Ngọc Quyên thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ
Nữ người mẫu cùng hàng trăm chiến sĩ, sinh viên và người dân tới thăm Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM nhân dịp 30/4 – giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vơi diện tich hơn 30 ha đươc xây dưng quy mô, Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM là nơi yên nghỉ của 14.000 liệt sĩ. Thiết kế nghĩa trang rât khoa hoc tao cho người tới viếng thăm cam giac yên binh khi vao viêng các anh.
Ngọc Quyên chia sẻ, cô cảm thấy vô cùng xúc động khi đứng trước bia mộ của những chiến sĩ đã xả thân vì độc lập tự do của đất nước.
Chân dài sinh năm 1988 tự tay chuẩn bị đồ cúng.
Và kính cẩn thắp hương trước tượng đài.
Qua chuyến đi lần này, Ngọc Quyên đã học được nhiều bài học ý nghĩa về lịch sử, sự biết ơn đối với những thế hệ đi trước.
Video đang HOT
Cô cũng mong muốn các bạn trẻ sẽ có dịp tới thăm những nơi đầy ý nghĩa như thế này để hiểu hơn giá trị của độc lập, hạnh phúc.
Thời gian này, Ngọc Quyên có nhiều thay đổi. Cô tập trung vào các hoạt động xã hội, hạn chế tối đa scandal.
Ngày 24/4 là sinh nhật 24 tuổi của Ngọc Quyên nhưng thay vì tổ chức linh đình, người đẹp chỉ làm một bữa tiệc nhỏ với bạn bè.
Cô đang tập luyện với cascadeur để chuẩn bị cho vai diễn trong bộ phim võ thuật “Chân dài hành động” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Nữ người mẫu cũng chuẩn bị cho triển lãm ảnh từ thiện vào tháng 9 tới.
Vẻ giản dị, chan hòa của Ngọc Quyên nhận được cảm tình của nhiều người.
Theo VN Express
Người bán vé số... vĩ đại
Bom đạn những năm kháng chiến chống Mỹ đã quật liệt nửa thân người, tay co quắp, chân teo tóp và trong đầu vẫn còn 3 mảnh đạn, nhưng bà vẫn đều đặn lặn lội khắp thôn xóm bán từng tờ vé số.
Thế rồi nhân dịp Tết Tân Mão, bà đã làm cho lãnh đạo xã Long Hưng A bất ngờ khi mang 70 triệu đồng đến xin đóng góp xây nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) xã nhà. Thoạt đầu, lãnh đạo xã cố gắng thuyết phục bà giữ lại số tiền để dưỡng già, nhưng với quyết tâm thực hiện lời hứa với đồng đội trong ngày kết nạp Đảng cách nay gần 45 năm, bà đã thuyết phục ngược lại lãnh đạo xã đồng ý dùng số tiền ốp gạch men toàn bộ 144 ngôi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang. Người bán vé số... vĩ đại ấy chính là thương binh 1/4 Đặng Thị Bảy (xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp), mà người dân ở đây trìu mến gọi là cô Bảy.
Cô Bảy bên mộ liệt sĩ Võ Thị Thư - một trong những đồng đội được kết nạp Đảng vào năm 1964. Ảnh: L.T
"Một tay" làm đẹp nghĩa trang
Sắp đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ, bỗng một đồng nghiệp ở Đài PTTH Đồng Tháp bật mí với tôi: Xã Long Hưng A có một NTLS rất độc đáo. Và tôi đã không thật uổng công đến. "Đẹp, trang nghiêm" - đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về NTLS xã Long Hưng A - nơi quy tập, chôn cất 144 ngôi mộ liệt sĩ thời chống Mỹ.
Toạ lạc giữa 4 bề cây trái miệt vườn và chính cái màu xanh mướt của xoài, nhãn, ổi mận nơi đây như cái khung sống động làm tôn vinh vẻ đẹp tinh khiết toát lên từ màu ngọc bích của gạch men ốp lên toàn bộ mộ liệt sĩ. Càng bất ngờ hơn khi Phó Chủ tịch UBND xã Long Hưng A Trương Phước Điều cho biết, "tác giả" của công trình này là thương binh bị liệt nửa người Đặng Thị Bảy. "Những ngày cuối năm con cọp, đang bù đầu với công việc mới thì bất ngờ cô Bảy đến bày tỏ nguyện vọng muốn đóng góp 70 triệu để xây nghĩa trang xã - anh Điều nhớ lại - Lúc đầu lãnh đạo xã băn khoăn lắm, bởi cô là thương binh hạng nặng, mất trên 80% sức khoẻ, gia đình còn khó khăn...
Trong khi đó, đây là một trong số 3 địa phương cấp xã được đặc cách duy trì NTLS có từ kháng chiến chống Mỹ, nên được đầu tư kinh phí chỉnh trang tương đối hoàn chỉnh và nhiều hạng mục công trình cơ bản như: Sơn mộ, tượng đài, sân dal và hàng rào đã đi vào giai đoạn hoàn thành... Vì vậy, lãnh đạo xã khéo léo thuyết phục cô Bảy giữ lại số tiền dưỡng già".
Tuy nhiên, bằng tất cả tình cảm chân thành, cô Bảy đã thuyết phục ngược lại lãnh đạo xã: "Đây là tiền cô bỏ ống suốt hơn 10 năm qua, chớ đâu cóbán đất, bán nhà hay vay mượn của ai đâu mà ngại. Và đây cũng là tâm nguyện cuối đời, nếu không thực hiện được chắc có lẽ khi chết cô không nhắm mắt được". Hiểu tính cô Bảy, đã quyết cái gì là cố làm bằng được, nên lãnh đạo xã Long Hưng A chỉ biết... ráng suy nghĩ để tìm cách tiếp sức.
Sau khi cân đối giá vật tư, nhân công... nhận thấy số tiền đủ để ốp gạch men lên toàn bộ 144 ngôi mộ trong nghĩa trang nên lãnh đạo xã Long Hưng A cử người đến thăm dò ý cô Bảy. Vừa nghe qua, cô đưa tay trái lên tán thành ngay. Bởi cánh tay phải của cô đã vĩnh viễn bất động cách đây hơn 40 năm. Biết được tấm lòng cô Bảy, đơn vị thi công đã tự nguyện giảm giá tiền công để nâng cấp gạch men thường theo dự toán ban đầu lên gạch men cao cấp.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - nguyên Trưởng phòng LĐTBXH huyện Lấp Vò, đồng chí cùng thời kháng chiến với cô Bảy - cho biết thêm: "Thoạt đầu, nghe xã báo cáo chị Bảy đóng góp tiền xây NTLS, tôi vừa tự hào vừa xúc động. Tự hào vì có lẽ đây là NTLS duy nhất ở Đồng Tháp ốp gạch men 100% số mộ mà không sử dụng kinh phí nhà nước.
Còn xúc động vì đồng chí của mình đã có nghĩa cử quá cao đẹp". Theo bà Hồng, ở vùng nông thôn như Long Hưng A, 70 triệu đồng là số tiền không nhỏ, nhất là đối với thương binh nặng như cô Bảy. Gánh nặng tuổi tác như cầu nối làm cho 3 mảnh đạn vĩnh viễn nằm lại trong đầu cô liên tục hoành hành mỗi khi trái gió trở trời. Vậy mà... "Dù lâu nay chúng tôi xem chị như tấm gương về hình ảnh người thương binh giàu nhân ái, khi tự nguyện nhận nuôi thành người 3 trẻ mồ côi bằng chính sự tần tảo của mình. Vậy mà giờ đây, chúng tôi tiếp tục bất ngờ khi chị dốc hết tiền của cả đời tích cóp để đóng góp xây dựng NTLS" - bà Hồng xúc động.
Tảo tần giữ "lời hẹn ước"
Năm 1958, khi vừa tròn 13 tuổi, cô Đặng Thị Bảy được người anh ruột thứ năm Đặng Hữu Phước giác ngộ đi làm cách mạng. Vì nhỏ tuổi và nhỏ người, nên cô có bí danh là Bảy Nhỏ. Tuy chỉ vai trò giao liên tại xã nhà Long Hưng - nay là Long Hưng A - nhưng cô nổi tiếng gan dạ, luôn tìm mọi cách đánh đuổi quân thù mỗi khi có thể. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng nhớ lại: "Hồi đó đi đâu chị cũng kè kè chùm lựu đạn chiến lợi phẩm bên mình để sẵn sàng đánh giặc".
Năm 1964, vừa bước vào tuổi 18, Bảy Nhỏ đã danh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản VN. "Do là địa bàn trọng yếu của tỉnh uỷ, huyện uỷ, nơi đây bị địch ra sức ruồng bố rất dữ dội. Vì vậy, sau lễ kết nạp, 20 tân đảng viên mới hứa với nhau: "Đến ngày độc lập, ai còn sống sẽ xây mồ, làm mả cho người nằm xuống" - cô Bảy nhớ lại. Nhưng đã có lúc cô tưởng mình không bao giờ thực hiện được lời hứa với đồng đội. Đó là thời điểm chiến dịch Mậu Thân - 1968.
Trong trận đánh chiếm đồn Gò Dầu (xã Tân Mỹ), trên đường rút quân về Mương Điều (xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò), đơn vị bị pháo địch trả đũa làm nhiều người hy sinh. Cô Bảy thoát chết, nhưng bị thương vùng đầu rất nặng, nóng sốt mê man. "Do điều kiện điều trị lúc đó rất thiếu thốn, nên nhiều đồng đội đinh ninh cô khó qua khỏi. Thế nhưng thời may vài ngày sau đó, trong đoàn chiến sĩ hành quân ngang qua có bác sĩ tên Dân - bà Hồng nhớ lại - Thời gian lưu lại rất ngắn, mà tại chỗ thì lại không có sẵn y cụ, thuốc men, vì thế bác sĩ Dân phải dùng cưa và khoan tại công xưởng sản xuất vũ khí để giải phẫu, lấy miếng bom đạn và cắt bỏ phần da thịt đã hoại tử".
Sau ca phẫu thuật, sức khoẻ cô Bảy dần hồi phục, nhưng di chứng tổn thương thần kinh đã quật một nửa cơ thể vĩnh viễn bất động. Không thể trực tiếp chiến đấu, cô được tổ chức phân công ở tuyến sau mua thuốc men tiếp tế cho quân y, rồi cô được bồi dưỡng chuyên môn làm hộ sinh - y tế làm y tá.
Ngày thống nhất đất nước, 19 đồng đội ngày ấy đã an nghỉ lại NTLS xã Long Hưng. Còn cô Bảy, chứng mất ngủ nhiều tháng liền đã làm sức khoẻ suy kiệt, nên đến năm 1979 cô nghỉ mất sức. Đang loay hoay tìm cách thực hiện lời hứa thì đùng một cái, 2 đứa cháu nội của người anh thứ năm lâm cảnh mồ côi, rồi đứa em gái không đủ sức nuôi con...
Thế là bỗng nhiên cô thương binh đơn thân Đặng Thị Bảy làm mẹ 3 đứa trẻ trong căn nhà cất tạm trên nền đất mà địa phương giải quyết. Nguồn sống duy nhất của gia đình 4 miệng ăn này là đồng lương thương binh. Vì thế hằng tháng, cô phải chia lương thành 5 phần bằng nhau, 4 cho gia đình, 1 cho vào "ống heo". Đến năm 1990, trước nhu cầu ăn-học ngày càng lớn của 3 người con, cô phải lãnh vé số đi bán dạo để cải thiện cuộc sống. Bất chấp thương tật, ngày nắng cũng như ngày mưa, cô cần mẫn lặn lội khắp thôn, xóm bán từng tờ vé số... "Hằng ngày, sau khi trừ tiền trang trải gia đình, tôi mang toàn bộ tiền đổi ra giấy "săng" (tiền mệnh giá cao nhất) rồi dồn hết vào con heo đất.
Mỗi khi được người trúng số "thưởng", tôi cũng cho hết vào đó" - cô thật lòng. Cứ thế đến cuối năm 2010, chiếc ống heo đầy ắp, cô trút "ống heo". Thật bất ngờ, số tiền tích cóp lên đến 72 triệu đồng. Lúc này, 3 người con nuôi đã trưởng thành, người làm giáo viên, người làm thợ điện tử... Vì thế không chút đắn đo, cô mang 70 triệu đồng đến UBND xã xin thực hiện lời hứa; 2 triệu còn lại cô mua heo quay cúng mừng công.
Cuộc trao đổi vừa kết thúc, cô Bảy lại quầy quả cầm xấp vé lao ra đường: "Bây giờ còn sức phải ráng làm". Nhìn cô lê từng bước, từng bước liêu xiêu..., tôi bỗng giật bắn người như vừa có luồng điện chạy qua khi nghĩ đến sự hy sinh quá lớn lao của người thương binh Đặng Thị Bảy. Gửi lại cuộc chiến tranh vệ quốc cả tuổi xuân thì và một nửa thân thể, giờ đây cô lại
mang cả gia tài gặng chắt cả đời để lo cho đồng đội... Nghĩa cử ấy không chỉ tô thắm thêm truyền thống quý báu của bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế", mà còn góp thêm bông hoa đẹp làm cho vườn hoa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang trong thời đại mới thêm đậm hương, rực sắc.
Theo Dân Trí
Vĩnh biệt mẹ Thứ anh hùng! Mẹ Thứ bên mâm cơm 9 cái bát và lư hương đợi các con về... (Ảnh: Công an Đà Nẵng) Mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ (quê xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn - Quảng Nam), có 11 con - rể - cháu là liệt sĩ, đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 1 giờ 40 phút ngày 10-12 ở tuổi...