Ngôi chùa nổi tiếng thời nhà Lý
Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý.
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xây dựng nên
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: “Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn đá…”
Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ “Phật” dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ…
Chùa Phật tích cũng là nơi được cho là địa điểm mà Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương trong một dịp đầu xuân khi mọi người nô nức xem hoa mẫu đơn.
Trong Ức Trai Thi Tập, Nguyễn Trãi có bài thơ vịnh cảnh chùa Phật Tích:
Đoản trạo hệ tà dương
Thông thông yết thượng phương
Vân quy thiền sáp lãnh
Hoa lạc giản lưu hương
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
Cá trung chân hữu ý
Video đang HOT
Dục ngữ hốt hoàn vương.
Đào Duy Anh dịch:
Bóng xế thuyền con buộc
Vội lên lễ Phật đài
Mây về giường sãi lạnh
Hoa rụng suối hương trôi
Chiều tối vượn kêu rộn
Núi quang, trúc bóng dài
Ở trong dường có ý
Muốn nói bỗng quên rồi.
Chùa Phật Tích thuộc xã Phật Tích, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước (trung tâm Dâu – Luy Lâu). Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, làng đổi tên là Phật Tích và dời cả lên trên sườn núi.
Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87 m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Đây là điểm nhấn độc đáo mà ai cũng nhớ đến khi nói về chùa Phật Tích.
Hiện nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu. Chùa Phật Tích Bắc Ninh có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3-5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc.
Chùa được kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc, bậc nền thứ nhất là sân chùa Phật Tích Bắc Ninh với vườn hoa mẫu đơn lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”. Bên phải là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).
Bậc nền thứ hai chùa Phật Tích Bắc Ninh là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.
Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Ngoài ra, chùa Phật Tích còn nổi tiếng với một công trình hết sức hoành tráng và hùng vĩ đó là bức tượng Phật A di đà cao 27m nằm trên đỉnh núi. Đây là phiên bản được lấy nguyên mẫu từ tượng Phật A di đà trong chùa, được xây dựng nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tượng được đánh giá là một trong những bức tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.
Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17. Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.
Đi lễ chùa dịp đầu năm những ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn dịp Tết Nguyên Đán 2022
Lễ chùa đầu năm là hoạt động mang tính văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt trong những ngày đầu năm.
Dưới đây, là gợi ý những ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn du khách có thể tham khảo cho chuyến du xuân, lễ chùa đầu năm của mình nhé.
Lễ chùa đầu năm: Chùa Ngọc Hoàng - điểm tâm linh đầu xuân
Lễ chùa đầu năm ở đâu? Chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1.
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn dịp Tết bạn không nên bỏ qua trong chuyến hành hương lễ chùa đầu năm nay. Đây là một trong những ngôi chùa không thể bỏ qua khi đi du lịch Sài Gòn dịp đầu năm.
Chùa được thiết kế theo kiến trúc của người Hoa, tương truyền trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng thờ thần hoàng của người Hoa. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm.
Ghé thăm ngôi chùa linh thiêng này bạn sẽ được chiêm ngưỡng hồ nước hoa sen, cùng khói tỏa nghi ngút khắp sân vườn. Đặc biệt, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con, du khách vãn cảnh chùa có thể phóng sinh rùa xuống hồ.
Lễ chùa đầu năm: Chùa Ngọc Hoàng - điểm tâm linh đầu xuân. Ảnh: thuvienhoasen
Lễ chùa đầu năm: Viếng chùa Giác Lâm đầu xuân
Địa chỉ: Số 118 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình.
Lễ chùa đầu năm đi chùa nào ở Sài Gòn? Chùa Giác Lâm một trong những điểm đến tâm linh của người dân Sài Thành vào dịp đầu năm mới. Với kiến trúc độc đáo, theo kiểu chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Cầu kỳ với chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái với bốn cột chính gọi là tứ trụ. Chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu nhất ở miền Nam.
Lễ chùa đầu năm: Viếng chùa Giác Lâm đầu xuân. Ảnh: dulichviet.
Với không gian rộng và yên tĩnh, chùa là nơi thích hợp để các phật tử, du khách hành hương trong dịp đầu năm mới. Ngoài ra, khi viếng thăm chùa Giác Lâm bạn còn được tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc... được lưu giữ tới nay.
Lễ chùa đầu năm: Chùa Vĩnh Nghiêm linh thiêng ở Sài Gòn
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3.
Ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn, phải kể tới chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được thiết kế theo kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa ngoài miền Bắc.
Nét độc đáo của ngôi chùa này tháp đá cao 14m với 7 tầng, được xây dựng và trạm trổ với những hoa văn, họa tiết theo phong cách văn hóa đời Lý Trần. Tọa lạc trên đường Nam Kì Khởi Nghĩa ở trung tâm thành phố, nên chùa trở thành điểm viếng đông du khách, hành hương trong dịp năm mới.
Lễ chùa đầu năm: Chùa Vĩnh Nghiêm linh thiêng ở Sài Gòn. Ảnh: chuaviet.
Lễ chùa đầu năm: Chùa Xá Lợi du xuân may mắn đầu năm
Địa chỉ: Góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3.
Chùa Xá Lợi là một ngôi chùa lớn và là một di tích cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3, trong một khuôn viên rộng 2.500 m. Tại tầng cao nhất có treo một đại hồng, chuông được đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ ở Huế nặng 2 tấn.
Với những tán me cổ kính, xanh mướt dọc hai bên lối vào chùa khiến cho không gian trở nên trầm mặc, huyền ảo. Chắc chắn đây sẽ trở thành điểm lễ chùa đầu năm cầu may mà bạn không nên bỏ qua ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn này.
Lễ chùa đầu năm: Chùa Xá Lợi du xuân may mắn đầu năm. Ảnh: chuaviet.
Lễ chùa đầu năm: Việt Nam Quốc Tự nổi tiếng ở Sài Gòn
Địa chỉ: 16B đường Ba tháng Hai, Quận 10.
Ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa trong lịch sử. Trong không gian thanh tịnh, cùng với những cây cổ thụ đổ bóng mát quanh năm, Việt Nam Quốc Tự đang trở thành điểm đến đông đảo của du khách và phật tử đến tham quan, chiêm bái đầu năm mới.
Lễ chùa đầu năm: Việt Nam Quốc Tự nổi tiếng ở Sài Gòn. Ảnh: chuasaigon.
Du lịch Sài Gòn dịp Tết, bạn hãy dành thời gian để viếng những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn dịp Tết này để cầu mong cho một năm mới với những điều may mắn, bình an bên gia đình, người thân và bạn bè của mình nhé
8 ngôi chùa nổi tiếng của xứ Chùa Vàng Đất nước Thái Lan nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng và kiến trúc độc đáo. Nếu có dịp tới xứ sở Chùa Vàng, bạn hãy dành thời gian tới chiêm bái những ngôi chùa dưới đây. 1. Wat Phra Kaew - Chùa Phật Ngọc Địa chỉ: Na Phra Lan, Phra Nakorn (bên trong Hoàng Cung Thái Lan) Chùa Phật Ngọc nằm...