Ngôi biệt thự của những “con ma đề”
Trong một lần đi chơi Vũng Tàu trở về thành phố, không may chiếc ô tô chở “ba cô” gái bị tai nạn và tất cả nạn nhân trong chiếc xe định mệnh ấy đều không qua khỏi. Từ đó, ngôi biệt thự này gần như bỏ hoang.
Trước khi trở thành quán cà phê “ Căn nhà màu tím” là ngôi biệt thự một tầng, có sân vườn rất rộng khoảng 300m2, ở mặt tiền đường QL.50, xã Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP. HCM). Ngôi biệt thự sơn màu tím, rất lãng mạn. Được biết, chủ nhân của ngôi biệt thự màu tím là đôi vợ chồng giàu có với “ba cô” con gái xinh đẹp… Màu tím là màu sắc cả 3 cô con gái yêu thích.
Ảnh minh hoạ
Quán cà phê có nhiều ấu hiệu… lạ
Cách đây khoảng 2 năm, một người đàn ông tên Phát đến thuê “ngôi biệt thự màu tím”, cải tạo làm quán cà phê sân vườn. Người này đặt tên quán là “Căn nhà màu tím”. Cũng từ ngày đó, người dân quanh khu vực bỗng rộ lên tin đồn sặc mùi liêu trai về ba cô gái đã chết. Và, câu chuyện được đồn thổi liên quan đến tệ nạn cờ bạc, số đề rằng: Ai thành tâm tới quán uống cà phê, mua nhang đèn, trái cây để cúng trị giá 100.000 đồng sẽ có cơ may trúng số đề.
Thế là cả ngày lẫn đêm, quán cà phê “Căn nhà màu tím” trở nên tấp nập. Tin đồn rằng, 3 cô nhập hồn vào xác người trần cho số đề. Tin đồn mỗi ngày một lan rộng. Không chỉ người dân các quận giáp ranh như quận 6, 7, 8, Bình Tân mà những người mê tín, nhẹ dạ ở nhiều nơi kéo về, khiến quán cà phê “Căn nhà màu tím” trở nên nổi tiếng.
Một ngày cách đây không lâu người viết bài này cùng một đồng nghiệp nữ đến địa bàn xã Đa Phước của huyện Bình Chánh hỏi thăm đường đến quán cà phê “Căn nhà màu tím”. Không khó khăn gì để tìm đến địa chỉ trên, bởi quán quá nổi tiếng. Khi chúng tôi đến, quán đã đông nghịt khách. Theo quan sát của chúng tôi, có khoảng hơn trăm người tới quán uống cà phê và đều có lễ vật. Uống cà phê thì ít mà chờ lấy số thứ tự lên lầu cầu nguyện “ba cô” nhập đồng, xin số đề thì nhiều.
Khách đông là thế nhưng khi chúng tôi vừa ngồi xuống liền thấy một thanh niên người ốm tong teo, da ngăm đen, mặt choắt, cặp mắt láo liên tiến đến hỏi giật giọng: “Uống gì?”. Sau khi thấy chúng tôi gọi cà phê đá, gã thanh niên “mặt choắt tai dơi”, vẻ gian xảo mang hai ly ra đặt xuống bàn và đòi tiền ngay. Chúng tôi vờ ngập ngừng hỏi gã thanh niên này: “Nghe đồn “ba cô” rất linh nên muốn xin… số?”. Gã thanh niên cầm tiền, nhìn chúng tôi vẻ dò xét. Khi thấy không có gì khả nghi gã buông giọng: “Muốn “cô” cho số phải mua trứng gà, đèn cầy, nước ngọt hoặc cà phê mỗi thứ đều phải mua ba phần, một bó nhang. Giá 100.000 đồng”.
Video đang HOT
Ngồi chung bàn với chúng tôi có một phụ nữ ăn mặc khá sành điệu, mặt mũi “cày xới” toàn diện, vẻ giàu có, giọng rất đỏng đảnh khoe: “Nghe nói “ba cô” linh lắm mà sao tôi đi xin số hoài không trúng. Hình như cúng lễ vật không chưa đủ mà còn phải hợp giờ linh, hợp vía nữa. Tôi theo cả tháng nay rồi, mất cả trăm triệu mà vẫn chưa được “cô” cho số trúng”. Một người đàn ông trung niên, ngồi cạnh, mặt xanh xao như con nghiện gật gù, chia sẻ: “Tôi cũng thế, theo hoài mà vẫn chưa được gì. Người ta nói hên xui, chả biết khi nào “cô” cho mình mình vận hên đây. Nếu xui hoài chắc phải… thế chấp nhà vay ngân hàng nuôi mấy con số quá”.
Khi chúng tôi ngồi chưa ấm chỗ thì một người đàn ông trạc 50-52 tuổi từ trên lầu đi xuống, đứng giữa quán nói lớn rằng: “Ai xin số thì tới quầy mua lễ vật rồi lên lầu. “Cô” sắp nhập xác cho số rồi”. Chúng tôi nhanh chân chen vào đám đông khoảng 10 người tới trước quầy. Một phụ nữ đẫy đà trên 30 tuổi, mặt lạnh như tiền giật giọng: “Mua đồ cúng hả? Đưa tiền đây, mỗi người 100.000 đồng”. Nói xong, chị này nhanh tay lấy tiền và cũng nhanh tay phân phát những món “lễ vật” dùng để cúng “ba cô” gồm ba quả trứng gà, ba ly cà phê, ba cây nến, một bó nhang và một tờ giấy tập học sinh gọi là “giấy làm phép”.
Chúng tôi thắc mắc: “Có ai hướng dẫn hay chúng tôi tự lên lầu?”. “Có ông Minh pháp sư kìa”, một người khách nói. Hóa ra người đàn ông lúc nãy tên Minh và là “pháp sư”. Ngay đầu cầu thang, có hai gã mặt như cô hồn, mắt gườm gườm ngồi nhìn mọi người vẻ dò xét, có lẽ hai gã này là bảo vệ và canh… công an?
Mục kích những trò “ma mị”
Căn phòng trên lầu nơi “cô” nhập xác chỉ rộng chừng 25m2, đèn đóm tù mù, khói nhang nghi ngút, khi bước vào mùi khói xộc vào mũi cay xè khiến chúng tôi phải bụm miệng để khỏi phát ra tiếng ho sặc sụa. Trước chúng tôi cũng có gần 10 người đang quỳ lạy, hầu hết là phụ nữ đang khấn “cô” về nhập xác đồng để xin số đề rất thành kính. Kẻ ngồi chồm hổm dùng tờ giấy tập học trò hơ qua, hơ lại trên lửa ngọn nến để xin con số hiện hình, người ngồi bẹp xuống nền nhà lấy những quả trứng gà sắp đặt lên những viên gạch cỡ 3 tấc vuông được chia thành 12 ô, trong đó 2 ô trên cùng ở hai góc có ghi chữ “đài chánh”, “đài phụ”, các ô còn lại mang số thứ tự tự 0-9.
Qua ánh nến lung linh, chúng tôi thấy giữa căn phòng có một tủ kính, bên trong tủ chất đầy những lọ nước hoa, hộp mỹ phẩm…”Pháp sư” Minh ghé vào tai chúng tôi vừa khoe, vừa giải thích: “Đó là “lễ vật” của những người được “cô” cho trúng số đề tạ ơn.” Bỗng “pháp sư” Minh quay lại cao giọng: “Cô” vào, “cô” vào…”. Đó là một phụ nữ còn trẻ, ăn mặc diêm dúa, tòan một màu tím, băng – đô cài tóc cũng màu tím, mặt trét đầy son phấn, mùi nước hoa rẻ tiền xộc vào mũi chúng tôi rất khó chịu. Nhiều người thì thào gọi là “xác cô”.
Người phụ nữ toàn tím này đi tới góc phòng, quỳ xuống đốt 3 cây đèn cầy, đặt trước mặt 3 ly cà phê đã tan hết đá, đốt nhang, khấn vái… rồi lấy 3 quả trứng hơ qua hơ lại trên 3 ngọn nến một lúc bỗng giật người, lăn đùng ra như bị kinh phong, miệng eo éo một thứ âm thanh rất lạ, khó nghe và chẳng ai hiểu chị ta nói gì. “Pháp sư” Minh lập tức chạy tới cung kính hỏi: “Thưa, là… “cô” thứ hai, thứ ba, hay thứ tư về vậy?”. Giọng “xác cô” eo éo như chim, rồi đưa 3 ngón tay làm hiệu. “Pháp sư” Minh gật gù, giọng lễ phép: “Vâng, là cô thứ ba. “Cô ba” làm sao mà hồn lìa cõi thế gian?”. Lúc này giọng “cô ba” vẫn eo éo nhưng rõ hơn: “Cô” đi Vũng Tàu chơi bị xe đụng, nhằm giờ thiêng nên rất linh. Nay “cô” về cho số, giúp mọi người… làm giàu…”.
Nói tới đó “cô ba” ợ ợ, ngáp ngáp mấy cái rồi bật dậy, tỉnh queo. “Pháp sư” Minh giải thích: “Cô ba thăng rồi”. Không cần mô tả nhiều, quán cà phê “Căn nhà màu tím” và những người tổ chức lên đồng, “cầu cơ” theo kiểu đặt những quả trứng vào các ô số trên các viên gạch hay hơ tờ giấy tập học sinh trên ngọn lửa nến để cho số hiện hình và thủ đọan “nhập xác”, “lên đồng” là trò mê tín dị đoan để gạt người nhẹ dạ, có máu mê cờ bạc. Thế nhưng quán cà phê “Căn nhà màu tím” và những người họat động mê tín dị đoan ở đây đã tồn tại nhiều năm, lừa gạt nhiều người bằng cách cho những con số “trời ơi”.,. Chúng tôi được biết quán cà phê “Căn nhà màu tím” có giấy phép kinh doanh nhưng động “cầu cơ”, “lên đồng” xin số kiểu mê tín dị đoan là vi phạm pháp luật.
Theo NDT
Trò lừa đảo bất lương nhằm vào số phận bi đát
Chỉ vì nhẹ dạ, cả tin mà anh Tuất bị các đối tượng lừa đảo bằng "chiêu" nộp thẻ cào may mắn. Gia cảnh anh đã khốn khó nay lại càng khó khăn gấp bội khi bị lừa sạch số tiền mà bạn đọc ủng hộ.
Ngay sau khi Dân trí đăng tải bài viết: "Nỗi lòng người mẹ sinh 3 bất lực nhìn con thơ khát sữa" ngày 12/7, rất nhiều độc giả quan tâm đã trực tiếp về gia đình, hoặc gửi quà về qua đường bưu điện kịp thời giúp đỡ các cháu nhỏ cũng như hoàn cảnh gia đình anh Vũ Văn Tuất (xóm Thọ Thắng, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Tuy nhiên cũng có những kẻ bất nhân lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo lời kể của anh Vũ Văn Tuất: Vào khoảng 2h30 phút, ngày 12/7 anh Tuất nhận được một cuộc điện thoại từ số máy 01666.918.135 thông báo gia đình anh đã trúng thưởng trong chương trình quay số đặc biệt giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn của Viettel với số tiền trúng thưởng là 12.000.000đ. Và bảo anh ngay lập tức mang theo chứng minh thư nhân dân vào Kho bạc nhà nước ở TP Vinh trực tiếp để làm thủ tục nhận thưởng nếu không sẽ hết hạn trao thưởng. Không quên mục đích của mình các đối tượng còn dặn dò anh phải mang theo 3.500.000đ tiền mặt để làm lệ phí nhận thưởng.
Tin lời các đối tượng, anh Tuất đi vay nóng thêm 1.000.000đ làm lộ phí và 3.500.000đ (số tiền bạn đọc ủng hộ) thuê xe ôm vào TP Vinh "nhận thưởng". Trên đường đi các đối tượng liên tục liên lạc với anh, chỉ tỉ mỉ đường đi nước bước.
Anh Tuất vẫn còn bàng hoàng sau sự việc vừa trải qua
Để tạo niềm tin với anh chúng còn bảo là có quen với ông Trần Xuân Vinh, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu và đã từng về đây nhiều lần tặng quà nhân ái cho những gia đình khó khăn gia đình anh. Một mặt thường xuyên giữ liên lạc với anh Tuất, mặt khác chúng gọi điện liên lạc với chị Huyền vợ anh ở nhà. Chị Huyền cho biết: "Lúc đó tôi nghe giọng của một người đàn ông còn khá trẻ dặn dò tôi là về gần đến nhà tôi và bảo tôi ở nhà rồi họ đến trao tiền trúng thưởng cho".
Về phần anh Tuất ngay sau khi anh vào tới TP Vinh, chưa kịp tới Kho bạc nhà nước thì các đối tượng lại liên lạc, thay đổi địa điểm gặp mặt ở Bến xe Vinh. Sau một hồi lòng vòng quanh bến xe, chúng lại gọi điện bảo anh cứ bắt xe ôm đi rồi chúng chỉ đường cho.
Anh Tuất bức xúc: "Cứ như thể là chúng đi ngay sau em ấy, cứ tới ngã tư là chúng lại gọi bảo rẽ về bên trái hay bên phải liền. Chúng cứ bảo em đi lòng vòng qua không biết bao nhiêu là cái ngã tư nữa, rồi đến một tiệm thuốc đông y gia truyền chúng bảo em dừng lại đợi. Sau đó chúng lại bảo em bắt xe ôm đi tiếp đi, tới một quán nước ven đường không có khách chúng bảo em dừng lại đợi ở đấy".
Tại đây các đối tượng yêu cầu anh Tuất bỏ 3.500.000đ xuống gầm bàn nước và đi ra khỏi đó. "Lúc đó em đang lưỡng lự thì chúng nói: Có thương ba đứa con ở nhà không? Em bảo là con dứt ruột đẻ ra sao lại không thương. Chúng lại nói tiếp: Nếu thương các con thì để tiền vào đó rồi về đi, có gì sẽ liên lạc lại sau", anh Tuất nhớ lại. Thương con anh lập tức bỏ tiền vào nơi chúng yêu cầu và tức tốc bắt xe quay về nhà. Chạy vội vào với các con, nhìn thấy chúng bình yên anh mới an lòng. Chị Huyền vợ anh vẫn đinh ninh rằng chồng mình đi nhận thưởng thành công về, có thêm ít tiền mua sữa cho con.
"Sáng sớm hôm sau chúng lại gọi điện, bảo tiền đã về bên UBND xã rồi và bảo tôi đi mua 5 cái thẻ cào Viettel mệnh giá 100.000 đ/cái mang lên UBND xã rồi nhận tiền", anh Tuất kể.
Bàn bạc với vợ, anh Tuất lại ngậm ngùi sang hàng xóm vay 500.000đ đi mua thẻ cào với lời hứa chắc nịch là trưa nay sẽ hoàn trả ngay lập tức. Sau khi mua thẻ cào anh liên lạc lại với các đối tượng và được chúng hướng dẫn cào các thẻ đã mua rồi đọc mã số cho chúng. Anh Tuất đọc thẻ cào xong chúng bảo anh đốt những cái thẻ đã mua rồi lên UBND xã gặp nhau rồi nhận tiền.
Chưa kịp mua cho con hộp sữa, số tiền bạn đọc ủng hộ đã bị chúng lừa sạch
Nhưng vẫn chưa thỏa mãn lòng tham, ngay sau đó chúng lại liên lạc và bảo anh mua thêm 5 cái thẻ như vậy nữa rồi lên nhận tiền cho chắc. Không còn một xu dính túi, anh bảo lên UBND xã gặp nhận được tiền rồi mới có để mua, chúng liền tắt máy.
Cứ nghĩ tiền trúng thưởng đã về tới UBND xã, anh liền ngay UBND xã để nhận thưởng như lời hứa của những "người tốt bụng". Thế nhưng khi gặp ông Vinh để hỏi tiền thì ông Vinh bảo là không có, và cũng không quen ai như anh Tuất bảo. Biết mình đang bị lừa anh ra bưu điện xã để hỏi về chương trình khuyến mãi của Viettel thì được trả lời là không có. Tá hỏa anh Tuất liền gọi lại theo số cũ của các đối tượng thì không liên lạc được.
Như chưa tin vào sự thật, cả buổi sáng hôm đó anh ngồi gọi lại cho chúng thì đều bặt vô âm tín, nghĩ đến số tiền đã mất anh không thể nào ngờ người ta lại nhẫn tâm lừa những người khó khăn như gia đình anh chị. "Số tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ, chưa kịp mua cho con hộp sữa thì đã bị lừa sạch, tôi thật có lỗi với các con, có lỗi với các nhà hảo tâm. Chỉ vì sự thiếu hiểu biết, quê mùa của bản thân mà tôi...", anh Tuất nói trong nước mắt.
Như Dân trí đã thông tin gia đình chị Trần Thị Huyền và anh Vũ Văn Tuất thuộc diện khó khăn của xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị Huyền vừa "vượt cạn" ca sinh 3 khó nhọc, 3 đứa trẻ mới sinh luôn ốm yếu bởi vì thiếu sữa mẹ. Hiện tại gia đình anh Tuất rất khó khăn khi đang phải vay nợ ngân hàng trên 45 triệu đồng làm nhà chưa trả được và 15 triệu đồng vay nóng để có chi phí đưa vợ đi sinh.
Điều đáng nói là anh Tuất không phải là "Nhân vật tấm lòng nhân ái" đầu tiên bị kẻ xấu lừa đảo bằng chiêu lừa này. Cách đây không lâu, anh Nguyễn Văn Hiền, (ở xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)-nhân vật trong bài viết: "Người cha gánh bỏ trấu kiếm tiền ghép hộp sọ cho con gái" đăng tải ngày 17/6 cũng suýt bị kẻ xấu lừa đảo ngay sau khi Dân trí đăng tải bài báo. Trước đó, nữa là trường hợp anh Bùi Văn Nhiệm-nhân vật trong bài viết "Cha bán thận cứu vợ, cả gia đình nguy nan" cũng bị kẻ gian lừa mất mấy triệu đồng. Cuộc sống và số phận các gia đình này vốn đã khốn khổ, đáng thương nhưng những kẻ xấu bất lương vẫn đang tâm lừa đảo. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn, xử lý nạn lừa đảo qua điện thoại đang ngày càng phổ biến hiện nay
Theo Bưu Điện Việt Nam
Quái gở chuyện "Thánh nhập xác" phun rượu chữa bệnh Người phụ nữ khoảng 50 tuổi đai áo chỉnh tề, hai mắt nhắm nghiền, miệng mấp máy, chân tay múa liên hồi theo tiếng nhạc. Bỗng bà ta rùng mình, đổi giọng: "Ta là Quan Thánh, các đệ tử cần gì cứ nói, ta sẽ giúp đỡ...". Hầu hết những người có mặt tại đây đều là đệ tử hoặc bệnh nhân ở...