Ngôi chùa 135 năm ở Bạc Liêu trở thành điểm du lịch tiêu biểu miền Tây
Chùa Xiêm Cán là một trong 10 điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của vùng.
Tại Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán do UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Văn hóa – Du lịch và Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu, kéo dài từ 22-29/11, chùa Xiêm Cán của TP Bạc Liêu được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của vùng.
Chùa Xiêm Cán nằm trên diện tích 50.000 m2 tại xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm TP Bạc Liêu hơn 10 km, được hòa thượng Lâm Mau trụ trì xây dựng cách đây 135 năm. Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây và là di tích văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu.
Chùa Xiêm Cán của TP Bạc Liêu. Ảnh: Hàm Yên.
Bên trong sân chùa có bức tượng Phật trong tư thế nhập niết bàn (nằm). Đây là nơi để du khách thập phương chiêm bái khi đến chùa. Tại chùa có khắc tượng hình mô phỏng cảnh thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Theo Ban trị sự chùa Xiêm Cán, tên gọi Xiêm Cán mang nghĩa là “giáp nước”. Điều này nói đến việc ngôi chùa ngự trên một vùng đất cạnh bãi bồi ven biển.
Chánh điện chùa Xiêm Cán có hình chữ nhật, có 18 bậc thang để đi lên. Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m, được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.
Video đang HOT
Đặc biệt, chùa Xiêm Cán và vùng phụ cận ven biển thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp thành và phường Nhà Mát của TP Bạc Liêu là khu vực cảnh quan thiên nhiên đồng quê đặc trưng với nghề trồng nhãn lâu đời.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, trong những năm qua, du lịch của địa phương này có bước phát triển khá. Mỗi năm lượng khách tăng trung bình khoảng 22%, tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình khoảng 20%. Sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của Bạc Liêu ngày càng đa dạng, có nhiều sản phẩm du lịch đã tạo thương hiệu trong khu vực và cả nước, xét về quy mô số lượng khách hàng năm và tổng thu từ du lịch, Bạc Liêu hiện đang đứng thứ 5 so với các tỉnh, thành trong khu vực.
Chùa Xiêm Cán 135 tuổi là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL. Ảnh: Hàm Yên.
Việc phát triển du lịch được xác định là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu, hướng đến trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, quyết tâm xây dựng TP Bạc Liêu trở thành đô thị du lịch, thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Hiện, Bạc Liêu có 10/43 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận. Bên cạnh việc phát triển các du lịch đặc thù, khác biệt nhằm nâng cao thương hiệu, tạo sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao, như sản phẩm du lịch văn hóa gắn với giá trị đặc sắc của bản Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; sản phẩm du lịch gắn liền với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh; thì hiện nay loại hình du lịch nông nghiệp – nông thôn, du lịch cộng đồng hướng đến thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa nơi đến, đang là xu thế tìm kiếm hàng đầu của du khách.
Chùa Âng - nơi gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer
Toàn tỉnh Trà Vinh có nhiều ngôi chùa Khmer, trong đó chùa Âng được xem là một trong những ngôi chùa lớn, tiêu biểu cho các ngôi chùa Khmer trong tỉnh.
Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei, tọa lạc tại Phường 8, thành phố Trà Vinh. Ngôi chùa nằm trong cụm danh thắng Ao Bà Om và Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer, là điểm nhấn nổi bật không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch Trà Vinh.
Từ xa nhìn vào, bạn sẽ thấy những tòa nhà trong chùa với lối kiến trúc hình tháp vươn thẳng lên trời, mang nét đẹp nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.
Chùa Âng không chỉ là nơi tu hành, thực hiện các lễ thức Phật giáo mà còn là nơi bảo tồn, truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ảnh: TQ
Chùa Âng được xây dựng vào cuối thế kỷ 10, từ khoảng năm 990. Năm 1842, chùa được xây dựng lại, lợp ngói và những năm về sau nơi đây cũng trải qua nhiều đợt trùng tu với quy mô nhỏ. Ngày 25.8.1994, chùa Âng đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Âng khoác trên mình một màu vàng rực rỡ, biểu trưng cho trí tuệ, tình thương và thể hiện cho sự thanh thoát, trong sáng. Ảnh: TQ
Mang đậm phong cách kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ, chùa Âng nằm tọa lạc trong khuôn viên gần 4 ha quanh năm rợp mát bóng cây xanh, xung quanh được bao bọc bởi những hào nước sâu. Cổng chùa gồm có 3 ngọn tháp và ở trên được đắp tượng chằn, hai bên trụ là hình tiên nữ và chim thần theo lối mô-típ truyền thống.
Là công trình kiến trúc tượng trưng cho hoạt động tâm linh của người dân Trà Vinh, địa điểm du lịch Trà Vinh này được xây dựng theo lối kiến trúc-trang trí chùa Khmer Nam Bộ. Ảnh: TQ
Quan sát kĩ cấu trúc chùa Âng, ta có thể thấy các diềm mái đều có hình rồng cách điệu, đầu chúc xuống, thân thoải theo dốc mái, vẩy uốn cong lên. Những kiến trúc này đều được thừa hưởng từ sự thấm nhuần văn hóa Khmer của người dân Nam Bộ trong đời sống tín ngưỡng.
Nơi đây cũng thường xuyên mở những lớp dạy chữ và giáo điều nhà Phật để các thanh niên Khmer đến tu, học nhằm tu dưỡng tri thức và đạo đức... Ảnh: TQ
Bên trong chính điện chùa Âng chỉ thờ duy nhất là Phật Thích Ca, như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m, tượng Phật chính cao 2,1 m. Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn được tạo tác bằng đá hoặc gỗ.
Hàng năm chùa Âng còn tổ chức nhiều dịp lễ hội để tạo điều kiện cho du khách gần xa đến tham quan và hiểu hơn về những bản sắc riêng của dân tộc. Ảnh: TQ
Chùa Âng là một ngôi chùa điển hình của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức rất nhiều lễ hội nổi tiếng tại Trà Vinh. Những lễ hội được đông đảo du khách và người dân biết đến, quan tâm là Chol Chnam Thmây, Ok Om Bok và Đôlta.
Ngoài lễ hội, chùa Âng cũng thường xuyên tổ chức những khóa dành cho các thanh niên Khmer đến và tu học tri thức, đạo đức. Thêm nữa, chùa cũng có nhiều những lễ tôn giáo như lễ Phật đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ... giúp giữ gìn nét văn hóa dân tộc đặc sắc của người Khmer.
Những điểm du lịch tiêu biểu để du xuân tại Ninh Thuận Đến với Ninh Thuận trong những ngày tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, ngoài việc tự thưởng cho mình, bạn bè và gia đình không gian êm đềm, thư giãn tại các resort, khách sạn ven biển thì cũng là dịp để khám phá những điểm du lịch tiêu biểu của Ninh Thuận. Mời du khách điểm qua một số điểm du...