Ngọc Sơn: Từ quá khứ ăn chơi đến danh hiệu ‘giáo sư âm nhạc’
Trước khi đột nhiên trở thành “giáo sư âm nhạc”, Ngọc Sơn từng có nhiều điều gây choáng váng cho dư luận.
Nhắc đến Ngọc Sơn, giờ đây người ta lại nhớ tới một danh hiệu mới lạ mang tên “giáo sư âm nhạc”. Mới đây, nam ca sĩ được Hội Nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam trao bằng khen có ghi rõ chức danh này. Phía Chủ tịch Hội, ông Lê Ngọc Dũng đã khẳng định nếu hội viên khai sai, sẽ thu hồi bằng khen.
Bên cạnh danh hiệu “lạ” này, Ngọc Sơn còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như “ông hoàng nhạc sến” hay “Michael Ngọc Sơn”. Giọng ca trữ tình theo đuổi dòng nhạc bolero trong hàng chục năm vào nghề. Cho đến nay, các hãng đĩa vẫn nhắc đến tên Ngọc Sơn như một trong những ca sĩ có lượng băng đĩa bán ra nhiều nhất.
Duy nhất một scandal trong quá khứ khiến Ngọc Sơn phải lên tiếng giải thích. Năm 1992, Ngọc Sơn bị bắt và kết án 8 tháng tù vì tội “được trả tiền nhiều để hát những ca khúc chưa được cấp phép”. Khi đó, vì nghe theo lời của một người phụ nữ, anh thu âm một số ca khúc. Không ngờ người này mang sang Mỹ phát hành CD trong đó có những bài hát không được phát hành ở Việt Nam. Tuy nhiên thời điểm đó nam ca sĩ bị hiểu lầm về việc bị bắt liên quan tới đời sống trụy lạc. Trong năm 1992, anh có mặt trong bữa tiệc hưởng ứng phong trào chống bệnh AIDS, không phải tiệc thác loạn như mọi người lầm tưởng.
Video đang HOT
Gia tài của Ngọc Sơn không chỉ nằm ở số lượng đĩa phát hành. Anh được chú ý còn nhờ khối tài sản tiền tỷ tích góp sau nhiều năm đi hát. Anh không tự mình tiêu xài mà đưa hết cho mẹ quản lý. Mỗi ngày chỉ có vài trăm nghìn trong túi để tiêu. Căn biệt thự dát vàng của anh khiến nhiều người trầm trồ nhưng cũng gây không ít tranh cãi về thiết kế nội thất bị cho là khó hiểu.
Bên cạnh đó, Ngọc Sơn còn là nghệ sĩ đầu tiên tại Việt Nam sở hữu xe Cadillac – dòng xe chuyên dùng cho các nguyên thủ. Giờ đây, anh sưu tập nhiều xế sang khác. Năm 2000, nam ca sĩ cho biết anh đúc tượng của chính mình đặt trước sân nhà có giá 1.000 cây vàng. Ở tuổi 46, Ngọc Sơn vẫn chưa kết hôn và là một cái tên chưa bao giờ thôi “hot” trong làng giải trí Việt. Anh gắn liền với nhiều scandal và không ít phát ngôn gây choáng, song Ngọc Sơn cũng được hàng triệu người hâm mộ dành tình cảm quý mến với những ca khúc gắn liền với tên tuổi anh.
Theo PNN
Tặng bằng khen giáo sư âm nhạc cho ca sĩ Ngọc Sơn là 'không phù hợp'
Việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sĩ Ngọc Sơn là "giáo sư âm nhạc" trong bằng khen là nằm ngoài quy chế.
Việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sĩ Ngọc Sơn là "giáo sư âm nhạc" trong bằng khen là nằm ngoài quy chế.
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, chia sẻ về việc ca sĩ Ngọc Sơn được tặng bằng khen "Giáo sư âm nhạc".
Những ngày qua, ở văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại hỏi về việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen có ghi danh hiệu "Giáo sư âm nhạc" cho ca sĩ Ngọc Sơn. Khi đó, vì mới nghe nói mà chưa được mục kích văn bản, bằng cấp, nên chúng tôi chưa trả lời ngay được. Vả lại, để nhận định và đánh giá một việc làm, một danh hiệu, một con người, phải rất thận trọng, không được vội vàng, khi chưa có đủ thông tin trong tay.
Thực ra, cơ quan giúp làm sáng tỏ việc này tốt nhất không phải là Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước mà là Cục Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cục này tư vấn cho Bộ trưởng Giáo dục để xem xét, thẩm định, đánh giá sự đúng đắn của các loại bằng cấp, danh hiệu được cấp, được tặng ở trong và ngoài nước.
Ý kiến chính thức của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước
Thực ra vấn đề cũng đơn giản, sáng rõ, không phải tranh luận nhiều, nếu dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước về giáo sư và phó giáo sư. Nếu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, ca sĩ Ngọc Sơn và các bình luận viên để ý đến quy định sau đây thì mọi việc sẽ không đến mức ồn ào như vừa qua.
Tại Quyết định số 174 ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20 ngày 27/4/2012 của Thủ tướng ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, Điều 7.1.a nêu rõ: "Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư". Như vậy việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sĩ Ngọc Sơn là "Giáo sư âm nhạc" trong bằng khen của Hội là không phù hợp.
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước gồm 28 Hội đồng Chức danh giáo sư ngành/liên ngành. Trong đó có Hội đồng Chức danh giáo sư liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục, Thể thao với 15 chuyên ngành và chuyên ngành số 6 là Âm nhạc (Music).
Nếu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam và ca sĩ Ngọc Sơn thấy xứng đáng và có nguyện vọng được xét, công nhận là giáo sư âm nhạc Việt Nam thì có thể trao đổi với Hội đồng Chức danh giáo sư liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục, Thể thao và Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước để được hướng dẫn hoàn tất thủ tục văn bản, hồ sơ cần thiết theo quy định chung. Nhưng rất tiếc thực tế đã không như vậy.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin trích dẫn các tiêu chuẩn cho ứng viên giáo sư (Điều 8 và 10): Người muốn trở thành giáo sư phải có cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp khoa học, đào tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của nhà giáo nói chung, phải có đủ thâm niên giảng dạy, có bằng tiến sĩ và đã được bổ nhiệm phó giáo sư từ ba năm trở lên, có đủ số điểm công trình khoa học đã công bố, đã đào tạo được ít nhất hai tiến sĩ, đã biên soạn sách phục vụ đào tạo, sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh..., và đạt đủ số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp.
Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật nơi chưa tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ thì yêu cầu đào tạo hai tiến sĩ có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do ứng viên giáo sư trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
Đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách một số tiêu chuẩn và báo cáo Thủ tướng trước khi quyết định.
Cho đến nay, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước chỉ công nhận đặc cách là giáo sư của Việt Nam bốn cá nhân xuất sắc đã được bổ nhiệm làm giáo sư ở nước ngoài gồm: Ngô Bảo Châu (năm 2005), Vũ Hà Văn (2010), Nguyễn Ngọc Thành (2011) và Đào Văn Lập (2016).
Như vậy, sau khi đã xem xét kỹ các quyết định của Thủ tướng và các các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ trưởng Giáo dục về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, kể cả những quy định đặc biệt, chúng tôi thấy việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sĩ Ngọc Sơn là "Giáo sư âm nhạc" trong bằng khen của hội là nằm ngoài các quy chế, văn bản hiện hành.
Theo VNE
Thực hư chuyện Ngọc Sơn tự nhận mình là Giáo sư âm nhạc Mẹ Ngọc Sơn bác bỏ thông tin con trai bà tự nhận danh xưng "Giáo sư âm nhạc" nhưng một văn bản khác mới được chia sẻ lại cho thấy sự việc không đơn giản như vậy. Sự việc Ngọc Sơn được phong làm Giáo sư âm nhạc gây xôn xao dư luận những ngày qua. Theo đó, Hội nghệ nhân và thương...