Ngôi chùa nằm trong hang núi lửa độc nhất Việt Nam
Chùa Hang – ngôi chùa nằm trong hang núi lửa độc nhất Việt Nam là ngôi chùa có nhiều nét độc đáo hiếm thấy.
Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 – 1619), chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là ngôi chùa có nhiều nét độc đáo hiếm thấy.
Chùa được gọi là chùa Hang vì nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động nham thạch ở đảo Lý Sơn, được tạo ra từ hoạt động địa chất của núi Thới Lới – một núi lửa cổ xưa trong khu vực.
Chùa Hang được làm hai phần chính là sân chùa và chính điện, trong đó sân chùa được hang che phủ một phần, còn chính điện nằm hoàn toàn trong hang.
Lối vào chính điện.
Khu vực chính điện của chùa Hang có diện tích gần 500m2, trần hang cao trung bình 3m.
Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở vị trí trung tâm.
Ngoài ra còn các bàn thờ sư tổ Đạt Ma; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa và 7 vị tiền hiền làng An Hải của đảo Lý Sơn.
Video đang HOT
Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ tuổi đến hàng trăm năm.
Bãi biển trước chùa là địa điểm lý tưởng để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đặc trưng của đảo Lý Sơn với những ghềnh đá nham thạch nhấp nhô trên mặt nước biển trong vắt và các vách đá dựng đứng của núi Thới Lới.
Chùa Hang là một thắng cảnh không thể không ghé thăm của du khách mỗi khi đến đảo Lý Sơn.
Theo_Kiến Thức
Vượt biển động ra đảo nghỉ Tết
Trong 3 ngày (1-3/1/2015), bất chấp thời tiết gió cấp 5, cấp 6, biển động mạnh, khoảng 1.500 lượt du khách vẫn đổ xô ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nghỉ Tết dương lịch 2015.
Thông qua các kênh truyền thông, khách du lịch trong và ngoài nước biết đến đảo Lý Sơn với nhiều cảnh đẹp, di tích văn hóa lịch sử và hải sản tươi nằm giữa đại dương mênh mông.
Bất chấp thời tiết phức tạp, du khách vẫn chọn Lý Sơn là địa điểm vui chơi trong dịp Tết dương lịch.
Đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2, với mật độ dân số khoảng 22.000 nhân khẩu, người dân mưu sinh chính nhờ nghề biển (đánh bắt hải sản) và nông nghiệp (hành, tỏi, dưa hấu, bắp,...). Thừa hưởng từ thiên nhiên, người dân Lý Sơn sở hữu các cảnh đẹp như chùa Hang, chùa Đục, núi Thới Lới và đảo Bé hoang sơ. Về di tích văn hóa lịch sử, đảo Lý Sơn được biết đến với văn hóa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, bảo tàng và tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Đình Âm linh tự,...
Chùa Hang là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia, còn mang ý nghĩa linh thiêng thờ Phật, Quan thánh và Thập nhị Diêm Vương.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là tài sản vô giá của người dân Lý Sơn.
Cảnh đẹp Lý Sơn nhìn từ trên núi Thới Lới.
Góc khung cảnh ở chùa Hang nằm sát mặt biển.
Anh Hoàng Thái Bình (Hà Nội) cho biết: "Kỳ nghỉ Tết dương lịch năm nay kéo dài 4 ngày, do đó gia đình tôi quyết định đi chơi ở đảo Lý Sơn. Lúc đầu nghe trời mưa, biển động nhưng cơ quan chức năng cho tàu cao tốc đi được nên gia đình tôi vẫn thực hiện theo kế hoạch".
Theo quy định, tuyến vận tải tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn) đi Lý Sơn và ngược lại bị cấm lưu thông khi thời tiết gió cấp 7. Tuy nhiên, trong 3 ngày qua, thời tiết có gió cấp 5, cấp 6 và biển động, nhiều du khách bất chấp nguy hiểm để được đi ra đảo Lý Sơn tham quan.
Nhiều du khách nước ngoài thích đọc sách trước tượng Phật quan âm ở chùa Hang.
Ông Đặng Quang Sơn - Giám đốc Ban quản lý cảng Sa Kỳ - thống kê, từ ngày 1/1 đến nay, mỗi ngày có từ 2 đến 3 tàu đưa khách từ cảng Sa Kỳ ra Lý Sơn đi du lịch, số lượng khách ước khoảng 1.500 lượt người đến từ Hà Nội, Cần Thơ, TPHCM,... và du khách các nước Pháp, Nga, Mỹ...
Hồng Long
Theo Dantri
Rằm tháng 7, dân "đổ" về ngôi chùa lớn nhất Nha Trang cầu phúc Tối 9/8 (nhằm ngày 14/7 âm lịch), người dân thành phố biển Nha Trang đã nô nức "đổ" về chùa Long Sơn, ngôi chùa lớn nhất thành phố để cầu phúc. Nghi thức bông hồng cài áo cũng đã được tổ chức, nhằm thể hiện đạo hiếu của mỗi người đối với bậc sinh thành. Từ rất sớm, người dân đã đổ về...