Ngôi chùa Khmer gây tò mò về câu chuyện lợn 5 móng
Chùa Dơi là điểm du lịch nổi tiếng với kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc, khách đến đây còn được nghe kể về loài lợn 5 móng kỳ lạ.
Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa lâu năm nhất tại tỉnh Sóc Trăng, có tuổi đời hơn 400 năm. Chùa có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup. Người Kinh và người Hoa đọc Mahatup thành “Mã tộc”, nên chùa còn có tên gọi là chùa Mã Tộc.
Từ nhiều năm nay, chùa thu hút du khách thập phương nhờ kiến trúc độc đáo và cảnh tượng hàng nghìn con dơi quạ, dơi ngựa treo lủng lẳng trên những cành cây trong vườn chùa. Ngoài ra, chùa còn gây tò mò cho du khách về câu chuyện những chú lợn 5 móng từng được nuôi và chôn cất tại đây.
Chùa Dơi có nhiều cây sao và hàng dầu cổ thụ, mang đến cảnh quan thanh tịnh, xanh mát.
Các sư trong chùa Dơi kể rằng loài lợn bình thường chỉ có 4 móng, nhưng đối với lợn 5 móng, người Nam Bộ không dám nuôi, không dám bán hay xẻ thịt. Họ tin rằng lợn 5 móng là “cốt tinh”, người hóa kiếp lợn, gia đình nào nuôi phải lợn này sẽ gặp bất hạnh vì bị quấy phá. Vì vậy nhà nào có lợn 5 móng sẽ gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc, nghe kinh Phật tu hành để xóa tội lỗi.
Con lợn 5 móng được chùa nuôi đầu tiên cách đây hơn 30 năm do người dân trong vùng mang đến, lợn được thả rông trong chùa, các sư thầy ăn gì thì sẽ cho lợn ăn như vậy, có khi chúng ra ngoài kiếm ăn và sau đó tự tìm đường quay về chùa. Lợn được chăm sóc đến khi chết rồi hỏa táng và làm mộ chôn. Hiện những ngôi mộ của lợn 5 móng vẫn còn phía sau chùa, khiến khách đến tham quan không khỏi tò mò.
Về sau, chùa Dơi không nhận nuôi lợn 5 móng do không có chỗ đỗ phân, còn thả rông thì lợn quậy phá làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan chùa. Chính quyền địa phương cũng đã phối hợp đem lợn 5 móng đến nuôi ở nơi khác. Dù vậy, câu chuyện truyền tai về loài lợn 5 móng hàng chục năm qua càng tăng thêm sự bí ẩn cho ngôi chùa trăm tuổi này.
Hàng nghìn chú dơi vắt vẻo trên cành là một trong những nét đặc trưng của chùa Dơi.
Video đang HOT
Chùa Dơi có cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, môi trường sống hoang dã của loài dơi hòa quyện với công trình kiến trúc tôn giáo Khmer tinh tế, trang nghiêm, khiến nơi này có nét đẹp chuyên biệt và độc đáo. Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức nước thốt nốt, vú sữa tím và chọn mua các mặt hàng đặc sản của người Khmer được bán trước cổng hoặc dọc lối vào chùa.
Đường đến chùa Dơi thuận tiện di chuyển, từ trung tâm TP Sóc Trăng, du khách đi đường Lê Hồng Phong, gần 2 km gặp cổng chào Khu du lịch chùa Dơi và rẽ phải đường Văn Ngọc Chính, phường 3, đi thêm một đoạn là tới.
Bên trong ngôi chùa có hàng nghìn con dơi
Khung cảnh và nhịp sống đời thường tại chùa Dơi mang vẻ đẹp riêng trong mùa nắng lạnh cuối năm.
Chùa Dơi là điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng, có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup. Người Kinh và người Hoa đọc trại Mahatup thành "Mã tộc", nên chùa còn có tên gọc là chùa Mã Tộc.
Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, du khách đi đường Lê Hồng Phong, gần 2 km gặp cổng chào Khu du lịch chùa Dơi và rẽ phải đường Văn Ngọc Chính, phường 3, đi thêm một đoạn là tới.
Kiến trúc chùa Dơi bao gồm ngôi chính điện, Sala, nhà tăng, phòng khách, hồ cá, các tháp để tro cốt, được bố trí hài hòa trong khuôn viên có diện tích trên 3 ha.
Xung quanh khu vực từ cổng lớn dẫn lối vào chính điện trồng nhiều cây sao và dầu cổ thụ, mang đến không gian xanh cho ngôi chùa.
Theo thư tịch cổ của chùa Dơi còn lưu giữ, chùa được dựng từ năm 1569, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây bằng gỗ, lợp lá dừa nước, trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1960, ngôi chính điện được trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố.
Vị sư đang quét sân chùa, một nếp sinh hoạt thường ngày vào 6 giờ sáng của các sư đang tu học tại đây. Phía sau khuôn viên chùa là một hồ nước kè bằng đá nuôi các loài cá khác nhau, tạo cảm giác yên lành, thanh tịnh. Đứng trên bờ chỉ cần vỗ tay, cá dưới hồ ngoi lên và tranh nhau đớp mồi khi khách tham quan thả thức ăn xuống.
Một trong những nét kiến trúc Khmer độc đáo du khách nhận thấy là nụ cười huyền bí của những bức tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực, đắp trên hành lang bao quanh gian chính điện. Ngoài ra, có nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo.
Phật tử cầu nguyện trước lúc làm lễ dâng cơm ngày rằm (theo lịch của người Khmer) lên Đức Phật cùng sư sãi, nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình và người trong khóm, ấp. Khu vực họ đang thực hiện nghi lễ dâng cơm là Sala chùa đang được cải tạo, sửa chữa trong tháng 11-12/2020.
Trẻ em theo người lớn đi dâng cơm đang tò mò xem bức bích họa về Đức Phật tại khu vực Sala chùa đang sửa chữa.
Ngoài gian chính điện, trong khuôn viên chùa còn có nhiều bảo tháp chứa di hài, nơi thờ cúng các nhà sư quá cố.
Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được chiêm ngưỡng cảnh hàng trăm con dơi treo mình lủng lẳng như trái cây trên cành lá, đặc biệt là chúng chỉ đậu trên những tán cây trong chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Sư Trịnh Minh Cần, đang tu học tại chùa, cho biết loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1 - 1,5 m và trọng lượng 0,5 - 1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3 - 4 h sáng hôm sau. Số lượng dơi hiện nay đã giảm nhiều do bị săn bắt khi chúng bay đi kiếm ăn.
Trong thời gian tham quan chùa Dơi, có dịp du khách cùng các sư đi khất thực trên những con hẻm nhỏ trong xóm, ấp và nhịp sống của bà con Khmer quanh chùa mang đến trải nghiệm thú vị.
Sức hút của chùa Dơi chính là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, một quần thể kiến trúc tôn giáo Khmer hòa quyện với môi trường sống của loài dơi hoang dã.
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức nước thốt nốt, vú sữa tím và chọn mua các mặt hàng đặc sản của người Khmer như mắm, chao hay khô cá lóc được bán trước cổng hay dọc lối vào chùa.
Check in chùa Cọc An Giang chiêm ngưỡng kiến trúc chùa vàng Khmer Nam Bộ tuyệt đẹp Nếu có dịp du lịch Tịnh Biên, bạn đừng bỏ qua cơ hội viếng chùa Cọc An Giang - công trình kiến trúc tôn giáo mang đậm phong cách Khmer với những chóp nhọn cùng tông vàng rực rỡ đặc trưng. Tây Nam Bộ nói chung và vùng An Giang nói riêng còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Mỗi nơi du...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rủ nhau check in hoa gạo Hà Giang: "Những đốm lửa đỏ rực gọi hè bắt đầu vươn mình trên cao nguyên đá"

Người trẻ nói về 5 điểm rất thích ở đảo Phú Quý: "Nếu được chọn một nơi để sống thời gian dài, mình chắc chắn chọn đảo Phú Quý"

Hoa gạo tháng 3 'thắp lửa' một góc trời Hà Nội

Thành phố Lai Châu rực rỡ hoa ban

Đền Ngọc Sơn: Viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến

Vẻ đẹp khác lạ ở Măng Đen khi rừng chuyển mùa

'Hồ vô cực' giữa suối ở Ninh Thuận hút khách

Chiêm ngưỡng những hòn đảo tuyệt đẹp nơi mặt trời không lặn trong 4 tháng

Hành trình về nguồn: Khám phá Dinh Độc Lập nhân dịp 50 năm thống nhất

Hang Sơn Đoòng lọt top 9 điểm đến 'như lạc vào hành tinh khác'

Du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm: Lịch trình 'xanh mát' với show pháo hoa cực đỉnh và bãi biển mới toanh hè này

Lịch sử tỉnh Hà Giang - Vùng đất địa đầu Tổ quốc
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội hữu nghị Uzbekistan - Việt Nam kỳ vọng quan hệ song phương phát triển
Thế giới
19:14:33 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
18:13:06 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
18:06:33 01/04/2025
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
18:03:32 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025