Ngôi chùa có hơn 100 pho tượng đất cổ
Trải qua hàng trăm năm và chịu nhiều trận lụt, chìm sâu trong nước nhưng những pho tượng Phật, La hán… bằng đất tại chùa Nôm (Hưng Yên) vẫn còn nguyên vẹn.
Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc. Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng.
Chùa được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu quý từ thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa.
Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796), chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang. Nơi đây lưu giữ 122 pho tượng đất cổ. Đại đức Thích Đồng Huệ, trụ trì của chùa cho biết, thực tế, các bức tượng này đã được người dân trong làng đóng góp tu sửa sơn lại mới vào năm 1997 trước khi thầy về đây làm việc một năm.
Hơn 100 bức tượng gồm có Tam thánh, Tam thế, A Di Đà, Phật bà, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán….
Nhiều nhất là các tượng Phật kích thước nhỏ xíu ngự trên các vách đất, hang đá của dãy núi nhân tạo giữa khuôn viên chùa.
Video đang HOT
Các trận lụt năm 1971, 1986 nhấn chìm nhiều nơi ở miền Bắc, trong đó có làng Nôm. Các pho tượng đất nơi đây vài lần bị ngâm lâu ngày nhưng vẫn nguyên vẹn mà không bị ảnh hưởng nhiều.
Các pho tượng đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế gầy, béo, hiền lành, dữ tợn…với nhiều kích cỡ khác nhau.
Các pho tượng có sức biểu cảm cao, mô tả trạng thái cảm xúc của con người.
Từ trang phục đến trạng thái của các pho tượng cổ đều được thể hiện trên nét mặt.
Lầu Quan Âm nằm ở giữa hồ nước như một đài sen nguy nga với cây cầu đá dẫn lối vào hình cánh cung mô phỏng cây cầu Nôm cổ.
Lối vào chùa với cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã có từ hơn 200 trăm năm, bắc qua sông Nguyệt Đức.
Cảnh quan rộng rãi thoáng mát, thanh tịnh với nhiều cây xanh và hồ, chùa đã thu hút lượng lớn khách du lịch trong những năm qua.
Theo VNE
Ngôi chùa bị cháy, đau lòng trẻ mồ côi
Sau khi chùa cháy, hơn 20 đứa trẻ mồ côi này được gửi sang những nhà dân xung quanh chăm sóc vì không còn nơi nào nương tựa. Sư thày cùng những đệ tử thì ở tại cái chòi dựng tạm bợ với hy vọng sẽ nhận được những sự trợ giúp của các tăng ni, Phật tử cũng như mọi người để dựng lại chùa.
Chứng kiến tận mắt hậu quả sau vụ cháy và nghe những nhân chứng kể lại câu chuyện thấy sao mà đau thương quá: "Các cô nói lúc còn nhà thì ở trong nhà, nhà cháy rồi thì đành ra đường mà ở"- một em bé mồ côi buồn rầu chia sẻ.
Một trong những đứa trẻ bị tâm thần mà sư thầy đã nhận nuôi từ nhỏ, lúc lửa cháy do không ý thức được nên đã chạy vào trong ngôi nhà đang cháy, bị phỏng nặng hết phần lưng và suýt phải bỏ đi lỗ tai bên phải của mình.
Ngày chùa bì cháy, kho gạo cũng vì thế mà "đội nón ra đi", không cứu vớt được bao nhiêu. Những ngày đầu phải nhờ từng kg gạo, từng gói xôi tình người của những ngườixung quanh giúp đỡ để bọn trẻ ăn qua ngày và cố bám trụ đến bây giờ.
Có thể các bạn đã hiểu được tình cảnh của những đứa trẻ mồ côi tội nghiệp ấy. Đau lòng thay. Ấy vậy mà vẫn có những người khi nghe mình kể thì cứ dửng dưng: "Điều ấy có liên quan gì đến minh" hay "ôi trời, chuyện xã hội ấy mà"...điều này khiến mình...
Đây là 1 số hình ảnh mình đã chụp lại được, tất cả còn lại chỉ là một đống hoang tàn:
Chỉ còn lại 1 phần tường gạch nát đen,hầu như mọi thứ đều cháy rụi chứ không cứu được gì nhiều
Đây là nơi tạm dựng lên bằng những tấm tôn để che cho những tượng Phật còn giữ lại được.
Những quỹ từ thiện khác nhau đến giúp đỡ, đây là những ngườiđến giúp tu sữa tượng Phật
Những bức tượng bong tróc và cả tượng Phật Di Lặc đã bị cháythành than đen thui
Những trang sách vở cháy trơ trụi trong đống đổ nát vương vãi khắp nơi, đây là những sách học của những em nhỏ mồ côi và cả kinh Phật mà bao năm nay sư thầy tích lũy được nay cũng đã thành tro cả
Nơi ở tạm của sư thầy và đệ tử, đây là 1trong 5 người đệ tử đã theo sư thầy suốt mấy chục năm nay. Cũng là một trong nhữngngười phụ giúp sư thầy chăm sóc cho những đứa trẻ mồ côi
Nơi này là bếp nấu ăn dựng tạm để nấu cơm cho những đứa nhỏ, kế tiếp là nhà vệ sinh và nhà tắm. Mọi thứ đành phải dùng tạm bợ như vậy cho bao nhiêu con người như vậy
Việc thờ cúng vẫn diễn ra như thường lệ. Như Phật nói, Phật tại tâm, mọi người vẫn tiếp tục tu hành và giữ hạnh đạo
Việc thờ cúng vẫn diễn ra như thường lệ. Như Phật nói, Phật tại tâm, mọi người vẫn tiếp tục tu hành và giữ hạnh đạo. Nếu bạn đến vào buổi trưa, sẽ có 1 phần cơm chay ăn lấy phước đức của nhà chùa dành cho, đừng từ chối và hãy ăn thật lòng từng hạt cơm trắng nhé. Hãy nhớ sự giúp đỡ của bạn sẽ mang đến cơm no cho những em nhỏ tại đây. Hãy chung tay giúp sức nhé !
Nếu các bạn có hảo tâm muốn giúp đỡ hãy đến địa chỉ: 2A 109 Ấp 2 tỉnh lộ 10, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Đường đi có thể được hướng dẫn như sau: từ đường 3/2 hay đường Hùng Vương đi thẳng đến hết đường Hồng Bàng, đi tiếp đường Bà Hom quận Bình Tân, qua ngã tư An Lạc - An Sương, sẽ đến Tỉnh Lộ 10, đi thẳng qua cầu Bà Lác, cầu Kinh A, khoảng 200m nữa là gặp hãng tôn Hà Lan nằm ngay bên tay phải, thìchùa cách đó 2 căn nhà mà thôi, mọi người có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài, trước khi đến có lẽ nên liên hệ với sư thầy qua số ĐT: 0121.440.87.99, vì như mình thấy nhiều khi thầy cùng đi với những người khách nên ít khi có mặt ở nhà. Hy vong sẽ nhiềungười giúp đỡ cho chùa tiếp tục hoạt động dù nhiều hay ít cũng là tấm lòng! Chung tay chung 1 tấm lòng!
Theo VNN
Khai mạc trưng bày "Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam" Sáng 25-2, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc Phòng trưng bày "Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam". Trưng bày giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật có niên đại từ đầu Công nguyên cho tới thời Nguyễn gồm tranh, tượng Phật, trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí... Triển lãm cũng là dịp...