểm chiêm bái thu hút đông đảo người dân và du khách. Nơi đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ ngày 12/12/1994.
Theo truyền thuyết dân gian, vùng cù lao An Bình xưa kia hoang sơ, cây cối um tùm, dân cư thưa thớt. Vào những đêm trăng sáng, người dân tin rằng có tiên nữ giáng trần múa hát bên bãi sông, nên nơi đây được gọi là Tiên Sa, Tiên Châu hay Bích Trân. Nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt, ghe thuyền lưu thông dễ dàng, vùng đất này còn được gọi là Bát Tân - "đi bốn phương tám hướng".
Giữa thế kỷ 18, Hòa thượng Giác Nguyên từ Thừa Thiên Huế vào khai sơn, lập am tranh thờ Phật A Di Đà tại bãi Tiên, gọi là Am Bãi Tiên. Sau khi ông viên tịch, ni sư Diệu Thiện kế tục trụ trì và vận động xây dựng lại am thành chùa Bãi Tiên.
Tới thời Hòa thượng Đức Hội (pháp danh Tánh Minh), chùa được dựng lại bằng gỗ và đặt tên là Tiên Châu Di Đà. Đến năm 1899, ngôi chùa được trùng tu, lấy tên chính thức là Tiên Châu tự, tồn tại cho đến nay như một biểu tượng tâm linh hơn 300 năm tuổi của Vĩnh Long.
Từ trung tâm TP Vĩnh Long, du khách mất khoảng 15 phút ngồi phà qua sông Cổ Chiên, sau đó đi bộ khoảng 50m đã đến chùa Tiên Châu.
Nằm trong khuôn viên rộng hơn 11.000m2, với chiều dài 46m, rộng 20m, chùa được xây dựng theo hình chữ tam, bao gồm ba gian liền kề nhau là chánh điện, hậu tổ và hậu liêu.
Mặt tiền của Chánh điện là Tam Bảo, ngôi chính giữa là tượng Phật Thích Ca được điêu khắc từ gỗ, trong tư thế ngồi thiền cao hơn 1m, trên nóc có 5 tháp nhọn, giữa tháp là bảng chữ "Tiên Châu tự". Hai gian bên làm theo kiểu cổ lầu, trong tôn trí tượng Thiện Hữu và Ác Hữu, cũng có hoành phi, câu đối ca tụng.
Chính điện có không gian cổ kính với kiến trúc tinh xảo cùng với rất nhiều hiện vật, cổ vật. Tượng phật Di Đà cao hơn 1m được đặt trang nghiêm giữa tứ trụ. Dưới tượng Di Đà là bộ tượng Tam Thế, tượng Thích Ca tọa thiền, Thích Ca sơ sinh.
Đặc biệt, ở hai bên chánh điện treo cặp liễn đối được xem là "báu vật" gắn liền với ngôi chùa từ ngày đầu xây dựng.
Chuông chùa cổ hàng trăm năm được lưu giữ.
Ông Hồ Văn Pháp (85 tuổi) - người trông coi chùa cho biết, mỗi bức tượng, bức bích họa, câu đối, cổ vật trong chùa đều mang một ý nghĩa, bài học về đạo đức và lòng từ bi trong cuộc sống.
Ông Pháp cũng tiết lộ thêm, đều đặn ngày 17 (Âm lịch) hàng tháng chùa sẽ tổ chức khóa tu cho quý phật tử, du khách từ khắp nơi đổ về tu tập. Ngoài ra, chùa cũng thực hiện lễ bái phật vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng 7, tháng 10.
Chùa có tất cả 96 cột gỗ tròn được chạm trổ tinh xảo, thể hiện nghệ thuật điêu khắc đặc sắc của thế kỷ 18. Chính những chi tiết này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ kính, độc đáo.
Nổi bật bên ngoài khuôn viên chùa là tượng Phật Bà Quan âm uy nghi trên đài sen, rồng chầu tạo nên không gian yên tĩnh, thanh tịnh.
Với bề dày lịch sử và giá trị tâm linh sâu sắc, chùa Tiên Châu ngày nay không chỉ là chốn chiêm bái linh thiêng mà còn là điểm nhấn du lịch đặc sắc của Vĩnh Long.
Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật Trên hành trình du lịch Đà Nẵng mùa hè này, du khách sẽ được chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng, ngắm tranh sứ kỷ lục tại ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn và cùng hòa mình vào mùa pháo hoa rực rỡ, hứa hẹn đầy hấp dẫn. Thăm chùa Quán Thế Âm - nơi chiêm bái xá lợi Phật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tham quan, trải nghiệm các khu du lịch, vườn sinh thái

TP Hồ Chí Minh đón hơn 3,85 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Xu hướng xê dịch của du khách Việt và thị trường quốc tế 6 tháng đầu năm

Sau sáp nhập, Thái Nguyên phát triển tour vùng trà - chiến khu - hồ trên núi

Những điểm đến du khách quốc tế ưa thích nhất khi tới Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Tìm về Phố Bảng, miền đất thanh bình giữa núi rừng Tuyên Quang

Vì sao Việt Nam thu hút du khách quốc tế, đạt gần 11 triệu lượt trong 6 tháng?

"Viên ngọc ẩn" của Bồ Đào Nha đứng đầu

Lên lịch ngắm 'mùa vàng' tại Mường Bo, Lào Cai

Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới: Bài cuối: Trở thành điểm đến quốc tế hấp dẫn, tại sao không?

Đền Thái Vi - "Chứng nhân" lịch sử, văn hoá giữa núi rừng Tràng An

Cả nước đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
Có thể bạn quan tâm

Rầm rộ hint Kay Trần hẹn hò tiểu thư 7.000 tỷ?
Sao việt
00:19:08 09/07/2025
Sau 6 năm, đạo diễn Chung Chí Công tái xuất màn ảnh rộng với 'Cảm ơn người đã thức cùng tôi'
Hậu trường phim
00:01:07 09/07/2025
Bún mua về ăn đổi màu đỏ, Đà Nẵng xử lý ra sao?
Tin nổi bật
23:44:30 08/07/2025
Nga triển khai radar hiếm ở Crimea
Thế giới
23:43:00 08/07/2025
Đường Giai - Tuyết Ni: 56 năm như hình với bóng và kết thúc tang thương
Sao châu á
23:16:12 08/07/2025
Anne Hathaway hé lộ người bạn thân nhất ở Hollywood
Sao âu mỹ
22:54:17 08/07/2025
Con dâu NSƯT Kim Phương: Chồng bị lây tính nói nhiều từ tôi
Tv show
22:52:02 08/07/2025
Ca sĩ bolero Thu Hường từng được nhận xét là 'bản sao' Như Quỳnh giờ ra sao?
Nhạc việt
22:46:31 08/07/2025
Nam tài xế trẻ đột quỵ tại ghế lái sau khi vừa trả khách
Sức khỏe
22:18:02 08/07/2025
Dùng AI tạo ảnh bị CSGT phạt bên xe ô tô sang chảnh: Sống ảo, phạt thật!
Netizen
22:09:50 08/07/2025