Ngôi chùa mang kiến trúc Ấn Độ, có hàng trăm pho tượng ở Hậu Giang
Với khoảng 145 pho tượng Phật, La Hán được trưng bày, Già Lam cổ tự tọa lạc tại ấp Xẻo Vong C, xã Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang được xem là ngôi chùa có nhiều tượng nhất ở miền Tây.
Già Lam cổ tự được xây dựng vào năm 1940, do Hòa thượng Thích Huệ Đức sáng lập, là một quần thể kiến trúc theo kiểu Ấn Độ độc đáo.
Chùa theo hệ phái Bắc Tông, ngoài thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chùa còn thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, La Hán, các thần thần linh, đặc biệt là thờ Quan Thánh Đế – tức Quan Công.
Lúc mới đầu, chùa có tên Quan Thánh Đế, đến năm 1970 thì đổi thành Già Lam cổ tự. Từ năm 1988 đến nay, chùa do Hòa thượng Thích Huệ Sanh trụ trì.
…khuôn viên có những pho tượng màu sắc sặc sỡ.
Video đang HOT
Hàng chục năm qua, trước sân chùa được đặt tượng ngựa Xích Thố, uy nghiêm, sừng sững. Tương truyền, khi chùa xây xong, Quan Thánh Đế nhiều lần hiển linh độ trì ban phúc lộc giúp người dân sống an lành. Trong một lần hiển linh, Ngài phán “Nếu có ai cúng dường một con ngựa thì gia đình người đó sẽ được độ trì 3 đời”. Đầu năm 1964, một phụ nữ từ phương xa mang một triệu đồng (lúc bấy giờ trị giá khoảng 50 lượng vàng) đến cúng dường với mong ước làm kinh phí đúc tượng ngựa Xích Thố cho Quan Công.
Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật thuyết pháp.
Dù không có quá trình xây dựng lâu đời như nhiều ngôi chùa cổ, nhưng Già Lam cổ tự mang nét độc đáo riêng. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều bức tượng độc đáo, công phu cùng nhiều hạng mục điêu khắc tinh xảo, trong không gian thanh tịnh và thư thái.
Ngắm ngôi chùa độc đáo nhất Gia Lai
Chùa Minh Thành ở trung tâm TP. Pleiku (Gia Lai) với kiến trúc độc đáo đã trở thành nơi lui tới thường xuyên của phật tử và điểm check-in của du khách mỗi khi đến Tây Nguyên.
Gia Lai, không chỉ đẹp bởi khung cảnh rừng núi hùng vĩ, những nhịp cồng chiêng mà nơi đây còn có những địa danh nổi tiếng với kiến trúc lạ mắt.
Chùa Minh Thành ở trung tâm TP Pleiku, tỉnh Gia Lai không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các tín đồ Phật giáo mà còn trở thành một trong những điểm check-in nổi tiếng tại khu vực Tây Nguyên.
Chùa Minh Thành tọa lạc ở đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, phố núi Pleiku. Nhìn từ trên cao ngôi chùa nổi bật bởi tòa tháp xá lợi. Ảnh: Thịnh Ido
Điều khiến quần thể chùa Minh Thành trở thành địa điểm du lịch được nhiều dân phượt chọn làm nơi để lại những bức ảnh lưu niệm của mình khi tới Gia Lai đó chính là nhờ lối kiến trúc cực giống các ngôi đền, chùa tại Nhật Bản, với những mái chóp uốn cong điển hình.
Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo với diện tích khoảng 2ha là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng. Từ những nền tảng kiến trúc cổ phật giáo vốn dĩ có từ ngàn xưa cha ông ta để lại cùng sự giao thoa kiến trúc thiền tông đến từ các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan...
Năm 1997, chùa Minh Thành được tái thiết và phục dựng mang đến một quần thể kiến trúc nhu hòa nhưng rất trang nghiêm thể hiện tính cởi mở, nhẹ nhàng và hòa vào thiên nhiên của nền văn hóa Á Đông.
Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện có 36 ngôi chùa, tịnh xá. Diện mạo các cơ sở tâm linh của Phật giáo từng bước được xây dựng khang trang, tạo nên bức tranh phong phú, đa dạng của kiến trúc tôn giáo ở phố núi Pleiku.
Bên cạnh kiến trúc đặc biệt, điểm du lịch tâm linh chùa Minh Thành được bao bọc bởi không gian xanh được thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và hồ nước tiểu cảnh tạo ra sự hài hòa, thoáng đãng, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét thanh tịnh của chốn cửa phật tôn nghiêm.
Phía bên trong khuôn viên là tượng Phật Di Đà uy nghiêm. Chính điện chùa cao tới 16m, được làm bằng gỗ pơ mu rất bền và chắc. Sân chùa được trang trí bằng những tiểu cảnh, hồ nước, cây xanh tạo nên một bức tranh hài hòa, tươi mát.
Từ xa, du khách đã có thể chiêm ngưỡng bảo tháp xá Lợi cao tầng với màu sắc nổi bật. Ngôi tháp này cũng là ngôi bảo tháp độc đáo nhất Việt Nam được thiết kế vô cùng ấn tượng mang sắc màu sa chu, là màu tôn kính dùng trong nhà phật. Nơi đây còn lưu giữ 10.000 bộ kinh phật quý giá.
Là chốn an yên đưa con người tránh xa những ồn ào, náo nhiệt chốn nhân gian, chùa Minh Thành còn mang ý nghĩa gìn giữ những giá trị văn hóa quý giá, những nền tảng kiến trúc từ thuở ngàn xưa.
Mỗi khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn trang trí trên mái của ngôi chùa hắt xuống tạo nên vẻ đẹp hiếm có.
Đến di sản Ramappa tìm hiểu kiến trúc 'đền chống lũ' của người Ấn Độ Đền thờ Ramappa, bang Telangana, Ấn Độ - nơi thờ Thần Shiva có kiến trúc độc đáo nhằm bảo vệ công trình khỏi các trận lũ. Đền Kakatiya Rudreshwara là một Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh năm 2019. Từ trung tâm thành phố Hyderabad, thủ phủ của bang Telangana, miền Nam Ấn Độ, du khách di chuyển quãng đường 209km...